Không hẳn lúc nào cũng phải nhổ răng khôn

(3.98) - 39 đánh giá

Bạn từng đọc rất nhiều bài báo nói rằng cần phải loại bỏ răng khôn, nhưng nếu chúng không gây ra trở ngại gì với bạn thì có nên nhổ răng khôn hay không?

Có nhất thiết phải nhổ răng khôn?

Răng khôn có thể không cần thiết phải nhổ bỏ nếu là răng:

  • Khỏe mạnh;
  • Phát triển hoàn chỉnh (mọc đầy đủ);
  • Nằm ngay ngắn và ăn khớp với răng đối diện;
  • Có thể vệ sinh hàng ngày.

Tuy nhiên có nhiều răng khôn mọc rất sâu phía trong miệng – không có chỗ để phát triển đầy đủ và có thể gây trở ngại cho bạn. Những chiếc răng này có thể mọc theo các hướng nhau trong hàm, đôi khi thậm chí còn mọc theo chiều ngang.

Đôi khi răng khôn chỉ là phần răng hơi nhô lên khỏi nướu răng, có khi còn mọc ẩn dưới nướu. Răng mọc một cách bất thường sẽ bị ảnh hưởng, hoặc bị mắc kẹt trong hàm của bạn.

Nếu răng khôn chỉ nhô một phần lên khỏi nướu răng, nướu sẽ xuất hiện 1 khe nhỏ có thể gây ra trở ngại. Và bởi vì khu vực này khó có thể được nhìn thấy và vệ sinh sạch sẽ nên sẽ dễ tích tụ vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng.

Một số nha sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn nếu như răng đó không mọc đầy đủ hoặc mọc gần các dây thần kinh của hàm dưới. Nhiều nha sĩ cho rằng chiếc răng này nên được nhổ bỏ trước khi chân răng được hình thành đầy đủ, nhổ bỏ khi còn trẻ tuổi thì khả năng phục hồi sau khi nhổ răng sẽ nhanh hơn. Đây là lý do tại sao một số người còn trẻ tuổi loại bỏ răng khôn trước khi chúng gây ra các vấn đề về răng miệng và chân răng bám chắc hơn vào xương hàm.

Khi nào bạn phải loại trừ chiếc răng khôn?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, bạn nên nhổ răng khôn nếu như có các dấu hiệu bất thường ở răng như:

  • Đau đớn;
  • Nhiễm trùng lặp đi lặp lại ở các mô mềm phía sau chân răng trong cùng;
  • U nang (túi chứa dịch);
  • Khối u;
  • Tổn thương các răng lân cận;
  • Bệnh về nướu;
  • Sâu nhiều răng.

Không phải việc đưa ra có nên nhổ bỏ răng khôn hay không lúc nào cũng dễ dàng. Hãy trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ răng miệng về vị trí và tình trạng răng khôn của bạn và bạn nên làm gì là tốt nhất trong tình trạng răng hiện tại của bạn.

Răng khôn là lần mọc răng thứ 3 và cuối cùng mà hầu hết mọi người đều gặp phải ở tuổi thiếu niên hoặc đầu hai mươi. Những chiếc răng này cũng có khi rất hữu ích nếu như mọc khỏe mạnh và đúng chỗ, nhưng thường thì chúng hay mọc lệch và cần được nhổ bỏ.

Khi răng khôn mọc lệch, nó có thể mọc ngang, nghiêng hoặc mọc cách xa răng vĩnh viễn, nghiêng vào trong hoặc ra ngoài. Sự thiếu liên kết của các răng này có thể gây ra lộn xộn hoặc gây hư hỏng cho răng bên cạnh, xương hàm, hoặc dây thần kinh.

Răng khôn cũng có thể bị ảnh hưởng – chúng được bao quanh bởi các mô mềm và xương hàm hoặc chỉ hơi nhô lên trên nướu. Sự trồi mọc của chiếc răng phiền toái này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập xung quanh răng và gây ra nhiễm trùng, gây ra đau, sưng, cứng hàm, và các bệnh răng miệng nói chung. Nhiều hố răng có thể dễ bị sâu và bệnh nướu răng vì vị trí răng khôn thường khó tiếp cận và gây khó khăn cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nếu bạn đang cân nhắc việc nhổ răng khôn, hãy tìm hiểu những điều cần làm trước và sau khi nhổ bỏ răng khôn để có thể chuẩn bị tốt nhất trước khi đến gặp nha sĩ bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 11 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà hiệu quả
  • Làm gì khi bị viêm quanh thân răng khôn?
  • Bị mọc răng khôn nên làm gì? 12 điều cần biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị viêm tai: Tưởng khó nhưng lại dễ

(57)
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, các phương pháp điều trị viêm tai sẽ khác nhau. Thời gian hồi phục nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào việc ... [xem thêm]

Tác dụng của ớt chuông: 7 lợi ích cho da, tóc

(60)
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt. Tác dụng của ớt chuông thể hiện rõ rệt trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ... [xem thêm]

Tìm lời giải đáp cho câu hỏi nổi mề đay có được tắm không

(43)
Nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng nước và ... [xem thêm]

5 cách chế biến rau chùm ngây thơm ngon bổ dưỡng

(25)
Rau chùm ngây là loại cây dễ trồng, giàu dinh dưỡng và có tác dụng chữa nhiều bệnh mãn tính, tuy nhiên cách chế biến rau chùm ngây như thế nào không phải ai ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu Diamond Blackfan

(94)
Bệnh thiếu máu Diamond Blackfan (DBA) là một bệnh về máu hiếm gặp thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Ở trẻ em mắc DBA, cơ thể sẽ ... [xem thêm]

7 việc bạn cần làm nếu bị đau cơ do sai tư thế

(71)
Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn 7 lời khuyên nếu bạn bị đau cơ do sai tư thế. Chúng sẽ giúp bạn duy trì được tư thế đúng và khỏe mạnh hơn. Những bí ... [xem thêm]

Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu nhanh?

(11)
Bạn có thể bị dập ngón tay do chấn thương dùng búa, mở cửa hay nâng vật nặng. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần sơ cứu và chữa ... [xem thêm]

Trẻ bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, chính xác

(91)
Trẻ bị ho là điều quen thuộc với các bậc bố mẹ. Đây thật ra không phải là một căn bệnh, mà là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh viêm đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN