Mạc cơ là gì?

(4.18) - 72 đánh giá

Bao quanh các cơ là mạc cơ. Đây là bộ phận có chức năng đàn hồi của cơ. Do đó, sự tổn thương hay hạn chế của các mạc cơ cũng dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng khác.

Fascia là mô liên kết cứng tạo ra một mạng lưới 3 chiều mở rộng không bị gián đoạn từ đầu đến ngón chân gọi là mạc cơ. Mạc cơ bao quanh và chi phối các cơ, xương, thần kinh, mạch máu và cơ quan, dẫn xuống cấp độ tế bào.

Hệ thống mạc cơ ảnh hưởng đến hệ thống và chức năng trong cơ thể − cơ xương khớp, thần kinh, chuyển hóa… Mạc cơ là các sợi trắng, lấp lánh mà bạn nhìn thấy khi giật một miếng thịt hay khi kéo giãn da gà.

Cấu tạo của mạc cơ

Mạc cơ bao gồm một phức hợp có ba phần:

  • Sợi elastin − đây là phần đàn hồi và mang tính co giãn của phức hợp này;
  • Sợi collagen − những sợi này cực kỳ bền và có chức năng nâng đỡ cấu trúc;
  • Chất nền/thể mẹ: chất gelatin giúp vận chuyển các chất trong cơ thể.

Chức năng của mạc cơ

Hệ thống mạc cơ có chức năng hỗ trợ, ổn định và đóng vai trò như một tấm đệm. Mạc cơ giúp phân cách các mạch máu, các cơ quan, xương và cơ. Nó tạo ra không gian để các dây thần kinh, mạch máu và chất lỏng có thể thông qua.

Những hạn chế của mạc cơ là gì?

Ở trạng thái khỏe mạnh, các sợi collagen bọc xung quanh các sợi đàn hồi theo một cấu hình lượn sóng. Các chấn thương, chuyển động lặp đi lặp lại, viêm, hoặc tư thế không đúng có thể khiến cho các mạc cơ trở nên rắn lại và ngắn đi, tạo nên những vùng bị co đặc được xem như là hạn chế mạc cơ. Sự hạn chế của mạc cơ có khả năng tạo ra đến 2.000 pounds (pao) áp lực trên mỗi inch vuông, trong một khu vực nhất định. Áp lực nghiền có thể làm tổn thương bất kỳ hệ thống sinh lý nào trong cơ thể, dẫn đến đau đớn và rối loạn chức năng.

Tất cả các mạc cơ trên cơ thể đều kết nối với nhau như sợi len khi đan áo hoặc như một mạng nhện chằng chịt. Khi một mạc cơ bị ngắn đi và rắn lại sẽ tạo áp lực tác động lên toàn mạng lưới và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Điều này giải thích tại sao một số người xuất hiện những cơn đau mà nó không liên quan đến thương tích ban đầu của họ. Hơn nữa, các hạn chế của đau cân cơ (myofascial) không hiển thị trên các kết quả kiểm tra thông thường như chụp X-quang, MRI, CAT scan,…

Hạn chế của mạc cơ có thể khiến cơ thể không còn hoạt động bình thường được nữa, nén các bề mặt khớp và lồi đĩa đệm, dẫn đến đau đớn, mất chuyển động, và thể lực yếu dần.

Thông tin thu thập được từ Spine-Health, Mayo Clinic, NIH & Medterms.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bí quyết ăn uống đúng chuẩn giúp phát triển cơ bắp
  • Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ
  • Chuỗi chuyển động và các bài tập cho cơ
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì để cơ thể khỏe mạnh trước khi có thai? (Phần 1)

(46)
Để cung cấp cho bé những khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống, bạn nên có trạng thái sức khoẻ sung mãn trước khi muốn thụ thai. Điều này không chỉ làm ... [xem thêm]

3 loại vitamin của nước ép cà chua tốt cho sức khỏe

(66)
Nước ép cà chua chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Ngoài mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, vitamin của nước ép cà chua còn rất cần thiết cho cơ thể. Theo trang ... [xem thêm]

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

(13)
Bí quyết nấu ăn nhanh của bạn là chiên trứng, luộc rau hoặc chế một tô mì chưa tới 5 phút? Nếu chỉ bấy nhiêu món thì bạn sẽ rất nhanh chán. Hãy học ... [xem thêm]

Hen suyễn khi mang thai: Thai phụ có nên sử dụng bình xịt định liều?

(47)
Mắc bệnh hen suyễn khi mang thai khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng. Một trong những cách điều trị hen suyễn thường gặp là sử dụng bình xịt định liệu ... [xem thêm]

Giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng

(24)
Mọc răng là giai đoạn mà mỗi bé đều trải qua nhưng lại khiến bé rất khó chịu. Bạn cần biết cách để giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng.Trong giai đoạn ... [xem thêm]

13 lợi ích của việc ăn chay khiến bạn bất ngờ

(71)
Nhiều người cho rằng chế độ ăn chay vừa đơn điệu lại dễ gây thiếu chất. Thật ra, lợi ích của việc ăn chay không những tốt cho sức khỏe mà còn bảo ... [xem thêm]

4 nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” để tăng cường sức khỏe đại tràng

(97)
Ung thư đại tràng là một loại ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Dù nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhưng đây cũng là căn bệnh có tiên ... [xem thêm]

12 thói quen giúp bạn làm sạch vùng kín

(97)
Cách làm sạch vùng kín không chỉ là vệ sinh cô bé mà còn bao gồm cả thói quen chăm sóc và bảo vệ vùng kín. Để vùng kín luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN