Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 1 – Bạn vừa biết rằng cha mẹ bạn bị ung thư

(4.34) - 33 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Thị Đào

Hiệu đính: Lê Trần Ánh Ngân, ThS.BS. Nguyễn Hải Nam

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng /2019

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Bạn vừa biết rằng cha mẹ bạn bị ung thư

Bạn vừa biết rằng một trong những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn bị ung thư. Bạn có cảm thấy sốc, chết lặng, tức giận hay sợ hãi? Bạn có cảm thấy cuộc sống thật bất công? Có một điều chắc chắn là bạn đang cảm thấy không tốt chút nào.

“Tôi biết có điều gì đó không ổn ngay khi tôi bước vào bếp. Mẹ tôi im lặng quá. Rồi mẹ tôi bảo mẹ bị ung thư. Tôi cảm thấy như mình sắp ngất đi. Tôi cố gắng cầm nước mắt. Tôi cảm thấy rất sợ hãi. Tôi chạy về phòng và chỉ ngồi trên giường rất lâu. Tôi gọi cho người bạn thân nhất của tôi, và hầu như bị suy sụp”- Sarah, 16 tuổi

Hiện tại, hãy cố gắng tập trung vào những sự thật này

Nhiều người sống sót sau ung thư. Hiện nay, có khoảng 12 triệu người sống sót sau ung thư ở Hoa Kỳ. Được như vậy là nhờ các nhà khoa học đang nghiên cứu những phương pháp mới và tốt hơn trong phát hiện và điều trị ung thư. Trong quãng thời gian thực sự khó khăn này, điều này sẽ cho phép bạn có hy vọng.

Bạn không cô đơn. Ngay bây giờ có vẻ như không ai khác trên thế giới có cảm giác như bạn. Theo một cách nào đó, bạn đúng. Không ai có thể cảm nhận chính xác cảm xúc giống như bạn. Nhưng sẽ có ích nếu bạn biết rằng có nhiều thanh thiếu niên có cha mẹ bị ung thư. Nói chuyện với người khác có thể giúp bạn ổn định lại cảm xúc .Hãy nhớ rằng, bạn không cô đơn.

Bạn không phải chịu trách nhiệm. Ung thư là bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, mà các bác sĩ cũng không thể biết được tất cả những nguyên nhân này. Không có nguyên nhân nào trong số này có liên quan đến những gì bạn đã làm, nghĩ hay nói.

Cân bằng là điều quan trọng. Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy căn bệnh ung thư của cha mẹ luôn ở trong tâm trí họ. Những người còn lại thì cố gắng tránh né. Hãy cân bằng cả hai. Bạn có thể vừa quan tâm đến cha mẹ của mình mà vẫn liên lạc với mọi người xung quanh và tiếp tục tham gia các hoạt động mà bạn quan tâm.

Kiến thức là sức mạnh, nó giúp bạn hiểu rõ về ung thư và phương pháp điều trị ung thư. Đôi khi những gì bạn tưởng tượng lại thực sự tồi tệ hơn thực tế.

“Tôi từng là một người dễ tính, vui vẻ. Kể từ khi cha tôi bị ung thư, tôi bắt đầu thổi phồng những vấn đề nhỏ nhặt. cố vấn của tôi ở trường đã cho tôi vào trong một nhóm những đứa trẻ có cha hoặc mẹ mắc bệnh ung thư. Gặp gỡ những đứa trẻ cũng đang trải qua điều tương tự như mình sẽ giúp ích rất nhiều” – Aaron, 14 tuổi.

Cảm xúc của bạn

Khi bạn đối diện với bệnh ung thư của cha mẹ, bạn sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau. Nhiều thanh thiếu niên khác có cha mẹ bị ung thư cũng sẽ có cảm xúc giống bạn bây giờ. Một số những cảm xúc được liệt kê phía dưới. Hãy nghĩ về những người bạn có thể chia sẻ cảm xúc của bạn.

Đánh dấu những cảm xúc bạn có

Sợ hãi

  • Thế giới của tôi sụp đổ.
  • Tôi sợ cha mẹ tôi sẽ chết.
  • Tôi sợ những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc ung thư. (Họ không thể.)
  • Tôi sợ sẽ có điều gì đó xảy ra với cha mẹ tôi ở nhà, và tôi sẽ không biết phải làm gì.

Việc bạn cảm thấy sợ hãi khi cha mẹ bạn bị ung thư là rất bình thường. Một số nỗi sợ hãi của bạn có thể là thật. Còn lại là dựa trên những điều sẽ không xảy ra. Và một số nỗi sợ hãi có thể giảm dần theo thời gian.

Cảm giác tội lỗi

  • Tôi cảm thấy tội lỗi vì mình khỏe mạnh trong khi bố mẹ lại bị bệnh.
  • Tôi cảm thấy tội lỗi khi tôi cười đùa và vui vẻ.

Bạn có thể cảm thấy tồi tệ khi mình vui chơi trong lúc bố mẹ bị bệnh. Tuy nhiên, vui chơi không có nghĩa là bạn

quan tâm ít hơn. Trong thực tế, nó có thể sẽ giúp cha mẹ của bạn thấy rằng bạn đang làm những điều bạn thích.

Tức giận

  • Tôi tức giận vì mẹ hoặc bố tôi bị bệnh.
  • Tôi bực các bác sĩ.
  • Tôi tức giận vì Chúa đã cho phép điều này xảy ra
  • Tôi tức giận vì những cảm xúc của bản thân.

Sự tức giận thường che đậy những cảm xúc khác khó thể hiện hơn.

Hãy cố gắng đừng để cơn tức giận của bạn tích tụ.

Bị thờ ơ

  • Tôi cảm thấy bị bỏ rơi.
  • Tôi không nhận được bất kỳ sự quan tâm nào.
  • Không ai nói cho tôi về những gì đang xảy ra.
  • Gia đình tôi không bao giờ trò chuyện với nhau nữa.

Khi cha mẹ bị ung thư, thường thì gia đình sẽ có sự thay đổi . Một số thành viên trong gia đình có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Cha hay mẹ bạn bị ung thư có thể sử dụng năng lượng của mình để cảm thấy tốt hơn. Cha hoặc mẹ không bị bệnh thì có thể tập trung giúp đỡ người bị ung thư. Cha mẹ của bạn không cố ý để bạn cảm thấy bị bỏ rơi. Điều đó xảy ra chỉ là do có quá nhiều thứ đang diễn ra.

Cô đơn

  • Không ai hiểu những gì tôi đang phải trải qua
  • Bạn bè tôi không đến nữa
  • Bạn bè tôi dường như không biết phải nói gì với tôi nữa

Chúng tôi đưa ra một vài điều bạn có thể làm để giải quyết các tình huống với bạn bè trong chương 8: Bạn và bạn bè của bạn. Còn bây giờ, hãy cố gắng nhớ rằng những cảm giác này không kéo dài mãi mãi.

Ngượng ngùng

  • Đôi khi tôi ngượng ngùng khi ra ngoài cùng bố mẹ bị bệnh
  • Tôi không biết phải trả lời câu hỏi của mọi người như thế nào

Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy ngượng ngùng khi có bố mẹ bị ung thư nói rằng theo thời gian thì việc giải quyết vấn đề này sẽ dễ dàng hơn.

Những cảm xúc bạn đang có là bình thường

Không có cách cảm nhận nào là “đúng” cả. Và bạn không đơn độc, mà nhiều thanh thiếu niên khác cùng hoàn cảnh như bạn cũng cảm nhận giống như vậy. Một số người đã nói rằng có cha mẹ bị ung thư đã thay đổi cách nhìn của họ về cuộc sống. Một số thậm chí nói rằng điều đó làm họ mạnh mẽ hơn.

Đối mặt với cảm xúc của bạn

Nhiều người thường không thoải mái chia sẻ những cảm xúc của mình. Họ phớt lờ chúng và hi vọng chúng sẽ biến mất. Những người khác chọn hoạt động vui vẻ trong khi họ thực sự không như vậy. Họ nghĩ rằng bằng cách hoạt động lạc quan, họ sẽ không thấy buồn hay giận dữ nữa. Điều này có thể giúp ích được một chút, nhưng không lâu dài. Thực tế, việc giữ cảm xúc trong lòng có thể ngăn bạn nhận được sự giúp đỡ bạn cần.

Hãy thử những cách sau

  • Nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Hãy làm điều đó cho bản thân bạn.
  • Viết lại những suy nghĩ trong nhật kí
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ để nói chuyện với những thanh thiếu niên khác đang đối mặt với những điều tương tự bạn. Hoặc có thể gặp một cố vấn. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những ý tưởng này trong chương 7 – Tìm kiếm sự hỗ trợ.

Có lẽ khó có thể tưởng tượng ngay bây giờ, nhưng, nếu bạn cho phép bản thân, bạn có thể trở thành một người mạnh mẽ hơn khi vượt qua trải nghiệm này.

“Đôi khi, điều giúp tôi nhiều nhất là chạy hoặc kickboxing cho tới khi kiệt sức” – Jed, 16 tuổi

Điều này có giống bạn không?

Nhiều đứa trẻ nghĩ rằng chúng cần bảo vệ cha mẹ bằng cách không làm họ lo lắng. Chúng nghĩ rằng chúng phải hoàn hảo và không gây ra bất cứ rắc rối nào vì bố hay mẹ chúng bị bệnh. Nếu bạn cảm thấy như vây, hãy nhớ rằng không ai hoàn hảo mọi lúc. Bạn cần thời gian để trút giận, để buồn và để hạnh phúc. Hãy cố gắng để bố mẹ bạn biết cảm xúc của bạn thế nào – ngay cả khi phải bắt đầu một cuộc trò chuyện.

“Tôi vẫn cứ tự nói với bản thân rằng tôi sẽ để những trải nghiệm này làm mình trưởng thành – không làm gục ngã được tôi” – Lydia, 16 tuổi.

“Sau khi bố bị ung thư, chị cả của tôi dường như luôn kiếm cớ để ra khỏi nhà. Một ngày nọ, tôi đã trách chị. Thay vì nổi điên, chị ấy bắt đầu khóc. Chị nói chị không thể chịu đựng được khi nhìn thấy bố đang đau. Tôi nói với chị tôi cũng cảm thấy như vậy. Bây giờ chúng tôi nói chuyện nhiều hơn và cùng nhau tiếp tục. Thật tốt vì điều đó” – Jamia, 13 tuổi

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Trần Ánh Ngân - Ths. BS. Nguyễn Hải Nam
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ứng phó với những bất ổn về tinh thần khi bị ung thư

(63)
Tổng quan chung Người bệnh ung thư và gia đình rất coi trọng lời khuyên cũng như vai trò chăm sóc của các nhân viên y tế trong quá trình điều trị ung thư, nhưng ... [xem thêm]

Chậm lành vết thương trong bệnh ung thư

(70)
Chậm lành vết thương là gì? Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành. Trong thời gian ... [xem thêm]

Khuyến cáo về dinh dưỡng trong và sau quá trình điều trị ung thư

(42)
Khuyến cáo về dinh dưỡng trong và sau quá trình điều trị ung thư Bệnh nhân ung thư cần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và ăn những thực phẩm bổ ... [xem thêm]

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

Phì đại tuyến vú nam

(17)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Bs. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài này cung cấp thông tin về bệnh phì đại tuyến vú ở nam giới, nguyên ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những website hữu ích

(14)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Hiện có rất ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Tăng trưởng sau chấn thương và ung thư

(31)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Từ lâu, người ta cho rằng đau khổ có thể là một nguồn thay đổi tích cực bản thân ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng sàng

(32)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Ung thư vú dạng sàng là gì? Ung thư vú dạng sàng là loại ung thư vú xâm lấn hiếm gặp, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN