8 thực phẩm bổ sung protein cho người sau điều trị ung thư

(4.18) - 100 đánh giá

Protein đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, vấn đề protein cho người sau điều trị ung thư luôn được nhiều người quan tâm. Bên cạnh thuốc, protein còn có nhiều trong loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày.

Sau khi bạn được phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, cơ thể cần protein để sửa chữa các mô bị hư và tăng cường hệ miễn dịch. Có rất nhiều cách để bổ sung protein và một trong số đó là thêm protein vào bữa ăn hàng ngày. Bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những loại thực phẩm giàu protein cho người sau điều trị ung thư.

Pho mát (phô mai)

Pho mát có chứa nhiều chất khoáng và vitamin, trong đó hàm lượng protein là 24g. Vì vậy, pho mát chính là một nguồn protein tuyệt vời. Protein trong pho mát thuộc nhóm protein sữa – casein. Protein sữa giàu axit amin và dễ tiêu hóa, do đó giúp giảm huyết áp và tăng hấp thụ khoáng chất của hệ tiêu hóa.

Pho mát có thể được ăn cùng với trứng, bánh mì, xúc xích, bánh mì kẹp thịt, rau, thịt, cá và bánh nướng. Bạn có thể nướng phô mai và thêm vào súp, nước sốt, mì hoặc khoai tây nghiền.

Phô mai ít béo có thể được thêm vào mì spaghetti hoặc mì ống. Bạn có thể chế biến pho mát theo cách của mình.

Sữa

Sữa có chứa rất nhiều protein. Cứ khoảng 28,5g sữa có 1g protein. Ngoài việc bổ sung canxi và vitamin, protein trong sữa còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp phục hồi các mô tổn thương.

Để cung cấp protein cho người sau điều trị ung thư, bạn có thể uống sữa cả ngày thay vì uống nước. Bạn cũng có thể dùng sữa để nấu ăn. Sữa có thể được trộn với bột ca cao, ngũ cốc và bánh pudding. Hãy thử sữa ít chất béo (1% chất béo) hoặc sữa không béo để giảm lượng chất béo.

Kem và sữa chua

Kem và sữa chua chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho cơ thể. Sữa chua Hy Lạp có hàm lượng protein gấp đôi sữa chua thông thường. Hơn nữa, sữa chua Hy Lạp có rất ít calo, nên bạn sẽ không lo lắng về việc tăng cân khi dùng thường xuyên.

Bạn có thể ăn kem hoặc sữa chua với ngũ cốc, trái cây, bánh nướng. Bạn cũng có thể ăn chúng với bánh mì hoặc trộn chúng với chuối hoặc dưa hấu để làm sinh tố.

Các loại hạt

Phần lớn các loại hạt đều chứa nhiều protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong đó, hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều và đậu phộng có hàm lượng protein cao. Bạn có thể ăn riêng hoặc dùng chung với sữa chua, trái cây, kem hoặc bánh mì nướng.

Trứng

Khi nhắc đến những thực phẩm giàu protein, chúng ta không thể không nhắc đến trứng. Lòng trắng trứng là phần tốt nhất, chứa khoảng 26g protein. Vì thế, những người sau điều trị ung thư có thể ăn nhiều lòng trắng trứng để nhanh hồi phục sức khỏe.

Thịt và cá

Thịt cung cấp nhiều protein cho người sau điều trị ung thư. Trong đó, thịt trắng có nhiều propein nạc hơn và ít chất béo. Các loại thịt nạc tốt cho sức khỏe gồm thịt gà và thịt heo.

Cá có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong các loại cá, cá ngừ có hàm lượng protein cao nhất và giàu axit béo omega-3, giúp phát triển não bộ và tim mạch.

Đậu nành

Theo một nghiên cứu, khoảng 100g đậu nành có chứa 36g protein và axit amin. Vì vậy, dùng đậu nành hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sau điều trị ung thư.

Các thực phẩm chức năng và bột protein

Thực phẩm chức năng và bột protein rất dễ sử dụng và ngon. Bạn có thể uống khi ăn sáng, hoặc trộn với kem, hoặc sữa để dùng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mai Hồng/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lô hội làm trắng da có hiệu quả không?

(37)
Lô hội làm trắng da là điều mà ai cũng nghe nói nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về công dụng thần kỳ và những bí quyết để lô hội phát huy công ... [xem thêm]

Siêu âm thai và 7 điều nên biết trước khi thực hiện

(18)
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối ... [xem thêm]

Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

(36)
Mặc dù ngày nay hóa trị phát triển rất mạnh và ngày càng phức tạp, nhưng không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng 100% lên tất cả các loại ung thư. Khi ... [xem thêm]

7 nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị viêm gan B

(68)
Viêm gan B kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Theo thống kê từ ... [xem thêm]

10 thực phẩm giúp bạn giảm cholesterol ngăn ngừa bệnh

(45)
Lượng cholesterol cao có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Hãy bổ sung ngay vào ... [xem thêm]

Bạn đã biết dùng Cetirizine 10 mg để chống dị ứng?

(72)
Cetirizine, đặc biệt là Cetirizine 10mg (còn gọi là Cetirizine dihydrochloride 10mg) là loại thuốc phổ biến trong điều trị các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, có ... [xem thêm]

9 bí quyết đảm bảo dinh dưỡng khi ăn chay

(33)
Có thể bạn không tin nhưng sự thật là ăn chay sẽ giúp bạn xinh đẹp hơn! Mô hình ăn chay được xem là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bởi bạn có thể ... [xem thêm]

Mách bạn cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi mang thai

(38)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN