Làm thế nào khi bé ngã từ trên giường xuống đất?

(3.54) - 33 đánh giá

Đa số các bậc cha mẹ đều cho con ngủ nôi hoặc cũi trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số bậc cha mẹ thích cho bé ngủ giường chung với mình. Ngủ giường có rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó bạn phải đối mặt với một nguy cơ khác, đó là tình trạng bé ngã từ trên giường xuống đất. Nếu bé bị như vậy, bạn phải làm sao? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết cách xử lý cho tình huống này nhé.

Nửa đêm, bạn nghe một tiếng “bịch”, quay qua thì đã thấy bé nằm dưới đất. Hoảng sợ, lo lắng, đó chắc chắn sẽ là những cảm xúc của bạn lúc này. Hãy bình tĩnh và đừng quá lo bởi đa số các trường hợp bé ngã từ giường trên xuống đất đều không gây ra những thương tích quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bé ngã từ độ cao 2,5 m trở lên thì sẽ dễ gây ra chấn thương đầu. Do đó, trước khi ngủ giường, bạn nên lường trước những mối nguy hiểm mà bé có thể gặp phải để có biện pháp phòng ngừa nhé.

Làm gì khi bé ngã từ trên giường xuống đất?

Dù bạn cẩn thận đến đâu đi nữa thì bé vẫn có khả năng ngã từ trên giường xuống đất. Nếu tình huống này xảy ra, hãy giữ bình tĩnh và kiểm tra xem bé có bị thương chỗ nào hay không. Khi bị rơi xuống giường, đa số các bé đều khóc và hét lên vì bé bị bất ngờ và cảm thấy đau.

Bạn hãy chú ý quan sát bé trong 24 giờ sau khi bé ngã. Bé có thể không bị gãy xương nhưng bé dễ chấn thương đầu, đặc biệt là ở những bé nhỏ khi mà xương sọ chưa hoàn thiện. Nếu bé không có dấu hiệu bất thường nào sau đó, bạn có thể yên tâm. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Làm thế nào khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất?

Khi ngã từ trên giường xuống đất, khả năng cao trán của trẻ sẽ bị va đập. Đây là điều hết sức bình thường ở trẻ nhỏ vì bé có thể va chạm vào bất cứ đâu khi học cách di chuyển chứ không phải chỉ là do ngã giường. Cục u này nhìn có vẻ “ghê” nhưng theo thời gian nó sẽ tự động biến mất. Và bạn cũng đừng quá lo, bởi đây chỉ là tổn thương ngoài da chứ không phải ở bên trong hộp sọ.

Nếu bạn lo lắng về cục u trên trán bé, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm cho bé. Bạn có thể làm điều này khi đang cho bé bú để làm phân tán sự chú ý của bé ra khỏi túi đá. Đối với trẻ mới biết đi, hãy chườm đá khi bạn đang đọc sách cho bé nghe.

Cục u trên trán sẽ bớt sưng sau vài giờ. Nếu bạn thấy vết sưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đưa bé đến bác sĩ khám nhé.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Khi bé vừa ngã từ trên giường xuống đất, bé sẽ bắt đầu khóc và hét lớn, điều này sẽ khiến bạn muốn đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Thế nhưng, lúc này, điều này là không cần thiết.

Nếu bé có biểu hiện gãy xương hoặc có các vấn đề liên quan đến khớp, hãy đứa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bé chảy máu ở mắt, mũi hoặc tai thì bạn cũng nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

Các biểu hiện chấn thương đầu cũng là điều bạn nên quan tâm. Những triệu chứng này thường là nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu hoặc các dấu hiệu khác cho thấy đầu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Ngoài ra, bạn hãy nhìn vào mắt bé. Nếu con ngươi ở một bên mắt lớn hơn bên còn lại, bé có những cử động mắt bất thường hoặc bé cứ nhìn chằm chằm vào một khoảng không thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nhé.

Khóc và la hét chỉ là những biểu hiện bình thường bởi bé bị ngạc nhiên hoặc bị đau do té. Tuy nhiên, nếu bé cứ khóc mãi không nín thì có thể bé đã gặp phải một vấn đề gì đó mà bạn không thấy. Trong trường hợp này, hãy đưa bé đến bệnh viện khám.

Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?

Bạn hãy gọi xe cứu thương ngay nếu bé có những biểu hiện sau:

  • Bé bắt đầu có dấu hiệu co giật sau khi ngã hoặc bất tỉnh, ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn
    Bé bị chảy máu khi té và bạn đã làm mọi cách mà không cầm máu được
    Bé rơi vào trạng thái ngủ sâu và bạn không thể đánh thức bé dậy được

Làm thế nào hạn chế tình trạng bé lăn hoặc ngã từ trên giường xuống đất?

Nếu bạn vẫn muốn ngủ chung với bé thì hãy thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng bé rơi từ trên giường xuống đất:

  • Trải nệm dưới đất để giảm khoảng cách mà bé rơi xuống nếu bé lăn ra ngoài.
  • Đẩy nệm vào sát tường và chắc chắn rằng các cạnh bàn nằm cách xa giường của bé.
  • Hãy cho bé nằm ngửa, đặt chăn, gối và các vật mềm khác tránh xa bé để tránh nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Lót các lớp đệm dày dưới đất ở những cạnh giường không sát tường.
  • Đóng các thanh chắn cao ở những cạnh không sát tường.
  • Khi bé lớn hơn, hãy dạy bé cách leo lên và leo xuống giường an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Túi ối bị vỡ trước tuần 37, mẹ bầu có nên lo lắng?

(28)
Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào ... [xem thêm]

Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh?

(97)
Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy ... [xem thêm]

Mẹ nên làm gì khi vú bị căng sữa?

(95)
Ngực bạn sẽ lớn dần trong suốt chín tháng thai kỳ và cả tuần đầu tiên sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy đau đến mức việc mặc áo ngực cũng trở nên vô cùng ... [xem thêm]

Bài thuốc từ tỏi đen giúp bạn trị bệnh tại nhà

(70)
Màu sắc tỏi đen trông giống như bị cháy thành than khiến nhiều người ngần ngại không dám ăn. Thật ra, hương vị của tỏi đen không những thơm ngon hơn tỏi ... [xem thêm]

7 lý do tại sao phụ nữ khi yêu cần đặt ra tiêu chuẩn chọn bạn đời

(79)
Người ta thường nói rằng tình yêu luôn bắt nguồn từ con tim. Tuy nhiên, phụ nữ khi yêu cần lắng nghe thêm lý trí bằng cách xác định những điều khiến họ ... [xem thêm]

Biện pháp tránh thai sau sinh nào phù hợp cho bạn?

(32)
Hầu hết phụ nữ khi vừa sinh con sẽ hiếm khi sẵn sàng mang thai lần nữa. Tuy nhiên, nếu như không trang bị cho mình kiến thức tránh thai sau sinh, bạn có thể ... [xem thêm]

Ăn rau má chữa được nhiều bệnh mà còn làm đẹp da

(32)
Cây rau má – một loại rau phổ biến và rất rẻ ở nước ta – có nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe.Không chỉ là một loại rau thông dụng quen thuộc ... [xem thêm]

Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

(66)
Triệu chứng đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.Đau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN