Mất nút nhầy tử cung và những điều mẹ bầu nên lưu ý (Phần 2)

(3.56) - 20 đánh giá

Mẹ bầu phải làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung và phải làm gì sau đó? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Như thông tin đã nêu trong phần 1, mất nút nhầy cổ tử cung không phải là triệu chứng chuyển dạ duy nhất. Mặc dù việc mất nút nhầy không cần phải điều trị nhưng bạn nên đến bệnh viện một khi ối đã vỡ hoặc bạn bắt đầu trải qua các cơn co thắt đều đặn (cơn gò tử cung).

Làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung?

Nhiều phụ nữ trải qua tình trạng ra nhớt âm đạo trong suốt thai kỳ, do đó có thể khó xác định khi nào nút nhầy cổ tử cung được giải phóng. Tuy nhiên, có vài đặc điểm của nút nhầy có thể phân biệt so với nhớt âm đạo ví dụ như đặc và giống như thạch hơn. Nút nhầy này cũng có thể có màu hồng, lấm tấm máu hoặc trong suốt.

Có một vài lý do giải thích tại sao bạn có thể bị mất nút nhầy ở cổ tử cung trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, nút nhầy này được thải ra vì cổ tử cung bị mềm đi và trở nên mỏng, rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Kết quả là, nút nhầy cổ tử cung không được giữ chặt ở vị trí của nó và có thể dễ dàng được thải ra.

Một số phụ nữ có thai cũng có thể bị mất nút nhầy cổ tử cung sau khi được khám cổ tử cung, vốn có thể làm cho nút nhầy bị bong ra hoặc do quá trình quan hệ tình dục, có thể khiến nút nhầy bị lỏng và rơi ra.

Mất nút nhầy cổ tử cung không có nghĩa là quá trình chuyển dạ sắp sửa xảy ra. Tuy nhiên, nó thường cho thấy rằng cơ thể bạn và cổ tử cung đang trải qua những thay đổi đáng kể để chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh con. Cuối cùng, cổ tử cung sẽ làm mềm và giãn ra để thai nhi có thể đi qua cổ tử cung trong khi sinh.

Phải làm gì sau khi mất nút nhầy cổ tử cung?

Các bước tiếp theo cần phải làm phụ thuộc vào loại chất nhờn của mẹ bầu trông như thế nào và thời gian đang mang thai. Nếu bạn có thể nhìn thấy nút nhầy hoặc thứ mà bạn nghĩ là nút nhầy, hãy mô tả nó với bác sĩ về kích thước, màu sắc và diện mạo tổng thể. Những mô tả này có thể giúp bạn về những việc cần phải làm tiếp theo.

Dưới 36 tuần mang thai

Đến bệnh viện kiểm tra để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn ổn cho mẹ và con.

Sau 37 tuần mang thai

Nếu bạn đang mang thai nhiều hơn 37 tuần và không có bất kỳ triệu chứng nào đáng quan tâm thì việc bị mất nút nhầy cổ tử cung không phải là điều mà bạn nên lo ngại. Nếu bạn đang phân vân liệu có nên đi khám và gặp bác sĩ hay không thì hãy làm ngay nhé. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tiếp tục theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, chẳng hạn như những cơn co thắt trở nên đều đặn và gần nhau hơn. Nếu tiếp tục rỉ dịch âm đạo, bạn nên mặc tã hoặc dùng băng vệ sinh.

Khi nào thì nên nhập viện

Bạn nên nhập viện nếu bắt đầu nhận thấy có máu đỏ trong dịch nhờn. Chảy máu nặng có thể là dấu hiệu biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo hoặc bong nhau thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đi kiểm tra nếu nút nhầy có màu xanh lá cây hoặc có mùi tanh, vì điều này có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề mất nút nhầy tử cung.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thảo dược giúp bạn có mái tóc khỏe đẹp

(37)
Sức khỏe không tốt có thể khiến tóc khô xơ, gãy rụng và thậm chí gây hói đầu. Nếu muốn có mái tóc khỏe đẹp hơn, bạn có thể tìm đến một số loại ... [xem thêm]

Bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh cho người cao tuổi

(33)
Mắt sẽ bước vào giai đoạn lão hóa từ sau 40 tuổi, do đó các bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh cho người cao tuổi sẽ giúp bạn bảo vệ thị lực ngay từ ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về sơ cấp cứu

(59)
Nếu sơ cấp cứu đúng cách, bạn có thể giúp bản thân và mọi người xung quanh ngăn ngừa tình trạng chấn thương hoặc bệnh tật trở nên tồi tệ. Đối với ... [xem thêm]

Vì sao nhiều cô gái không ra máu khi quan hệ lần đầu?

(95)
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng theo một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh Quốc, ít nhất 63% phụ nữ khi quan hệ lần đầu không ra máu. Thật khó ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

Trị đau cổ và đau lưng bằng cách kéo giãn cột sống

(29)
Trong suốt cuộc đời, chắc hẳn sẽ có lần bạn bị đau ở cổ và lưng. Bạn đã nghe về phương pháp điều trị kéo giãn và giải nén chưa? Bạn có biết nó ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của bệnh thiếu hụt vitamin D

(40)
Vitamin D là dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vậy nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra những tác hại gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm ... [xem thêm]

Hiểu đúng về bệnh u nang buồng trứng để điều trị u nang buồng trứng

(58)
U nang buồng trứng là khối u nằm ở buồng trứng, có vỏ bọc bên ngoài, trong chứa dịch hoặc các chất rắn dạng bã đậu hay sừng… Tùy thuộc vào kích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN