Lá hương nhu tía được sử dụng trong nhiều nền y học khác nhau và mang đến các tác dụng độc đáo đối với sức khỏe, tinh thần.
Hương nhu tía là một loại cây hương liệu, thuộc họ cây húng quế. Loại thảo mộc này có hương chanh nhẹ và hoa màu hồng tím. Lá, thân cây và hạt có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như chiết xuất thành thực phẩm chức năng, dầu, trà…
Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giải thích vì sao hương nhu tía được gọi là nữ hoàng của các loại thảo mộc cũng như lưu ý khi sử dụng.
1. Trị mụn, chống nhiễm trùng
Hương nhu tía đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm, chống viêm và giảm đau. Loại thảo mộc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra mụn và nhiễm trùng da.
Vì vậy, từ xa xưa, nhiều nền y học ở phương Đông đã xem lá hương nhu màu tía như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho vết thương, cải thiện tình trạng mụn trứng cá và các kích ứng da khác. Thêm vào đó, thảo mộc còn có lợi cho da nhằm điều trị nhiễm trùng da cả bên trong lẫn bên ngoài.
Hợp chất hoạt động chính của tinh dầu hương nhu bao gồm các thành phần trị liệu như eugenol, gamma-caryophyllene và methyl eugenol. Chúng cũng là thành phần hoạt chất tinh túy trong dầu đinh hương.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Journal of Cosmetic Science cho thấy rằng khi được sử dụng với một loại dầu nền khác (như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho), dầu chiết xuất từ lá hương nhu tía sẽ hấp thụ vào da tốt hơn và thậm chí mang lại tác dụng trị mụn trứng cá hiệu quả hơn.
2. Bảo vệ khỏi bệnh đái tháo đường
Tác dụng của hương nhu tía bao gồm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu đã được chứng minh bằng một số thí nghiệm trên ống nghiệm và động vật, cũng như các thử nghiệm lâm sàng ở người.
Trong 1 thử nghiệm, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin khi sử dụng lá hương nhu tía đã có kết quả khả quan về việc giảm mức đường huyết lúc đói, sau bữa ăn và lượng đường trong nước tiểu cũng như mức cholesterol toàn phần trong giai đoạn điều trị.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận rằng hương nhu tía có thể được thêm vào kế hoạch điều trị cho bệnh nhân không phụ thuộc insulin mức độ từ nhẹ đến trung bình.
3. Hương nhu tía giảm cholesterol
Vì hương nhu có màu tím giúp tăng cường trao đổi chất, cũng có thể giúp giảm cân và giảm mức cholesterol. Trên một nghiên cứu ở thỏ, các nhà nghiên cứu nhận ra sự thay đổi đáng kể trên các phân tử chất béo, ngoài ra, chỉ số cholesterol xấu (LDL-cholesterol) cũng giảm thấp hơn và chỉ số cholesterol tốt (HDL-cholesterol) lại tăng cao hơn.
4. Bảo vệ dạ dày
Lá hương nhu màu tím có thể chống lại tác động của tình trạng loét dạ dày do căng thẳng cũng như bảo vệ dạ dày bằng cách:
5. Hương nhu tía giảm sốt
Hương nhu có màu tía được khuyên dùng như một loại thuốc hạ sốt tự nhiên, đặc biệt là trong nền y học Ayurveda. Thành phần từ loại thảo mộc này chứa các chất kháng sinh, diệt khuẩn và khử trùng, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus khi mắc bệnh, chẳng hạn như bị sốt.
6. Cải thiện hệ hô hấp
Nếu bạn bị chứng viêm xoang làm phiền hoặc các tình trạng hô hấp khác, hãy thử uống hoặc xông hơi bằng lá hương nhu màu tím. Những hợp chất có lợi trong loại thảo mộc này sẽ hỗ trợ khai thông đường thở, cải thiện tình trạng tắc nghẽn và giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu.
7. Bổ sung vitamin K
Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và tim. Loại vitamin này nằm trong danh sách những vitamin chính liên quan đến khoáng hóa xương và đông máu nhưng đồng thời cũng giúp duy trì chức năng não, hệ chuyển hóa và sức khỏe của tế bào.
Một cốc trà lá hương nhu có màu tía sẽ cung cấp đủ lượng vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiết hụt loại vitamin này.
8. Chăm sóc răng miệng
Sự sinh sôi của vi khuẩn trong miệng sẽ dẫn đến sâu răng, mảng bảm, cao răng và hôi miệng. Bên cạnh kem đánh răng thì những biện pháp từ thiên nhiên cũng sẽ hỗ trợ phần nào và lá hương nhu tía sẽ là một gợi ý lý tưởng dành cho bạn.
Sử dụng nước súc miệng có chứa chiết xuất hương nhu tía hai lần mỗi ngày giúp giảm mảng bám và nguy cơ phát triển viêm nướu.
Phương Uyên/HELLO BACSI