Bổ sung đủ canxi khi mang thai và đang cho con bú

(4.37) - 95 đánh giá

Cơ thể cần rất nhiều canxi khi mang thai và đang cho con bú. Do đó, hãy nhận diện sớm 7 dấu hiệu thiếu canxi và tìm cách khắc phục trong thời gian này nhé.

Mang thai là một hành trình đầy niềm vui và nước mắt. Khi còn ở trong bụng mẹ, bé sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng thông qua cơ thể mẹ. Một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho giai đoạn này và cả giai đoạn cho con bú là canxi. Bạn đã biết gì về khoáng chất này? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Canxi trong thai kỳ và khi đang cho con bú

1. Nhu cầu canxi tăng lên

Khi mang thai, phụ nữ cần 1.200mg canxi mỗi ngày.

2. Bé cần bao nhiêu canxi?

Trong 6 tháng đầu, bé cần từ 200 – 300 mg canxi để phát triển xương và răng chắc khỏe. Răng và xương chiếm 99% canxi trong cơ thể. Mời bạn tham khảo bài Canxi trong chế độ ăn uống của bé để biết thêm thông tin canxi đối với bé.

3. Sau khi sinh bạn thường bị mất canxi nhiều hơn

Nuôi con bằng sữa mẹ khiến bạn mất nhiều canxi hơn so với khi mang thai. Nếu bạn không bổ sung canxi đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương.

4. Mỗi ngày người mẹ bị mất bao nhiêu canxi khi đang cho con bú?

Bú mẹ là một điều rất cần đối với trẻ sơ sinh và trong quá trình này, bé sẽ lấy đi rất nhiều canxi từ cơ thể người mẹ. Trung bình, phụ nữ đang cho con bú thường mất từ 200 – 300mg canxi mỗi ngày.

5. Tại sao lại phải bổ sung canxi?

Việc bổ sung canxi khi đang cho con bú rất quan trọng vì giúp sữa mẹ giàu canxi hơn, ngăn ngừa bệnh loãng xương, căn bệnh mà nguyên nhân phổ biến là do thiếu canxi.

6. Khối lượng xương giảm sút

Cơ thể người mẹ phải làm việc thêm giờ để đáp ứng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong 6 tháng đầu sau sinh, phụ nữ thường mất từ 3 – 5% khối lượng xương để đáp ứng nhu cầu canxi của bé. Do đó, bạn phải bổ sung canxi để lấy lại xương cho mình, đồng thời cung cấp đủ canxi cho bé.

Triệu chứng cho thấy cơ thể bạn thiếu canxi

1. Cơ bắp đau nhức hay chuột rút

Nếu các cơ bắp ở chân bắt đầu đau nhức và bạn hay bị chuột rút, đặc biệt vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu sớm của sự thiếu hụt canxi. Bạn có thể uống một ly sữa ấm mỗi ngày hoặc thuốc bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm thoát khỏi những triệu chứng này.

2. Thiếu chất xương

Canxi là một chất rất cần thiết để giúp xương khỏe mạnh khi lớn tuổi. Nồng độ canxi thấp sẽ dễ khiến bạn bị loãng xương và gãy xương.

3. Móng dễ gãy

Giống như xương, móng tay cũng cần canxi để duy trì độ cứng cáp. Thiếu canxi sẽ làm cho móng tay trở nên yếu đi và dễ bị gãy. Bạn hãy bổ sung thêm canxi để giúp móng tay khỏe mạnh nhé.

4. Đau răng

Khoảng 99% canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng. Đương nhiên, nếu bị thiếu canxi, bạn sẽ dễ bị đau và sâu răng. Ngoài ra, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nha chu. Ở trẻ nhỏ, thiếu canxi thường dẫn đến tình trạng mọc răng trễ.

5. Đau bụng kinh

Những phụ nữ bị thiếu canxi thường hay bị đau bụng khi có kinh. Tuy điều này vẫn chưa được chứng minh cụ thể nhưng canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc làm co thắt cơ. Ngoài việc đau bụng kinh, thiếu canxi còn khiến cho kinh nguyệt không đều và ra kinh nhiều.

6. Hay bị bệnh

Canxi giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những người thiếu canxi thường dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và dễ bị nhiễm trùng ruột. Thiếu canxi làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

7. Mệt mỏi

Nhức xương và đau cơ là những triệu chứng thường thấy ở người thiếu canxi. Ngoài ra, thiếu canxi cũng khiến bạn mất ngủ, sợ hãi và căng thẳng. Bạn lúc nào cũng trông có vẻ nhợt nhạt và cảm thấy mệt mỏi. Đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Nồng độ canxi trong cơ thể lúc này khá thấp, nên dễ bị thiếu sữa và mệt mỏi. Phụ nữ mang thai nên cung cấp từ 1.000 – 1.200mg canxi mỗi ngày.

Làm sao để xương khỏe mạnh trong thai kỳ và khi đang cho con bú?

Chăm sóc xương là một điều rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý, kể cả khi chưa mang thai, trong khi mang thai và sau khi sinh. Chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và một lối sống năng động sẽ tốt cho cả bạn và bé.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian mang thai và cho con bú, nhu cầu về canxi của cơ thể cũng tăng cao vì cả bạn và bé đều cần nó. Những bà mẹ đang cho con bú nên hấp thụ 1.000mg canxi mỗi ngày. Các nguồn cung cấp canxi:

  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai và kem
  • Rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải rổ và cải thìa
  • Cá mòi đóng hộp và cá hồi
  • Đậu phụ, hạnh nhân
  • Thực phẩm giàu canxi như nước cam, ngũ cốc, bánh mì.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn uống thêm vitamin và khoáng chất trong thời gian mang thai và cho con bú để đảm bảo cơ thể bạn có đủ các dưỡng chất này.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Một số bài tập có thể tập mỗi ngày như đi bộ, leo cầu thang, khiêu vũ… Tập thể dục trong thời kỳ mang thai cũng rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Nó có thể giúp giảm các triệu chứng như:

  • Đau lưng, táo bón, sưng tấy, phù nề
  • Giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Tăng năng lượng
  • Cải thiện tâm trạng
  • Duy trì vóc dáng
  • Gia tăng sức mạnh và độ bền của các cơ
  • Giúp ngủ ngon
  • Giúp bạn dễ dàng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Tuy nhiên, trước khi tập thể dục, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Lối sống lành mạnh

Hút thuốc có hại cho bé, ảnh hưởng xấu đến xương và không tốt cho tim, phổi. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cai thuốc.

Rượu cũng không tốt cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nó cũng gây ra những tác động xấu cho xương. Do đó, bạn hãy tránh uống rượu trong khoảng thời gian này nhé. Ngoài ra, để biết cách cho con bú tốt nhằm cung cấp đầy đủ canxi cho con, bạn hãy tham khảo thêm bài Mách mẹ 4 cách cho con bú sữa mẹ qua từng tư thế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn gì để tim khỏe mạnh và cách phòng ngừa bệnh

(72)
Một trái tim khỏe mạnh là điều chúng ta luôn mong muốn để phòng ngừa nhiều bệnh về tim mạch và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Vậy bạn đã biết ăn gì ... [xem thêm]

“Vén màn” mối liên kết giữa bệnh thận yếu và “chuyện ấy”

(66)
Có thể bạn chưa biết, nếu bản thân mắc bệnh thận yếu, đời sống sinh hoạt tình dục cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Bệnh thận yếu là thuật ngữ mô ... [xem thêm]

5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe

(13)
Con người chúng ta thường có xu hướng ăn uống theo cảm xúc và thói quen nhiều hơn là vì chất lượng dinh dưỡng. Nếu nhắc đến một loại đồ ăn hay thức ... [xem thêm]

5 loại đồ uống nóng cho mùa đông không lạnh

(34)
Còn gì tuyệt hơn cảm giác được nhâm nhi những loại đồ uống ấm nóng trong mùa đông lạnh giá! Những loại đồ uống nóng cho mùa đông không chỉ ngon miệng, ... [xem thêm]

Hiểu rõ về đồ chơi tình dục từ A-Z

(59)
Với những cặp yêu nhau hay kết hôn một thời gian dài mà muốn đổi gió “chuyện ấy” thì đồ chơi tình dục (sex toys) quả là lựa chọn phù hợp với bạn. ... [xem thêm]

Dạy con cách ứng xử với “người lạ”

(44)
Trẻ em gặp người lạ mỗi ngày, trong cửa hàng, ở công viên hoặc ở nhà hàng xóm. Hầu hết những người lạ này đều là những người bình thường và rất ... [xem thêm]

7 loại đồ chơi trẻ em không an toàn bạn tránh cho trẻ chơi

(12)
Đồ chơi trẻ em là vật không thể thiếu của mỗi gia đình có con nhỏ. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới và phát huy trí tưởng tượng. Tuy nhiên, muốn mua ... [xem thêm]

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN