Lở miệng – bệnh phổ biến mà không phải ai cũng hiểu rõ

(4.36) - 51 đánh giá

Định nghĩa

Loét miệng (lở miệng) là bệnh gì?

Sức khỏe răng miệng không chỉ bao gồm các bệnh về răng, mà còn bao gồm những vết loét hoặc các tổn thương cả bên trong và bên ngoài khoang miệng. Loét miệng (lở miệng) gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.

Nếu bạn bị chứng kém hấp thu, bạn sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn. Việc này có thể gây ra một số triệu chứng bệnh khác nhau.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét miệng (lở miệng) là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh gồm có:

  • Một vết lở hoặc vết loét gây đau bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng (phần sau của vòm miệng), hoặc bên trong má;
  • Vết loét trong miệng có hình tròn, màu trắng, hoặc xám, viền màu đỏ.
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy, đặc biệt nặng hơn khi ăn chế độ chứa nhiều chất béo;
  • Đầy hơi;
  • Tiêu hóa kém;
  • Cáu gắt;
  • Chuột rút;
  • Tê;
  • Xanh xao;
  • Sụt cân.

Trong trường hợp lở loét nặng, bạn có thể các biểu hiện như sau:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Sưng bạch huyết.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh loét miệng (lở miệng)?

Bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Loét miệng là căn bệnh liên quan đến môi trường và dinh dưỡng, bệnh cũng liên quan đến sinh vật gây nhiễm trùng (vi trùng hay virus), độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hay thiếu hụt dinh dưỡng như Tetracycline;

  • Sulfamethoxazole và trimethoprim (bactrim);
  • Ampicillin.
  • Liều thuốc sẽ thay đổi phụ thuộc vào triệu chứng và phản ứng điều trị.

    Bác sĩ mô tả liệu pháp thay thế vitamin, dinh dưỡng, điện giải mà cơ thể thiếu. Bạn có thể được dùng dịch và điện giải, sắt, axit folic và vitamin B12.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng axit folic tối thiểu trong 3 tháng. Tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng và ngoạn mục sau liều axit folic đầu tiên. Sử dụng một mình axit folic đủ để cải thiện triệu chứng bệnh. Bác sĩ cũng đề nghị sử dụng vitamin B12 nếu như tình trạng thiếu hụt chất hay triệu chứng bệnh kéo dài hơn bốn tháng. Bác sĩ có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy để kiểm soát triệu chứng.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loét miệng (lở miệng)?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Nghỉ ngơi;
    • Tập thể dục. Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối. Bơi lội và các môn vận động dưới nước cũng là lựa chọn tốt nếu bạn thấy nóng.
    • Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá là có ích cho sức khỏe, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác nữa.
    • Giải tỏa stress. Stress có thể làm các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn. Yoga, thái cực quyền, mát xa, thiền hay hít thở sâu có thể giúp cải thiện bệnh.
    • Tránh các đồ uống và thức ăn nóng, thức ăn cay, mặn, trái cây họ cam quýt;
    • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước mát;
    • Hạn chế ăn các loại kem que hương trái cây vì có thể gây nhiệt miệng;

    Phòng ngừa lở miệng bằng cách nào?

    Mặc dù không có cách chữa lở miệng và thường là chúng tự khỏi, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh lở miệng bằng việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và:

    • Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng, bao gồm các loại thực phẩm có tính axit hoặc cay;
    • Hạn chế nhai kẹo cao su;
    • Đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mịn sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa hoặc hạn chế diễn tiến trầm trọng của vết lở miệng.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Đánh giá:
    Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

    Bài viết liên quan

    Chiến đấu chống lại dị ứng vào mùa thu

    (49)
    Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

    10 lỗi chăm sóc da dầu khiến da nhờn rít hơn

    (27)
    Việc chăm sóc da dầu khỏe mạnh không khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cần tránh mắc phải 10 lỗi chăm sóc da dầu sau đây để da tránh bị nhờn ... [xem thêm]

    8 nguyên tắc mặc đồ lót cần nhớ để bảo vệ sức khỏe vùng kín

    (51)
    Mặc đồ lót là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cô gái. Song bạn có chắc là bạn đã hiểu hết nguyên tắc mặc đồ lót để có ... [xem thêm]

    Dị ứng nước hoa có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng

    (35)
    Nước hoa có thể giúp bạn trở nên quyến rũ hơn khi hẹn hò người yêu hay tôn lên nét đẹp thanh lịch trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có những ... [xem thêm]

    Ánh sáng tự nhiên tốt cho sức khỏe của bạn như thế nào?

    (77)
    Ánh sáng tự nhiên làm bức ảnh của bạn thêm lung linh, giúp căn phòng sáng sủa lên, quần áo mới giặt thơm tho hơn… Thậm chí, ánh sáng từ mặt trời còn có ... [xem thêm]

    Cách hít thở khi tập gym giúp bạn tăng hiệu suất

    (23)
    Nếu biết cách hít thở khi tập gym, bạn sẽ tăng hiệu suất luyện tập, bớt nguy cơ chấn thương và nhanh đạt được mục tiêu của mình. Đối với với mỗi ... [xem thêm]

    Phương pháp điều trị đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não

    (51)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    Sống lành mạnh với thuốc ức chế miễn dịch

    (91)
    Sau khi cấy ghép nội tạng, bạn cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như một biện pháp nhằm ngăn chặn sự đào thải cơ quan cấy ghép từ cơ thể. ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN