Cho con học mẫu giáo, bé sẽ được dạy những gì?

(3.62) - 42 đánh giá

Khi cho con học mẫu giáo, bé sẽ học được nhiều kiến thức nền tảng để phục vụ cho quá trình phát triển sau này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể giúp con ôn tập ở nhà.

Những năm đến trường mẫu giáo đầu tiên của trẻ nhỏ luôn tràn ngập những khoảnh khắc kỳ diệu, bởi đây là thời điểm mà trẻ sẽ có nhiều bước phát triển to lớn về các kỹ năng xã hội, thể chất, cảm xúc và trí tuệ. Thế nhưng, trẻ sẽ thực sự học được những gì? Làm gì để giúp trẻ phát triển những kỹ năng đó khi ở nhà? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm nhé.

1. Chữ cái và cách phát âm

Ở trường: Trẻ sẽ học cách nhận diện và gọi tên 29 chữ cái, cả chữ hoa và chữ thường. Trẻ sẽ biết được tên của mình và có thể viết được nó. Ngoài ra, con cũng đọc được một số chữ đơn giản như “bố”, “mẹ”… từ đó học được mối liên hệ giữa chữ cái và cách đọc.

Ở nhà: Bên cạnh việc cho con học mẫu giáo, bạn có thể củng cố việc học chữ cái bằng cách cho bé chơi những trò chơi có liên quan như cùng nhau hát bài ABC, cùng nhau nấu ăn và dạy cho trẻ những chữ cái trong công thức chế biến… Đây là những hoạt động vừa học vừa chơi đơn giản mà bạn có thể thử.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ, thói quen đọc sách là những điều nên được phát triển sớm và thường được bắt đầu ở nhà. Vì vậy, hãy khuyến khích những điều này bằng cách nói chuyện với trẻ nhiều hơn và thường xuyên đọc sách cho bé nghe. Một trong những điều tuyệt vời nhất mà bố mẹ có thể làm là đọc sách cho con mỗi ngày. Thậm chí, bạn chỉ cần đọc 10 phút mỗi đêm cũng có thể đem đến cho trẻ cảm giác ấm áp khi được cùng cha/mẹ nhìn vào quyển sách, chỉ ra những từ ngữ và hình ảnh hoặc cùng nhau nói về những điều đang xảy ra trong cuốn sách. Hãy đặt câu hỏi và thảo luận với trẻ.

2. Màu sắc, hình dạng và đối tượng

Ở trường: Trẻ sẽ được học cách gọi tên của nhiều màu sắc, những hình dạng cơ bản và các bộ phận của cơ thể.

Ở nhà: Khi bạn đọc sách cùng con, hãy đặt những câu hỏi về màu sắc như: “Xe đó có màu gì?” hoặc “Chiếc mũ nào có màu vàng?”… Chỉ vào các vật dụng và đặt câu hỏi như: “Hình dạng của món đồ này giống hình vuông hay hình chữ nhật?”. Khi trẻ thay quần áo, hãy nói về màu sắc của áo sơ mi, quần, giày dép và tất. Biến mọi thứ thành một trò chơi. Bạn cũng có thể cho bé chơi trò “ở đâu?” để học về các bộ phận cơ thể, ví dụ như: “Mũi của mẹ ở đâu?”, “Cằm của con ở đâu?”…

3. Số và cách đếm

Ở trường: Nếu cho con học mẫu giáo, trẻ sẽ được cách nhận biết và xác định các con số từ 1 đến 10 và cách đếm. Học về các con số từ 0 đến 9 là một trong những kỹ năng toán học đầu tiên của trẻ. Đếm là một kỹ năng thường bắt đầu bằng việc ghi nhớ và bé bắt đầu ghi nhớ thứ tự của các con số để đếm vật thể.

Ở nhà: Các con số xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, trong sách, hộp thực phẩm, tivi… Hãy yêu cầu trẻ cùng đếm với bạn: số bậc cầu thang, số bút chì màu có trong hộp… Hãy đặt câu hỏi cho trẻ, chẳng hạn như: “Có bao nhiêu hộp ngũ cốc trong tủ lạnh?”, “Trên bàn có bao nhiêu quả cam?”…

4. Cắt và vẽ

Ở trường: Trước khi vào mẫu giáo, trẻ đã có thể cắt được bằng kéo. Khi sự phối hợp tay mắt và kỹ năng vận động phát triển tốt hơn, trẻ sẽ bắt đầu học vẽ và tô màu.

Ở nhà: Mua cho bé bút chì, phấn nhiều màu… để trẻ có nhiều cơ hội tập vẽ. Bạn có thể cho bé chơi đất nặn để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.

5. Kỹ năng xã hội và sự chia sẻ

Ở trường: Phát triển các kỹ năng xã hội là điều cực kỳ cần thiết trước khi cho con học mẫu giáo. Do đó, ở trường mẫu giáo, trẻ sẽ học được cách chia sẻ, hợp tác làm việc cùng nhau và luân phiên nhau. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được tham gia vào các hoạt động nhóm và làm theo các chỉ dẫn đơn giản. Đặc biệt, trẻ sẽ học được cách truyền đạt những mong muốn và nhu cầu. Khi đi học, cha mẹ sẽ không ở bên cạnh để giúp đỡ. Do đó, trẻ sẽ phải học được cách yêu cầu sự giúp đỡ.

Ở nhà: Phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ bằng cách tổ chức những buổi đi chơi với những gia đình khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiên trì bắt trẻ tuân theo một số quy tắc như dọn giường ngủ hoặc sắp xếp đồ chơi. Điều này sẽ giúp trẻ học được trách nhiệm về việc dọn dẹp sau khi dùng xong.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp hormone và những điều bạn cần biết

(73)
Liệu pháp thay thế hormone giúp cho người chuyển giới có những thay đổi đặc trưng về khuynh hướng giới tính thật sự của họ. Tuy nhiên, phương pháp này ... [xem thêm]

Tìm hiểu chi tiết về chứng ợ nóng

(30)
Hiện nay, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở các mẹ bầu ngày càng phổ biến. Mẹ thường có dấu hiện khó chịu trong người, cảm giác nóng rát ở thượng vị ... [xem thêm]

7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì

(28)
Béo phì là một căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Căn bệnh này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn là mối nguy cơ tiềm ẩn ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(18)
Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh ... [xem thêm]

Cách đơn giản để điều trị tiêu chảy tại nhà

(28)
Tiêu chảy là bệnh thường không quá nghiêm trọng và bệnh nhân có thể tự hồi phục. Vì vậy, bạn có thể điều trị tiêu chảy cũng như những triệu chứng ... [xem thêm]

Nấm miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em

(33)
Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. ... [xem thêm]

Đi tìm lý do vì sao bà bầu khó thở và cách giải quyết vấn đề này

(14)
Tình trạng bà bầu khó thở khá phổ biến và thường do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Vì vậy, tìm hiểu bà bầu khó thở do đâu để có cách giảm nhẹ ... [xem thêm]

5 mẹo giúp tóc bé mọc nhanh để tóc dày và óng mượt

(72)
Từ khi lọt lòng mẹ đến 1 tuổi, một số trẻ chỉ có vài cọng tóc loe hoe trên đầu. Nếu là con gái, bạn muốn làm đẹp cho con thì hãy áp dụng những cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN