Nhiều người không thích ăn khổ qua vì sợ vị đắng của nó. Tuy nhiên, nếu biết được tác dụng của trái khổ qua thì chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại quả quen thuộc này.
Cùng tìm hiểu về công dụng của khổ qua cũng như các lưu ý khi sử dụng và chế biến loại thực phẩm này trong bài viết sau.
Khổ qua là trái gì?
Khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, là loài cây leo được trồng ở các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Cây khổ qua có lá xoăn, hoa màu vàng, trái chín có màu cam vàng, vị đắng. Trái chưa chín có màu xanh lá cây, hình dáng như quả dưa leo và bề mặt sần sùi. Thịt quả, lá, hạt, dầu hạt và rễ đều sử dụng được.
Tác dụng của trái khổ qua
Khổ qua được xem là thảo dược quý hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm:
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của trái khổ qua
Tiểu đường là bệnh lý làm tăng ớt chuông xanh kết hợp cùng khổ qua để giảm vị đắng.
Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Vì vậy bạn cần đo lường và theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của mình mỗi ngày. Nếu bạn áp dụng đồng thời cả thuốc trị tiểu đường và ăn khổ qua, lượng đường huyết có thể giảm đến mức quá thấp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc tự nhiên nào để hỗ trợ điều trị bệnh.
Tác dụng của khổ qua trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác
Trái khổ qua được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày, ruột bao gồm rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón và giun đường ruột. Bên cạnh đó, loại quả này cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, hen suyễn, sỏi thận, sốt, bệnh vẩy nến và bệnh gan. Nó cũng được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng da nặng (như áp xe) và vết thương lâu ngày.
Mặc dù khổ qua mang đến lợi ích sức khỏe nhưng tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh.
Tác dụng của khổ qua đối với phái đẹp
Trái khổ qua là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại thực phẩm này có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể.
Ngoài ra, tác dụng của trái khổ qua với phụ nữ còn thể hiện trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. Vào những năm 1980, hạt giống của cây này đã được nghiên cứu ở Trung Quốc để chứng minh nó có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên.
Đối tượng nên thận trọng khi ăn khổ qua
Nếu bạn đang nghĩ đến việc bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ăn ở lượng vừa phải, khoảng 62,2g (hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày. Ăn khổ qua quá nhiều gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc