Khi có một người bạn bị ung thư

(4.48) - 54 đánh giá

Hiện nay, phần lớn người bệnh ung thư được điều trị ngoại trú, nghĩa là họ không cần phải ở lại bệnh viện. Trong khoảng thời gian này, họ rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người bệnh ung thư nhận được sự hỗ trợ về tinh thần sẽ thì dễ thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống, họ cũng có quan điểm tích cực hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bệnh ung thư cần sự hỗ trợ từ bạn bè. Tuy nhiên, khi biết tin bạn mình bị ung thư, nhiều người muốn giúp đỡ người bệnh nhưng lại không biết phải làm gì cho tốt.

Khi bạn dành thời gian cho người bệnh và hiểu rằng ung thư có tác động như thế nào tới cuộc sống hàng ngày của họ, hãy để ý tới những điều bạn có thể hỗ trợ họ. Để ý tới các hoạt động hàng ngày của người bệnh và hiểu rằng tình hình có thể thay đổi khi việc điều trị tiếp diễn. Cách tốt nhất để làm bạn với người bệnh ung thư là mang đến cho họ sự giúp đỡ phù hợp với nhu cầu và hứng thú của họ. Chúng tôi sẽ đưa ra vài gợi ý cho bạn để bắt đầu.

Nhắn tin và gọi điện

  • Đảm bảo rằng người bệnh biết tầm quan trọng của họ đối với bạn. Hãy để cho họ thấy bạn vẫn quan tâm đến họ cho dù hành động hay vẻ về ngoài của họ thay đổi.
  • Gửi cho người bệnh những lời nhắn qua điện thoại, email hoặc viết tay, hoặc thường xuyên có những cuộc điện thoại hỏi thăm ngắn. Có thể kèm ảnh, tranh do trẻ em vẽ, những tấm thiệp ngộ nghĩnh hoặc phim hoạt hình.
  • Hỏi thăm
  • Kết thúc cuộc gọi hoặc ghi chú với câu “Tôi sẽ liên lạc lại sớm” và nhớ thực hiện.

  • Hãy gọi điện vào thời điểm phù hợp với người bệnh hoặc hẹn trước với họ khi nào bạn sẽ gọi.
  • Hãy phản hồi lời nhắn của họ ngay lập tức
  • Trao đổi với người chăm sóc hàng ngày của người bệnh xem họ có cần hỗ trợ gì không

Đến thăm

Bệnh ung thư có thể khiến người bệnh cảm thấy bị cô lập. Việc bạn dành thời gian cho người bệnh có thể sẽ giúp họ đỡ cảm thấy cô lập và thấy cuộc sống của họ không thay đổi so với trước khi bị bệnh.

  • Luôn gọi điện trước khi bạn đến. Hãy hiểu rằng người bệnh không phải lúc nào cũng có thể gặp bạn.
  • Việc lên lịch đến thăm sẽ cho phép bạn hỗ trợ cho người chăm sóc của người bệnh. Bạn có thể sắp xếp thời gian ở bên người bệnh để người chăm sóc có thể nghỉ ngơi một vài giờ.
  • Thực hiện những chuyến thăm ngắn và thường xuyên sẽ tốt hơn những chuyến thăm dài nhưng không thường xuyên. Người bệnh có thể không muốn nói chuyện nhưng họ cũng không muốn ở một mình.
  • Hãy thông cảm nếu gia đình người bệnh yêu cầu bạn kết thúc chuyến thăm
  • Luôn đề cập về chuyến thăm lần tới của bạn để người bệnh có thể mong đợi nó.
  • Mang theo đồ ăn nhẹ (ví dụ hoa quả, bánh kẹo) để việc đến thăm của bạn không trở thành gánh nặng với người chăm sóc.
  • Cố gắng đến thăm người bệnh vào thời điểm không phải cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, khi những người khác cũng đến thăm.
  • Bạn có thể may vá, chơi giải đố chữ, đọc sách để ở bên người bệnh trong lúc họ gà gật hoặc xem tivi
  • Cùng người bệnh nghe nhạc, xem chương trình giải trí trên ti vi hoặc xem phim.
  • Bạn có thể đọc một phần cuốn sách, một bản tin hoặc tìm một chủ đề hấp dẫn trên mạng và tóm tắt cho người bệnh nghe.
  • Đề nghị đi dạo (đi bộ quãng đường ngắn) với người bệnh nếu họ muốn và đủ sức khỏe

Đối thoại

Nhiều người lo lắng rằng họ không biết nên nói gì với người bệnh ung thư. Hãy nhớ rằng điều quan trọng không phải là bạn nói gì mà là sự hiện diện và sự sẵn sàng lắng nghe của bạn. Cố gắng lắng nghe và thấu hiểu cảm nhận của người bệnh ung thư. Để người bệnh biết rằng bạn luôn sẵn sàng trò chuyện mỗi khi họ cần và tôn trọng ý muốn của họ khi họ không muốn nói chuyện.

  • Thu hút người bệnh bằng những câu chuyện dí dỏm, thú vị để họ không cảm thấy quá tải hoặc cảm thấy có lỗi khi không thể nói chuyện.
  • Giúp người bệnh tập trung vào những chủ đề có thể mang lại cảm xúc tốt hơn như thể thao, tôn giáo, du lịch hoặc vật nuôi.
  • Giúp người bệnh giữ vai trò tích cực trong tình bạn bằng cách xin họ lời khuyên, ý kiến ​​và đặt câu hỏi – ngay cả khi bạn không nhận được phản hồi như mong đợi.
  • Hỏi người bệnh xem tư thế họ có được thoải mái không. Gợi ý những phương pháp mới để thoải mái hơn, chẳng hạn như sử dụng thêm gối hoặc sắp xếp lại đồ đạc.
  • Đưa ra những lời khen chân thành, chẳng hạn như “Hôm nay trông bạn thật thư thái”.
  • Ủng hộ cảm xúc của người bệnh. Cho phép họ tiêu cực, rút ​​lui hoặc im lặng. Cố gắng không thay đổi chủ đề.
  • Đừng thúc giục người bệnh phải chiến đấu với bệnh tật nếu họ cảm thấy quá khó để làm điều đó
  • Đừng nói với người bệnh rằng họ mạnh mẽ như thế nào. Họ có thể cảm thấy cần phải tỏ ra mạnh mẽ ngay cả khi họ đang buồn rầu hoặc kiệt sức
  • Hãy đảm bảo rằng ngay cả khi bạn nói chuyện với những người khác trong phòng, người bệnh cũng tham gia và được lắng nghe.
  • Hãy coi như người bệnh vẫn đang lắng nghe bạn dù lúc đó họ có vẻ như đang buồn ngủ hoặc không tỉnh táo.
  • Đừng đưa ra những lời khuyên về chuyên môn y tế hoặc những ý kiến cá nhân về chế độ ăn, các loại thuốc bổ sung vitamin hay phương pháp điều trị bằng thảo dược nếu bạn không phải là người có chuyên môn về những lĩnh vực này.
  • Đừng nhắc người bệnh về những hành vi trước đây có thể liên quan đến ung thư, chẳng hạn như uống rượu hoặc hút thuốc. Một số người cảm thấy tội lỗi vì những điều đó

Giúp đỡ việc nhà

Nhiều người muốn giúp đỡ người bệnh đang gặp khó khăn. Hãy nhớ rằng mong muốn giúp đỡ và đề nghị giúp đỡ người bệnh của bạn là điều quan trọng nhất.

  • Giúp làm những vặt trong nhà mà người bệnh hoặc người chăm sóc cần ngay lập tức
  • Làm đỡ việc vặt cho người chăm sóc. Điều này có ích giống như bạn đang giúp người bệnh vậy.
  • Người bệnh sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn hơn nếu bạn giúp đảm đương những công việc thường xuyên, theo lịch trình. Thay vì giúp những công việc hơn mà mất nhiều thời gian và không thường xuyên.
  • Tìm cách giúp đỡ họ một cách thường xuyên.
  • Lập kế hoạch trước cho các công việc và chỉ bắt đầu sau khi đã nói chuyện với người chăm sóc.

Gợi ý:

  • Lên danh sách các việc cần làm. Tổ chức cho bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp giúp hoàn thành công việc một cách thường xuyên, như là hàng tuần. Có những trang web đặc biệt có thể trợ giúp việc này.
  • Chuẩn bị bữa trưa cho người bệnh và người chăm sóc của họ một ngày một tuần. Nếu người bệnh đang trong quá trình hóa trị, hãy hỏi họ muốn ăn gì.
  • Dọn dẹp nhà của người bệnh trong một tiếng vào mỗi Thứ Bảy.
  • Trông trẻ, trông vật nuôi hoặc chăm sóc cây cối của người bệnh
  • Đưa đón con của người bệnh đi học ngoại khóa.
  • Trả lại hoặc mượn sách thư viện, phim hoặc sách trên đĩa CD.
  • Đi chợ hoặc siêu thị.
  • Gửi thư ở bưu điện.
  • Giúp lập danh sách việc cần làm.
  • Lái xe đưa đón gia đình hoặc bạn bè người bệnh từ sân bay hoặc khách sạn.

Làm thế nào để đề nghị giúp đỡ

Một số người cảm thấy khó chấp nhận sự giúp đỡ – ngay cả khi họ cần. Đừng ngạc nhiên hoặc đau lòng nếu người bạn bị ung thư của bạn từ chối sự giúp đỡ. Đó không phải do bạn. Đó là vì sự tự tôn và nhu cầu được độc lập của họ.

  • Hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần thông qua sự hiện diện và sự tiếp xúc của bạn.
  • Giúp đỡ người chăm sóc cho người bệnh. Làm như vậy, bạn sẽ giúp được người bệnh. Nhiều người sợ trở thành gánh nặng cho người thân của mình.
  • Đưa ra những ý tưởng thiết thực về những gì bạn có thể làm để giúp đỡ, và sau đó hoàn thành.
  • Luôn mặc định sự giúp đỡ của bạn là cần thiết, ngay cả khi gia đình, bạn bè hoặc người được thuê cũng đang giúp đỡ người bệnh.

Tặng quà

Hãy tìm những thứ nhỏ bé, thiết thực mà người bệnh cần hoặc thích. Hãy nghĩ xem một ngày của họ diễn ra như thế nào và điều gì có thể khiến nó tốt hơn một chút. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vì vậy hãy tìm kiếm những điều thú vị, vui vẻ cho người bệnh.

  • Đảm bảo món quà sẽ hữu ích ngay lập tức. Những món quà nhỏ được tặng thường xuyên thường tốt hơn những món quà lớn mà chỉ tặng một lần.
  • Tặng quà cho người chăm sóc. Điều này sẽ được đón nhận với sự trân trọng như quà tặng cho người bệnh.

Gợi ý:

  • Tất (vớ) mềm có in những hình hài hước
  • Mũ hoặc khăn quàng cổ có những hình in hay kiểu dáng ngộ nghĩnh
  • Khăn mặt, khăn tắm hoặc khăn trải giường mềm, sáng màu
  • Vỏ gối bằng lụa hoặc sa tanh
  • Bộ đồ ngủ hoặc áo choàng ngủ
  • Đồ vệ sinh cá nhân như xà phòng và kem dưỡng da kiểu dáng độc lạ
  • Bưu thiếp
  • Thức ăn hoặc đồ ăn nhẹ yêu thích hoặc lạ miệng
  • Các vật dụng tự chăm sóc, như sách tài liệu về bệnh ung thư, gối đặc biệt hoặc túi chườm, đệm sưởi.
  • Thiết bị mát-xa
  • Điện thoại không dây
  • Ảnh của bạn bè
  • Đĩa CD hoặc tải xuống những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc âm thanh thiên nhiên mà người bệnh yêu thích
  • Những bộ phim hài
  • Sách nói
  • Nhật ký hoặc sổ ghi chép

Tất cả mọi người, bất kể mạnh mẽ đến đâu, đều cần và nên có bạn bè hỗ trợ, chia sẻ. Người bạn bị ung thư của bạn cần bạn và sự giúp đỡ của bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.org/treatment/caregivers/how-to-be-a-friend-to-someone-with-cancer.htm

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. Nguyễn Hà My - ThS. BS. Nguyễn Thanh Hằng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

HBU – Ứng dụng Hỗ trợ Bệnh nhân Ung thư

(22)
HBU – Người bạn đồng hành của bệnh nhân ung thư Tải apps tại đây: Hệ điều hành iOS. Bấm vào đây để tải QR code Hệ điều hành Android Bấm vào đây ... [xem thêm]

Công việc trong và sau khi mắc ung thư

(95)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Loét tì đè

(22)
Vết loét do tì đè (pressure ulcers) rất phổ biến ở người không có khả năng tự xoay trở hiệu quả như bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa người, nằm liệt ... [xem thêm]

Công cụ đánh giá tác dụng muộn sau điều trị

(20)
Nhiều phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề sau khi điều trị kết thúc nhiều năm. Những biến chứng này được gọi là “tác ... [xem thêm]

Ung thư mũi hầu: Các loại điều trị

(14)
TRONG BÀI VIẾT NÀY: Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư mũi hầu (Nasopharyngeal cancer – NPC). ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô thận dạng nhú di truyền

(24)
Ung thư biểu mô thận dạng nhú di truyền là gì? Ung thư biểu mô thận di truyền (HPRC) là một bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (Nội ống) (DCIS)

(70)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này dành cho những người muốn hiểu biết thêm thông tin về Ung thư ... [xem thêm]

Rụng tóc trong ung thư trẻ em

(10)
Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến của một số phương pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị và xạ trị. Các tế bào kiểm soát sự phát triển của tóc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN