6 lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt lúc mang thai

(3.62) - 70 đánh giá

Bà bầu ăn măng cụt không những sẽ giúp giải ngấy mà còn có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe nhất định do loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng.

Măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây vùng nhiệt đới. Loại quả này tuy có vẻ ngoài không quá bắt mắt nhưng lại rất thơm ngon và dễ dàng quyến rũ khẩu vị của bất cứ ai. Tuy nhiên, không ít người lo lắng rằng liệu bà bầu ăn măng cụt có an toàn không bởi giai đoạn mang thai vẫn luôn được xem như một thời kỳ khá nhạy cảm, việc tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào cũng cần được cân nhắc, đắn đo.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu những ích lợi của loại quả này cũng như một số lưu ý kèm theo.

Bà bầu có nên ăn măng cụt?

Câu trả lời dành cho bạn là có. Các chuyên gia đánh giá rằng việc ăn măng cụt với một số lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi. Ngoài ra, nhờ sự dồi dào các khoáng chất, vitamin và folate mà măng cụt sẽ thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi cũng như bảo vệ bé yêu khỏi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc suy dinh dưỡng.

Lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt

1. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Folate đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển một số bất thường và dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh về não và cột sống. Vì vậy, bên cạnh bổ sung axit folic bằng thực phẩm chức năng, mẹ bầu ăn măng cụt sẽ bảo vệ thiên thần nhỏ của bạn khỏi nguy cơ bất thường nhờ vào lượng folate có trong loại quả này.

2. Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Măng cụt chứa nhiều mangan, một khoáng chất quan trọng cần thiết cho quá trình hình thành sụn và hệ xương trong bào thai. Thêm nữa, loại trái cây này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi. Chỉ cần một cốc nước ép măng cụt tươi cũng sẽ cung cấp cho bạn khoảng 0,2 mg mangan.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Măng cụt chứa một lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C có nhiệm vụ tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ bầu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, vitamin C cũng sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen, từ đó cải thiện độ đàn hồi của làn da, đẩy lùi phần nào chứng rạn da khi mang thai.

4. Điều chỉnh đường huyết

Măng cụt là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho bệnh tiểu đường. Bà bầu ăn măng cụt trong thai kỳ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu khá hiệu quả và bảo vệ bạn khỏi các tác động nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai.

5. Bà bầu ăn măng cụt trị táo bón

Các nghiên cứu y khoa tiết lộ rằng hơn một nửa số phụ nữ mang thai sẽ gặp các vấn đề táo bón. Tuy nhiên, bạn không cần phải chịu đựng quá lâu bởi việc bà bầu măng cụt tươi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu này. Chỉ cần một vài quả măng cụt cung cấp cho bạn khoảng 3,5g chất xơ giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, chất xơ trong măng cụt giảm thiểu nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

6. Ngăn ngừa bệnh lao

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu ăn măng cụt sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Mtb hoặc Microbacterium tuberculosis, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lao.

Măng cụt có thể được thưởng thức ngay sau khi bạn rửa sạch và bóc vỏ. Hơn nữa, một số mẹ bâu cũng thích dùng với các loại trái cây khác để tạo thành món tráng miệng thơm ngon.

Giá trị dinh dưỡng của quả măng cụt

Bà bầu ăn măng cụt không những ngon mà còn tương đối ít calo, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Theo các chuyên gia, 196g măng cụt chứa:

  • Lượng calo: 143
  • Carbs: 35g
  • Chất xơ: 3,5g
  • Chất béo: 1g
  • Protein: 1g
  • Vitamin C: 9% RDI
  • Vitamin B9 (folate): 15% RDI
  • Vitamin B1 (thiamine): 7% RDI
  • Vitamin B2 (riboflavin): 6% RDI
  • Mangan: 10% RDI
  • Đồng: 7% RDI
  • Magiê: 6% RDI.

* RDI: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày.

Các vitamin và khoáng chất trong măng cụt rất quan trọng để duy trì nhiều chức năng cơ thể, bao gồm sản xuất DNA, co cơ, chữa lành vết thương, cải thiện hệ miễn dịch và tín hiệu thần kinh. Hơn nữa, 196g thịt quả măng cụt cung cấp khá nhiều chất xơ – một chất dinh dưỡng thường thiếu trong chế độ ăn uống.

Hướng dẫn mẹ bầu cách ăn măng cụt đúng cách

Để ăn măng cụt, bạn chỉ cần dùng dao sắc khứa nhẹ một đường tròn ở giữa thân quả và tách đôi ra. Lưu ý là bạn không nên khứa quá sâu hay mạnh tay vì có thể cắt phạm vào phần thịt quả khiến nhựa dây vào, ăn mất ngon.

Nếu không có dao, bạn có thể dùng ngón cái ấn nhẹ và dứt khoát vào phần đáy quả cho đến khi phần vỏ nứt ra.

Hy vọng những thông tin được cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 bí quyết ăn uống thỏa thích mà không lo tăng cân

(97)
Thay vì nhịn ăn kham khổ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hãy thử áp dụng các bí quyết ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của rau củ quả đối với trẻ

(80)
Bạn có biết tại sao bé lại cần ăn nhiều trái cây và rau củ? Đó là vì những ích lợi cực kỳ kỳ diệu mà một chế độ ăn giàu rau củ và trái cây có ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường

(33)
Biến chứng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) do nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urosepsis. Biến chứng này xảy ra do nhiễm trùng đường ... [xem thêm]

Bệnh hen suyễn và những điều bạn cần biết

(58)
Hen suyễn là một căn bệnh phổi kinh niên gây viêm và thu hẹp đường hô hấp. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng như: tái diễn những chu kỳ thở khò khè ... [xem thêm]

Làm tình trên xe hơi: Mới lạ nhưng cũng lắm rủi ro!

(47)
Nhiều cặp đôi thích thử làm tình trên xe hơi mà không biết rằng cách “yêu” táo bạo này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Những cung bậc cảm xúc nóng bỏng ... [xem thêm]

Bệnh gan do di truyền có mấy loại?

(15)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Bệnh tưa miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

(90)
Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bé, trong đó tưa miệng là một ... [xem thêm]

5 bài tập cơ sàn chậu tốt cho sức khỏe tình dục

(33)
Phụ nữ sau sinh sẽ nhận thấy các cơ sàn chậu của mình trở nên yếu hơn nhiều. Làm sao để cải thiện? Hello Bacsi sẽ mách bạn 5 bài tập cơ sàn chậu. Các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN