Hướng dẫn con cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

(3.64) - 84 đánh giá

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ thường có nhiều mụn. Vì thế, bạn hãy hướng dẫn con cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì để trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Hơn 85% thanh thiếu niên gặp các vấn đề về mụn trứng cá rấtphổ biến này. Thông thường mụn xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc (mụn đầu trắng, mụn đầu đen,…) tại các vùng trên cơ thể như: mặt, cổ, vai, ngực, lưng và cánh tay trên. (1)

Các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì. Một số bé sẽ gặp phải tình trạng mụn trứng cá ồ ạt xuất hiện khiến gương mặt không còn láng mịn như trước. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, khiến con bạn mất tư tin khi giao tiếp cũng như tiếp xúc với mọi người. Lúc này, bạn hãy giúp con chăm sóc da khi bị mụn trứng cá cũng như dạy cho con các ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Các loại mụn trứng cá phổ biến

Mụn trứng cá có thể xuất hiện dưới các dạng như:

  • Mụn đầu trắng : Các chấm trắng là lỗ chân lông bị tác động bởi dầu và da được bao phủ bởi các lớp da.
  • Mụn đầu đen: Những nốt mụn đen bị tác động qua lỗ chân lông, trong đó các chất bẩn và chất nhờn được đẩy ra ngoài qua các nang. Màu đen không phải là màu do bụi bẩn hình thành. Nó có thể là từ vi khuẩn, tế bào da chết và vật chất phản ứng với oxy.
  • Sẩn, mụn mủ hoặc nốt sần: Các tổn thương nghiêm trọng hơn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh các nang bị tắc, thường đau và cảm thấy cứng.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, có mủ.

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Chu trình dưỡng da tốt có thể không bảo vệ con hoàn toàn khỏi bị mụn tấn công. Khi thấy da bé đột ngột nổi lên vài nốt mụn, bạn có thể làm như sau:

  • Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để giúp mụn lên đầu
  • Sử dụng tăm bông ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút cho sản phẩm phát huy tác dụng, khi thấy miếng dán bị mờ dần, có nghĩa là nhân mụn đã được hút ra
  • Sau đó lại dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
  • Không được sử dụng tay nặn mụn vì sẽ khiến nhiều vi khuẩn lây lan trên da.

Nên tránh những điều có thể làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn bao gồm:

  • Chà xát mạnh vùng mụn
  • Nặn hoặc chèn ép vết thâm
  • Áp lực và ma sát từ mũ bảo hiểm xe đạp, ba lô hoặc cổ áo chật
  • Thay đổi nồng độ hormone ở trẻ gái vị thành niên và phụ nữ trưởng thành từ hai đến bảy ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt

Tìm hiểu thêm: 8 thói quen xấu là nguyên nhân gây mụn mà bạn không ngờ tới!

Mẹo phòng ngừa mụn trứng cá

Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp trẻ kiểm soát mụn trứng cá hiệu quả nhất:

  • Không rửa quá nhiều hoặc sử dụng những miếng rửa mặt có độ ma sát. Mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên thông thường không phải do bụi bẩn nên chỉ cần hai lần rửa nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt mỗi ngày là đủ. Làm sạch quá nhiều có thể khiến da bị kích thích và khô, kích hoạt các tuyến tiết ra nhiều dầu hơn, làm tăng khả năng nổi mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu hoặc dược mỹ phẩm (những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) trên khuôn mặt.
  • Đừng bóp hoặc nặn mụn. Việc này có thể đẩy vi khuẩn mụn sâu hơn vào da dẫn đến viêm nhiều hơn và gây sẹo mụn vĩnh viễn.

Dưỡng da khi bị mụn trứng cá

Bạn có thể hướng dẫn con các bước sau đây để giúp tình trạng mụn được cải thiện và bảo vệ sức khỏe của làn da:

1. Làm sạch da

Việc đầu tiên và căn bản nhất trong chu trình dưỡng da là làm sạch da. Khi lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ, mụn hoặc các vấn đề khác sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Hãy hướng dẫn con rửa mặt bằng nước ấm cùng sữa rửa mặt chứa 2% benzoyl peroxide với kích cỡ của một hạt đậu, rửa 2 lần/ngày hoặc 3 lần nếu con vận động nhiều.

Một điều quan trọng cần nhớ khi điều trị mụn ở tuổi dậy thì là gội đầu mỗi ngày nếu tóc trẻ thuộc loại tóc dầu. Khi chất bẩn có trong dầu thừa của tóc dính lên da mặt, trẻ sẽ bị nổi mụn. Do đó, hãy khuyến khích trẻ siêng năng làm sạch da đầu và tóc.

2. Sử dụng thuốc đặc trị

Thuốc đặc trị sẽ giúp triệt tiêu nốt mụn hoặc ổ mụn nhanh hơn. Bạn nên mua cho con sản phẩm đặc trị mụn có chứa 2% axit salicylic (BHA) để chấm lên các nốt mụn bọc. Không thoa kem lên toàn mặt vì da trẻ sẽ bị khô căng.

3. Kem dưỡng ẩm

Da mụn không có nghĩa là không cần dưỡng ẩm mà ngược lại, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp sẽ giúp kết cấu của làn da được phục hồi nhanh hơn cũng như hỗ trợ thuốc đặc trị đạt kết quả tốt nhất.

Bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng, thấm nhanh và không gây nhờn rít da. Các sản phẩm có chữ như: “oil-free”, “non-comedogenic”, “nonacnegenic”. Ngoài ra, trẻ cũng cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước khi ra đường vào buổi sáng. Có thể gợi ý con sử dụng giấy thấm dầu để giảm bớt lượng dầu thừa trên da mặt, hạn chế gây ra mụn.

4. Uống thật nhiều nước

Trà sữa và nước ngọt chứa rất nhiều đường, một trong những tác nhân chính gây ra mụn. Tuy nhiên, trà sữa, nước ngọt lại là thức uống yêu thích của nhiều trẻ ở độ tuổi dậy thì.

Nếu con không thể từ bỏ những thức uống này, bạn có thể khuyến khích con uống thật nhiều nước lọc trong ngày hoặc nước ép trái cây tươi để thanh lọc cơ thể và hạn chế lượng đường hấp thụ.

Bạn nên để ý đến tình trạng mụn của con hiện giờ để có thể đưa ra các biện pháp hợp lí cho trẻ nhé. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc điều trị, hãy đưa trẻ đến phòng khám hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể và điều trị mụn trứng cá triệt để hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ, an thần, suy nhược

(28)
Nếu thường căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể uống nước sắc từ cây lạc tiên để bồi bổ cơ thể. Không dừng lại ở đó, lạc tiên còn nhiều tác dụng ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của nắng đến sẹo mụn trứng cá

(96)
Mụn thật đáng ghét nhưng sẹo mụn lại còn dễ sợ hơn bởi khó chữa hơn và tồn tại lâu trên da mặt. Bạn có biết mỗi loại sẹo mụn phải áp dụng cách ... [xem thêm]

4 lưu ý cho thai phụ mắc ung thư vú

(45)
Để chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ chuyên khoa ung thư vú thường dùng đến phương pháp “tam giác chẩn đoán”.Đỉnh đầu tiên của tam giác là bước khám ... [xem thêm]

Hâm nóng thức ăn có làm mất đi chất dinh dưỡng?

(16)
Bạn thường mua nhiều thực phẩm và chế biến một lần để tiết kiệm thời gian? Việc hâm lại đồ ăn không chỉ khiến thức ăn kém ngon mà còn làm mất đi ... [xem thêm]

Cho con ở nhà một mình thế nào là an toàn?

(44)
Việc cho con ở nhà một mình thật ra không quá đáng sợ nếu bạn biết được những biện pháp phòng ngừa và đưa ra các quy định cho bé làm theo.Hè là khoảng ... [xem thêm]

Trẻ 2 tuổi phát triển nhận thức đến mức độ nào?

(15)
Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian bé bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách chạm, tìm kiếm, cầm nắm và lắng nghe. Khi trẻ ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên ăn quả lê trong thời gian mang thai?

(96)
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên bao gồm nhiều loại trái cây lành mạnh. Nhiều người trong chúng ta thích thưởng thức một miếng lê mát lạnh vào ... [xem thêm]

Những điều cần lưu ý khi mẹ chọn nhạc cho thai nhi

(82)
Có rất nhiều cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe não bộ cho thai nhi như ăn các thức ăn tốt cho trí não, luyện tập thể dục, yoga để giảm căng thẳng, tham gia ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN