Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Trưng Vương

(4.04) - 35 đánh giá

“Bệnh viện Trưng Vương có tốt không?” và “Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương như thế nào?” là những câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Qua bài viết dưới đây, Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin cần thiết, để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương.

Bệnh viện Trưng Vương được khởi công xây dựng vào ngày 16/3/1963, chuyên môn chính lúc bấy giờ là sản – nhi, phục vụ cho gia đình binh sĩ chế độ cũ. Đến năm 1974, bệnh viện bắt đầu hình thành các khu chức năng như Dược – Xét nghiệm, Điện tuyến, Nội – Nhi, Nha khoa, Khoa Ngoại, Sản khoa và Săn sóc đặc biệt.

Với sự tận tâm và cố gắng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp cứu người, Bệnh viện Trưng Vương đã vinh dự được Hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba năm 1986, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1988, 2011, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân thành phố và các tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố tặng thưởng cờ thi đua Đơn vị xuất sắc năm 2003, 2010, 2012. Năm 2013, bệnh viện đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư 14/2013-BYT.

Lịch làm việc tại Bệnh viện Trưng Vương

Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP. HCM.

Số điện thoại: (028) 5448 4949 – 3865 6744

Thời gian làm việc Bệnh viện Trưng Vương:

Thứ 2 – thứ 6:

  • Sáng: 6h30 – 11h00
  • Chiều: 13h00 – 16h30

Thứ 7: sáng: 7h00 – 12h00

Quy trình khám bệnh

Đối với bệnh nhân có Bảo hiểm Y tế

Bước 1: Lấy số thứ tự

Bạn có thể lấy số theo một trong hai cách sau:

  • Đến lấy số trực tiếp tại quầy lấy số: sáng từ 7h00 – 11h00, chiều từ 13h00 – 16h00.
  • Gọi tổng đài 1080 trong vòng 48 giờ để được cấp số thứ tự, hẹn giờ và quầy tiếp nhận.

Bước 2: Tại quầy tiếp nhận

Người bệnh trình thẻ Bảo hiểm Y tế và các giấy tờ tùy thân theo quy định tại các quầy số 16, 17, 18, 19. Riêng quầy số 16, các đối tượng được ưu tiên theo quy định (bao gồm người già trên 80 tuổi, phụ nữ có thai trên 6 tháng, người bị thương tật…). Sau khi kiểm tra hợp lệ và cấp số tiếp nhận, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến phòng khám bệnh.

Bước 3: Tại phòng khám

Phòng khám sẽ được đánh số từ 8–27, tùy theo chuyên khoa. Khi đến phòng khám bệnh, bạn nộp sổ khám bệnh tại nơi nộp sổ của mỗi phòng bệnh và chờ gọi tên theo số thứ tự.

Sau khi được khám bệnh, sẽ có 3 trường hợp:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc.
  • Bác sĩ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm lâm sàng.
  • Bác sĩ chỉ định bạn nhập viện.

Bước 4: Sau khi khám bệnh

1. Trường hợp bác sĩ chỉ định bạn dùng thuốc

Bạn mang sổ khám bệnh và đơn thuốc đến quầy số 13, 14, 15 để thanh toán viện phí.

Kế tiếp, bạn nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ khám bệnh tại quầy số 16.

Cuối cùng, bạn sẽ nhận thuốc tại các quầy số 12.

2. Trường hợp bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm lâm sàng

Bạn sẽ đến một trong các phòng khám mà bác sĩ chỉ định như sau:

  • Đo điện tim: phòng số 15
  • Chụp X-quang: phòng số 29
  • Siêu âm tim – mạch máu: phòng số 36
  • Siêu âm tổng quát: phòng số 35
  • Nội soi: phòng số 32, 33
  • Xét nghiệm: phòng số 38

Khi có đủ các kết quả chỉ định lâm sàng, bạn trở lại phòng khám bệnh, bác sĩ sẽ xem kết quả và chỉ định điều trị cho bạn và thực hiện bước 4.

3. Trường hợp bác sĩ chỉ định bạn nhập viện

Trong thời gian chờ hoàn tất hồ sơ nhập viện, bạn đóng tiền tạm ứng trước khi nhập viện. Số tiền tạm ứng khoảng 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Đối với bệnh nhân không có Bảo hiểm Y tế

Bạn thực theo 6 bước như sau:

Bước 1. Bạn đến khu khám bệnh, mua sổ và đăng ký khám bệnh tại quầy số 1.

Bước 2. Bạn đến quầy thu ngân đóng tiền khám và nhận biên lai đóng tiền.

Bước 3. Bạn đến phòng khám, nộp sổ và chờ gọi tên vào khám.

Bước 4. Bạn sẽ đóng tiền và làm thêm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 5. Sau khi hoàn thành các xét nghiệm, bạn đưa kết quả cho bác sĩ tại phòng khám ban đầu.

Bước 6. Bạn sẽ lấy thuốc hoặc nhập viện theo chỉ định của bác sĩ.

Đăng ký khám bệnh qua tổng đài Bệnh viện Trưng Vương

Nhằm giúp cho bệnh nhân có thể chủ động đăng ký khám bệnh theo nhu cầu, thời gian mong muốn, kiểm soát, tiết kiệm được thời gian đi lại, không phải xếp hàng chờ lâu và được phục vụ chuyên nghiệp hơn, Bệnh viện Trưng Vương đã triển khai dịch vụ đăng ký khám bệnh qua tổng đài theo số 1900 75 75 55.

Đối với dịch vụ đăng ký khám bệnh qua tổng đài, Bệnh viện Trưng Vương phục vụ cho cả các khách hàng khám Bảo hiểm Y tế và khám dịch vụ.

Cách sử dụng dịch vụ

Khi có nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 75 75 55. Bạn sẽ được Tổng đài viên tiếp nhận đăng ký lịch khám bệnh trước 7 ngày theo lịch hẹn mong muốn.

Sau khi đăng ký, theo lịch hẹn, bạn sẽ đến bệnh viện khám theo đúng thông tin đã đăng ký mà không phải chờ lâu hoặc quay về do hết giờ làm việc.

Giá cước dịch vụ: giá cước gọi từ điện thoại bàn là 3.000 đồng/phút, gọi từ điện thoại di động là 4.000 đồng/phút.

Chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương

Bạn có thể tham khảo chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương như sau:

Dịch vụGiá thành
CHẨN ĐOÁN BẰNG HÌNH ẢNH
Siêu âm35.000
Siêu âm Doppler màu tim 4D (3D REAL TIME)315.000
Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu qua thực quản578.000
Chiếu, chụp X-quang
Chụp CT Scanner đến 32 dãy (chưa bao gồm thuốc cản quang)500.000
Chụp CT Scanner đến 32 dãy (bao gồm cả thuốc cản quang)870.000
Chụp mạch máu (mạch não, chi, tạng, động mạch chủ, động mạch phổi…) số hóa xóa nền (DSA)4.335.000
Chụp động mạch vành hoặc thông tim chụp buồng tim dưới DSA4.335.000
Chụp và can thiệp tim mạch (van tim, tim bẩm sinh, động mạch vành) dưới DSA5.100.000
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng và mạch chi dưới DSA7.013.000
Các can thiệp đường mạch máu cho các tạng dưới DSA
(nút u gan, mạch phế quản, mạch mạc treo, u xơ tử cung, giãn tĩnh mạch sinh dục…)
7.055.000
Chụp X-quang số hóa 1 phim58.000
Chụp X-quang số hóa 2 phim71.000
Chụp X-quang số hóa 3 phim92.000
Chụp tử cung – vòi trứng bằng số hóa259.000
Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV) số hóa395.000
Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng (UPR) số hóa357.000
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang số hóa132.000
Chụp dạ dày – tá tràng có uống thuốc cản quang số hóa132.000
Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang số hóa166.000
Chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy1.811.000
CÁC THỦ THUẬT, TIỂU THỦ THUẬT, NỘI SOI
Thông đái54.000
Thụt tháo phân34.000
Chọc hút hạch hoặc u49.000
Chọc hút tế bào tuyến giáp63.000
Chọc dò màng bụng hoặc màng phổi82.000
Chọc rửa màng phổi111.000

Bảng giá chi tiết 2015 (theo timbenhvien.vn)

Với bài viết trên, Chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

Địa chỉ bệnh viện

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những cách diệt chấy hiệu quả

(63)
Có 6–12 triệu trẻ em trên thế giới bị chấy rận mỗi năm, và đây cũng là nỗi lo âu của các bậc phụ huynh vì có rất nhiều loại thuốc trị chấy rất ... [xem thêm]

Thay đổi cách sống, giảm rủi ro: 7 lời khuyên giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường

(61)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

Nhịp tim lý tưởng được xác định như thế nào?

(81)
Nhịp tim lý tưởng là một trong những chỉ số quan trọng nhất, thể hiện tình trạng sức khỏe cần đạt được, cũng như giúp bạn phòng tránh nguy cơ nhồi ... [xem thêm]

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Dễ lây nhưng không gây hại

(56)
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em dù không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao để tránh lây lan sang những người khác. ... [xem thêm]

Quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

(59)
Chạy thận nhân tạo (thẩm tách máu) là một phương pháp phổ biến để điều trị bệnh suy thận cấp. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?Phương pháp chạy ... [xem thêm]

Bạn đã biết đến tuyệt chiêu trị sẹo mụn bằng nha đam?

(63)
Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) là một loại cây đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế qua hàng ngàn năm, cụ thể là để làm dịu kích ứng da và ... [xem thêm]

Bác sĩ chuyên môn nào có thể theo dõi bệnh hen suyễn?

(89)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối, bạn đã biết chưa?

(80)
Một trong những biện pháp điều trị hàng đầu cho tình trạng viêm xương khớp là phẫu thuật thay khớp gối. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có những rủi ro ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN