Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

(4.23) - 73 đánh giá

Các bước điều trị táo bón mạn chức năng

  • Giáo dục cha mẹ: tầm quan trọng của việc điều trị táo bón, hệ lụy của táo bón. Thời gian điều trị táo bón yêu cầu kéo dài và kiên trì.
  • Tháo phân ứ: bằng thụt tháo hoặc uống nhuận tràng liều cao nếu đang có khối phân ứ đọng. Nếu không được xổ phân mà uống nhuận tràng ngay trẻ có nguy cơ đau bụng
  • Chuyển sang điều trị duy trì bằng thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Dò liều phù hợp với từng trẻ tuỳ theo tính chất phân.
  • Thay đổi hành vi: luyện thói quen đi cầu vào giờ cố định, phát hiện hành vi nín giữ phân để nhắc trẻ đi toilet
  • Thay đổi chế độ ăn: hạn chế sữa (nếu dùng quá nhiều) tăng ăn chất xơ, nước
  • Theo dõi mỗi tháng trong giai đoạn đầu, mỗi 3-4 tháng trong giai đoạn sau.
  • Lưu ý góp phần thành công trong điều trị táo bón trẻ em

  • Trước khi bắt tay điều trị với thuốc nhuận trường cần đảm bảo táo bón này là táo bón chức năng, tức là không có bệnh lí thực thể
    • Viêm loét đại tràng
    • Hirschprung
    • Bất thường giải phẫu sinh lí vùng sinh môn
    • Bất thường thần kinh vùng cùng cụt.
    • Nếu trẻ đang có khối phân cứng ở trực tràng cần tháo ra trước bằng thụt tháo trước khi cho thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc nhuận trang chọn lựa đầu tay hiện tại ở VN là lactulose (duphalac gói 15 ml), liều 1-2 ml/kg/ngày chia làm 2 lần.
  • Những lưu ý khi dùng duphalac
    • Dùng liên tục, không tự ý ngưng thuốc, dùng ít nhất 6 tháng.
    • Thuốc có tác dụng sau 5-7 ngày..
    • Chỉnh liều thuốc tùy theo tính chất phân. Nếu phân quá loãng thì giảm liều, phân còn cứng thì tăng liều. Đây là thuốc duy nhất phụ huynh có thể thay đổi liều để có được phân nhão và đi tiêu từ 3 lần/ tuần trở lên. Tăng tối đa 4 gói/ ngày.
    • Thuốc được chứng minh là an toàn cho trẻ dù dùng thời gian lâu.
  • Phát hiện và ngăn chặn hành vi nín giữ phân.
  • Tập thói quen đi cầu: nên tập đi cầu mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sau bữa ăn 20-30, dù không mót cầu cũng nên ngồi cầu một lúc để thiết lập phản xạ đi cầu đúng giờ.
  • Ngồi cầu đúng tư thế: 2 bàn chân phải có điểm tựa.
  • Nếu trẻ lỡ ỉa đùn, hãy nhớ không la mắng trẻ.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích bisacodyl chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn tăng chất xơ, uống nước theo nhu cầu cơ bản,xem lại lượng sữa, cần giảm lượng sữa mỗi ngày nếu trẻ uống quá nhiều.
  • Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/704038133127043
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/567801510084040
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

    (93)
    Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

    Giải đáp một số thắc mắc về một số bệnh ở trẻ

    (64)
    Trẻ đồ mồ hôi nhiều Đổ mồ hôi nhiều không nhất thiết phải là thiếu canxi . Trong thực tế đa số là bình thường , do hệ thần kinh giao cảm và phó giao ... [xem thêm]

    Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

    (68)
    Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

    Bệnh cúm, cảm cúm ở trẻ em

    (24)
    Cảm thông thường có thể không phải do vi rút cúm Ho ít, xổ mũi, sụt sịt. Có thể do dị ứng, có thể do sinh hoạt là sức đề kháng giảm các vi rút đường ... [xem thêm]

    Cập nhật điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

    (69)
    Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý tiêu chảy do vi khuẩn hay siêu vi? Nếu trẻ có sốt cao (> 40 độ), đau bụng, phân có máu, có biểu hiện thần kinh thì gợi ý tác ... [xem thêm]

    Phân của bé khi nào đáng lo

    (24)
    Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

    Bé có bị còi xương hay không?

    (81)
    Còi xương là chuyện của ngày xưa chứ giờ trẻ khó mà còi xương lắm – Vì bây giờ sữa đủ, vitamin D đủ, phụ huynh biết phơi nắng biết chăm bé rồi Bây ... [xem thêm]

    Đau xương sinh lý ở trẻ em

    (27)
    Đau xương sinh lý hay đau xương phát do phát triển là tình trạng phổ biến gặp ở các bé lứa tuổi học đường, về đêm các bé hay kêu đau nhức chân ( vùng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN