Khóc dạ đề – Colic ở trẻ nhũ nhi

(3.55) - 38 đánh giá

Colic là gì?

Colic được định nghĩa như là sự khóc quá mức của 1 đứa trẻ nhũ nhi. Một đứa trẻ bị colic thường khóc hơn 3 giờ đồng hồ mỗi ngày và hơn 3 ngày trong vòng 1 tuần.


Colic khá phổ biến, xuất hiện ở 40% tất cả trẻ nhỏ, thường xuất hiện từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau sanh và kết thúc khi đứa bé được 3 – 4 tháng tuổi. Colic xuất hiện với tỉ lệ ngang nhau không có sự khác biệt giữa các nhóm trẻ sau :

  • Bé trai và bé gái
  • Bú mẹ và bú bình
  • Đủ tháng và non tháng
  • Trẻ đầu lòng hay trẻ thứ

Đặc điểm khi trẻ bị colic

Colic là khóc quá mức , nhiều hơn bình thường, nó khác với khóc bình thường ở các điểm sau:

  • Các cơn khóc kéo dài tổng cộng quá 3 giờ đồng hồ mỗi ngày
  • Các cơn colic bắt đầu và kết thuc 1 cách đột ngột, rõ ràng và không có liên quan gì tới những sự việc xảy ra trước cơn khóc cả. Đứa bé có thể đang vui vẻ, đang cáu kỉnh, đang ăn và thậm chí là đang ngủ, cơn khóc bắt đầu một cách đột ngột và thường xảy ra vào buổi tối
  • Khóc trong cơn colic thì mãnh liệt hơn, to hơn và âm điệu cao hơn khóc bình thường, có vẻ giống như đang bị đau hoặc đang la hét vậy.
  • Trẻ bị colic có thể có các triệu chứng thực thể như: mặt đỏ căng, vùng da quanh miệng nhợt nhạt, bụng thì ưỡn căng lên và cứng, chân thì gập về phía bụng , bàn chân thì lạnh. Tuy nhiên cũng có khi chân duỗi thẳng ra trong cơn khóc dữ dội, bàn tay nắm chặt cứng, duỗi cứng tay, ưỡn lưng….
  • Trẻ bị colic rất khó dỗ dành hay làm dịu, nhưng cũng không có vấn đề gì nếu ba mẹ làm điều đó.
  • Có thể đứa nhỏ có những khoảng thời gian im lặng, nhưng thường thì nó khóc liên tục, cơn khóc có thể kết thúc khi đứa bé trung tiện ( passes gas) hoặc 1 nhu động ruột.
  • Colic chỉ là tạm thời, 60% sẽ hết khi trẻ được 3 tháng tuổi, 90% hết khi trẻ được 4 tháng tuổi

Các nguyên nhân gây khóc quá mức khác cần phân biệt với colic

Có một số lí do, đơn giản như đói hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng. Trước tiên ba mẹ cần kiểm tra những lí do sau:

  • Đói: cho trẻ ăn để xem trẻ có bị đói không, mặc dầu hầu hết trẻ nhỏ ( dưới 3 tuổi ) uống sữa mỗi 2-4 giờ nhưng tất cả trẻ co đều trải qua những giai đoạn mà chúng muốn được ăn thêm.
  • Đau: hãy kiểm tra xem con bạn có bị khó chịu gì hay không, sự khó chịu có thể do trẻ bị bệnh hay bị chấn thương ở cơ thể. Sờ kiểm tra da xem trẻ có bị nóng quá hay lạnh quá hay không. Kiểm tra xem quần áo hay tã trẻ có quá chật hoặc có sợi tóc nào quấn chặt vào ngón tay, ngón chân hay dương vật trẻ hay không .
  • Mêt mỏi hoặc bị kích tích quá mức: đứa bé thường khóc khi chúng trở nên mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức. Quấn em bé tương đối rộng rãi để 2 chân bé có thể cử động được, cho trẻ núm vú giả, thay đổi khung cảnh có thể có ích trong trường hợp này,
  • Nhạy cảm với thức ăn: trẻ em có thể có một tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn trong sữa mẹ hoặc trong thành phần công thức ăn của bé. Các loại thực phẩm như sữa, trứng, hạt, và lúa mì trong chế độ ăn của mẹ có thể truyền qua trực tiếp cho con thông qua cho trẻ bú, các thức ăn này đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra các phản ứng ở đường tiêu hóa của trẻ như đau bụng, tiêu chảy. Trẻ em cũng có thể dị ứng với protein của bò trong sữa bò hoặc trong các chế phẩm hàng ngày mà mẹ ăn vào (với trẻ bú mẹ). Dị ứng với đạm bò có thể gây ra phân lỏng hoặc máu trong phân. Bất dung nạp lactose (một loại đường trong sữa bò) có thể không có hoặc rất ít ảnh hưởng tới chứng colic. Sự nhạy cảm với thức ăn có thể bị nghi ngờ nếu 1 đứa bé khóc hoặc nôn trớ 1 số lượng lớn trong vòng 1 giờ được cho ăn thứ thức ăn đó hoặc đứa bé lại bị táo bón và tiêu chảy . Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò bao gồm: chàm, khò khè, tiêu chảy, nôn ói, tiêu phân có máu…

Nếu những nguyên nhân này đã loại trừ mà đứa bé vẫn còn khóc, ba mẹ nên nói với bác sĩ. Hầu hết trẻ con khóc quá mức không có bệnh lí nặng nề, bác sĩ sẽ giúp bạn khẳng định điều đó.

Xem thêm bài:
  • Bé khóc vì đói
  • Nhiễm trùng sơ sinh
  • Tài liệu tham khảo

    https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/609644029233121

    Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Có nên tiêm chung các vaccine không?

    (86)
    Tiêm chung hay riêng? Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): tiêm cùng lúc ... [xem thêm]

    Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

    (73)
    Các bước điều trị táo bón mạn chức năng Giáo dục cha mẹ: tầm quan trọng của việc điều trị táo bón, hệ lụy của táo bón. Thời gian điều trị táo bón ... [xem thêm]

    Vaccine sốt bại liệt

    (42)
    Vaccine sốt bại liệt cũ Thông tin báo chí có đăng sẽ tiêu hủy vaccine sốt bại liệt cũ 3 chủng cũng không lạ. Vaccine này đã giúp Việt Nam thanh toán bệnh ... [xem thêm]

    Dậy thì sớm – Những điều cần biết

    (11)
    Chúng ta biết rằng 2 năm trước tuổi dậy thì chiều cao tăng nhanh, một khi đã dậy thì tối đa cũng chỉ cao thêm được 15 cm. Vì vậy dậy thì sớm là nỗi lo ... [xem thêm]

    Đầu chim bé có cục gì trắng trắng

    (81)
    Câu hỏi Bác ơi, cu K nhà em, hôm trước em tắm cho bé thì thấy ở đầu chim bé, dưới lớp da đầu chim có cục gì trắng trắng, vàng vàng, to bằng hạt đậu ... [xem thêm]

    Trẻ trên 12 tháng dùng sữa như thế nào?

    (73)
    Nếu không thể cho trẻ tiếp tục bú mẹ mà phải chọn các chế phẩm sữa để thay thế, phụ huynh cần lưu ý: Đối với trẻ 12- 24 tháng tuổi Trẻ em 12 – 24 ... [xem thêm]

    Lịch tiêm chủng cho trẻ

    (56)
    Vì sao trẻ không được tiêm chủng đúng thời gian? Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ trong thời thơ ấu không gây áp đảo hệ thống miễn dịch của trẻ Theo đúng ... [xem thêm]

    Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

    (31)
    Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN