Khám phá khứu giác của trẻ sau 6 tháng tuổi

(4.04) - 58 đánh giá

Ở độ tuổi này, khứu giác của bé đang dần phát triển. Cùng với vị giác, khứu giác cũng sẽ giúp phát triển những cảm nhận của bé, đặc biệt là với những loại thức ăn mà bé yêu thích.

Một phần của não bộ điều khiển khứu giác, đồng thời còn có thể giúp điều khiển trí nhớ. Điều này sẽ tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa những mùi hương cụ thể và những trải nghiệm của bé. Kết quả là sau một năm, một mùi hương có thể kích hoạt bộ nhớ của bé và nhắc bé về khoảng thời gian hoặc cảm giác mà bé đã trải qua trong quá khứ.

Những cột mốc phát triển khứu giác

Vào khoảng khi bé được 10 tháng tuổi trở đi, bé sẽ ít háo hức hơn khi được cho thử các loại thức ăn khác nhau. Khứu giác của bé sẽ giúp bé quyết định những món nào bé thích hoặc không thích. Nếu bé không thích mùi nào đó, bạn sẽ nhận ra qua phản ứng của bé.

Đến tháng thứ 12, bé đã có thể nhận biết được nhiều loại mùi khác nhau. Bé cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ với những mùi mới và bắt đầu hình thành sự quen thuộc với những mùi hương mà bé hay tiếp xúc.

Bạn nên làm gì để giúp bé phát triển khứu giác?

Hãy dùng nhiều mùi hương để giúp bé khám phá thế giới nhiều hơn nữa. Một chuyến dã ngoại có thể cho bé tiếp xúc với nhiều loại mùi hương khác nhau, từ hương thơm ngọt ngào của một bông hoa cho tới mùi hương đặc trưng của một quả bóng cao su.

Hãy gọi tên các loại mùi và vị cho bé (“Không có mùi chua à?” và “Ồ, cái này mặn quá!”). Đây chính là lúc bạn đang cho bé biết ý nghĩa của những từ ngữ ngay trước khi bé bắt đầu xây dựng vốn từ vựng cho riêng mình.

Trong thời gian ăn, bạn có thể giúp bé phát triển khứu giác bằng cách:

  • Cho bé ngửi các loại trái cây khác nhau để bé có thể phân biệt được trái cây dựa trên mùi hương của chúng.
  • Cho bé ngửi mùi hương của trái cây chín.
  • Thể hiện sự hứng thú của bạn đối với trái cây bằng cách khụt khịt mũi ra vẻ loại trái cây mà bạn đang cầm vô cùng hấp dẫn.

Những điều bạn cần lưu ý

Nếu bé bị chảy nước mũi và tình trạng này nghiêm trọng tới mức bé không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì. Đồng thời, bé cũng có các biểu hiện thiếu nước như tã không hề ướt sau 6 tới 7 tiếng đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thủng màng nhĩ ở trẻ em có phải là điều đáng lo?

(79)
Theo nghiên cứu, tỷ lệ thủng màng nhĩ ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Do đó, là cha mẹ, bạn cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc tai cho ... [xem thêm]

Mẹo xoa dịu vết ngứa khi bị côn trùng cắn

(60)
Những loài động vật nhỏ bé như côn trùng khi cắn lại gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, nhất là đối với những làn da nhạy cảm. Vết cắn của ... [xem thêm]

7 ý nghĩa khi bạn mơ làm chuyện ấy

(57)
Đã bao giờ bạn mơ làm chuyện ấy với người yêu cũ, người mình không thích hay một ngôi sao nổi tiếng chưa? Mỗi đối tượng trong mơ đều mang một ý nghĩa ... [xem thêm]

5 vitamin cần thiết để gan khỏe mạnh

(69)
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Những điều cần biết về chứng loạn động muộn

(31)
Loạn động muộn là một rối loạn liên quan đến những cử động giật không chủ ý, thường xảy ra ở phần thấp của mặt như lưỡi, môi. Trong một số ... [xem thêm]

Sốt siêu vi và khả năng lây lan cho người xung quanh

(55)
“Sốt siêu vi có lây không?” là vấn đề mà nhiều người quan tâm, nhất là khi có người thân trong nhà mắc phải. Việc hiểu rõ khả năng lây lan của bệnh ... [xem thêm]

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ: căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

(11)
Thận ứ nước ở trẻ nhỏ là một bệnh lý cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thận. Vì vậy, việc ... [xem thêm]

Nguy cơ bị nghiện opioid khi dùng thuốc giảm đau

(73)
Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid là giải pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả tức thời, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện opioid. Liệu bạn có thể ngăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN