Mẹ cho con bú có nên ăn cam hay uống nước cam?

(4.36) - 13 đánh giá

Trên thực tế, cam và các loại trái cây cùng họ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, vẫn có nhiều thắc mắc không biết liệu mẹ sau sinh có nên ăn hoặc uống nước cam ép được không? Để biết câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Sữa mẹ được ví như là “kho tàng” chất khoáng và vitamin thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ. Những dưỡng chất này góp phần bảo vệ cơ thể bé chống lại các tác nhân gây bệnh dị ứng và các vấn đề tiêu hóa, hô hấp, nhiễm trùng. Theo đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến nguồn dinh dưỡng có trong dòng sữa nuôi con.

Mặc dù vô cùng bổ dưỡng, thế nhưng cũng không ít hoài nghi về vấn đề mới sinh có được ăn hoặc uống nước cam hay không? Nhiều mẹ cho rằng việc tiêu thụ cam, cũng như các loại trái cây cùng họ khiến trẻ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Hãy để Chúng tôi gỡ rối giúp bạn thắc mắc này nhé!

Giải đáp mẹ sau sinh ăn hay uống nước cam được không

Nếu vẫn loay hoay với thắc mắc mới sinh được ăn hoặc uống nước cam hay không thì câu trả lời là “rất nên”. Về lý thuyết, hầu hết chúng ta đều cần bổ sung vitamin C mỗi ngày. Và cam lại là nguồn cung cấp lý tưởng dưỡng chất này, cũng như tăng cường năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, một lợi ích ít người biết về vitamin C là giúp cơ thể hấp thụ tối ưu sắt trong thức ăn. Vậy nên, sau khi sinh được vài tháng, bạn nên tiêu thụ cam suốt giai đoạn cho con bú.

Tuy nhiên, lưu ý là trong vài tháng đầu mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, bé yêu có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam. Những axit này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé khiến bé yêu dễ mắc các chứng đầy hơi hay quấy khóc. Đôi khi, trẻ có thể mắc chứng hăm tã vì da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích với lượng axit tự nhiên có trong các loại trái cây họ cam. Vì vậy, bạn nên đợi đến khi con được ít nhất 6 tháng mới nên uống nước cam song song với việc duy trì sữa mẹ.

Triệu chứng cho thấy bé bú mẹ không dung nạp được cam khi mẹ sử dụng loại quả này

Suốt thời gian ăn hoặc uống nước cam, nếu nhận thấy bé tỏ ra khó chịu thì mẹ nên thử áp dụng một vài biện pháp gợi ý sau đây:

  • Kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân: Bạn cần kiểm tra để xác định xem cam có phải là nguyên nhân thật sự để từ đó ngưng sử dụng cam và chú ý theo dõi các phản ứng của bé. Nếu nhận thấy bé có những thay đổi trong vòng vài giờ sau khi bạn cho bú, như: bé đi phân không tốt, bạn nên cắt giảm lượng cam sử dụng cho đến khi đường ruột của bé phát triển hoàn thiện.
  • Điều chỉnh lượng cam sử dụng: Giảm số lượng cam mà bạn dùng mỗi ngày và dành nhiều thời gian quan sát các biểu hiện của bé yêu hơn. Nếu bé yêu vẫn còn phản ứng với cam thì mẹ nên ngưng sử dụng một thời gian và tiếp tục theo dõi hệ tiêu hóa của bé.
  • Thay thế loại trái cây khác: Bạn hãy thay thế cam bằng quả dâu hoặc một số loại rau có nhiều lá. Ngững nguồn thực phẩm này đảm bảo bổ sung cho mẹ đầy đủ lượng vitamin C cần thiết. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bé nhạy cảm với cam để tránh bất kỳ sự mất cân bằng dinh dưỡng nào cho cả mẹ và bé.

Mẹ ăn cam có phải là nguyên nhân khiến con bị chướng bụng?

Nếu bé yêu của bạn bị đầy hơi, khó chịu hay nôn ói thì điều này không hoàn toàn do việc bạn dùng cam trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đôi khi, hệ tiêu hóa của bé có thể quá nhạy cảm với bất kì loại thức ăn nào mà bạn ăn trong thời kỳ cho con bú nên khiến trẻ bị chướng bụng. Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá về khẩu phần ăn của bản thân cũng như cắt giảm toàn bộ lượng cam hằng ngày của bạn. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu thêm nguyên nhân gây ra các triệu chứng này của bé nhé.

Mách bạn cách giải quyết chứng đầy hơi ở trẻ

Để giảm bớt những vấn đề về đầy hơi ở trẻ, các mẹ có thể thử một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Gập chân của trẻ ép lên vùng dạ dày (như động tác đạp xe)
  • Sử dụng Ferula assa-foetida pha với nước rồi thoa lên rốn của bé
  • Tắm cho bé bằng nước ấm.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cho bạn lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc mẹ sau sinh có nên ăn hay uống nước cam được không. Vấn đề dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú là rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý theo dõi các phản ứng của hệ tiêu hóa ở trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách ăn uống lành mạnh ngay cả khi bạn mệt mỏi

(24)
Những lúc stress hay sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn dường như chỉ muốn nằm ngả lưng xuống giường đánh một giấc đến sáng thay vì loay hoay nấu ăn ... [xem thêm]

8 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

(43)
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và có thể phòng ngừa nhiều bệnh.Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối ... [xem thêm]

Xuất tinh yếu: Làm sao để lấy lại bản lĩnh?

(13)
Tình trạng xuất tinh yếu tuy thường không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm tình dục và khả năng sinh sản về lâu dài. Nếu cũng gặp tình ... [xem thêm]

Những quan niệm và sự thật về bệnh tiểu đường

(33)
Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. ... [xem thêm]

Các bài tập Kegel – “phương thuốc” hữu hiệu cho mẹ bầu

(58)
Bạn đã bao giờ nghe qua các bài tập Kegel chưa? Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để giúp kiểm soát việc đi tiểu không tự chủ. Những bài ... [xem thêm]

Giấc mơ và những sự thật kỳ lạ xung quanh

(71)
Những giấc mơ lặp đi lặp lại có thể là cách tâm trí mách bảo bạn điều gì đóBạn có từng gặp cùng một cơn ác mộng lần này đến lần khác không? ... [xem thêm]

Tâm lý của bệnh nhân ung thư sẽ như thế nào khi biết mình mắc bệnh?

(42)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

Mẹo chống muỗi đơn giản mà hiệu quả cho trẻ

(11)
Những chủng loại muỗi khác nhau có sở thích khác nhau, chẳng hạn như loại muỗi mang theo mầm bệnh sốt rét sẽ thích làn da có nhiều mồ hôi và vi khuẩn, còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN