Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì?

(3.62) - 13 đánh giá

Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì?

Ung thư và điều trị ung thư thường gây ra các vấn đề về thể chất, tâm thần và nhận thức. Những vấn đề này có thể làm cho người bệnh khó khăn trong việc tái hòa nhập cuộc sống, công việc bình thường. Chúng cũng có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những vấn đề xảy ra trong và sau điều trị này có thể được giải quyết nhờ chương trình phục hồi chức năng với bệnh ung thư.

Mục đích của phục hồi chức năng ung thư là:

  • Giúp bạn đạt trạng thái năng động nhất có thể và hòa nhập vào công việc, gia đình và các nhiệm vụ khác trong cuộc sống
  • Giảm bớt các tác dụng phụ và triệu chứng do bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị
  • Giúp bạn độc lập nhất có thể
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn

Phục hồi chức năng ung thư được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo trong lĩnh vực này – những người mà bạn có thể cùng làm việc trong quá trình điều trị, chăm sóc theo dõi hoặc sau khi khỏi bệnh.

Các vấn đề phục hồi chức năng ung thư có thể giải quyết

Các vấn đề về thể chất

Ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra nhiều loại vấn đề thể chất khác nhau. Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp giải quyết như là:

  • Đau đớn
  • Sưng nề
  • Yếu và mất sức
  • Hạn chế vận động và sự linh hoạt
  • Giảm sức chịu đựng
  • Biến đổi da do xạ trị
  • Phù do bạch huyết
  • Vấn đề thăng bằng và nỗi lo té ngã
  • Bệnh lý thần kinh, hoặc tê và ngứa ran ở tay hay chân
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Khó nuốt
  • Vấn đề về nhai
Tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ lên sức khỏe thể chất do ung thư và điều trị ung thư

Vấn đề chuyển động

Vấn đề chuyển động ảnh hưởng đến cách một người di chuyển xung quanh. Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trong:

  • Đứng dậy từ nền nhà
  • Đứng dậy từ ghế
  • Leo cầu thang
  • Đi dạo
  • Mặc quần áo
  • Tắm

Vấn đề nhận thức

Các vấn đề về nhận thức có liên quan đến năng lực tâm thần của một người. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về phục hồi chức năng ung thư nếu bạn có:

  • Khó khăn khi phối hợp nhiều nhiệm vụ
  • Khó suy nghĩ rõ ràng hoặc rối loạn tâm thần
  • Găp rắc rối với bộ nhớ

Các chuyên gia phục hồi chức năng ung thư

Các chuyên gia được mô tả dưới đây là những đại diện cho chuyên ngành phục hồi chức năng khác nhau, họ có thể là một thành viên trong nhóm chăm sóc ung thư của bạn. Tùy thuộc nhu cầu của bạn, bạn có thể tới khám một hoặc nhiều chuyên gia trong quá trình điều trị và phục hồi ung thư.

  • Chuyên gia vật lý trị liệu (PT). Chuyên gia về vật lý trị liệu giúp người bệnh cải thiện hoặc khôi phục khả năng di chuyển. Họ cũng có thể giúp giảm hoặc loại trừ cơn đau. Những người bị bệnh hoặc sống sót sau ung thư sẽ làm việc với chuyên gia vật lý triệu liệu ung thư .
  • Chuyên gia điều trị bằng lao động (OT). Các chuyên gia này giúp cho người bệnh đạt được chức năng, sự thoải mái và an toàn tối đa trong sinh hoạt hàng ngày. Liệu pháp này có thể gồm xử lý các công việc hàng ngày như tắm và mặc quần áo. Chương trình được xây dựng dựa trên cách bố trí của một ngôi nhà, trường học hoặc nơi làm việc. Các chuyên gia liệu pháp lao động cũng dạy những cách để giảm đơn giản hóa công việc. Điều này giúp người bệnh kiểm soát được sự mệt mỏi và những hạn chế khác.
  • Chuyên gia ngôn ngữ bệnh lý (SLP). Những người này chuyên về giao tiếp và rối loạn nuốt. Họ có thể giúp bệnh nhân duy trì khả năng nuốt và ăn sau khi xạ trị và hóa trị đối với bệnh ung thư đầu và cổ. Một chuyên gia ngôn ngữ bệnh lý cũng có thể giúp những bệnh nhân có vấn đề về nhận thức cải thiện trí nhớ và kỹ năng tổ chức của họ.
  • Chuyên gia trị liệu thể chất.Những người này còn được gọi là chuyên gia y học thể chất và phục hồi chức năng. Chuyên ngành của họ là phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các rối loạn thần kinh, cơ và xương – những thứ có thể ảnh hưởng đến vấn đề đi lại và hoạt động của bệnh nhân. Những chuyên gia này thường làm việc với những bệnh nhân cần điều trị đau.
  • Chuyên gia trị liệu phù bạch huyết. Những người này sẽ khám và điều trị phù bạch huyết. Họ tập trung vào việc giảm sưng nề và kiểm soát đau. Họ thường sử dụng các công cụ như quần áo bó, mát xa chuyên dụng, phương pháp băng bó và các bài tập.
  • Nhà tâm lý học nhận thức. Các nhà tâm lý học nhận thức, hay còn gọi là bác sĩ tâm thần kinh, là các chuyên gia trong lĩnh vực tìm hiểu hành vi liên quan đến chức năng não. Họ thường giúp xử trí “Rối loạn chức năng não sau hóa trị liệu”, một thuật ngữ được sử dụng để nói về các vấn đề về nhận thức mà những người mắc bệnh ung thư thường phải đối mặt phải trong và sau khi điều trị ung thư.
  • Nhà tư vấn hướng nghiệp. Nhà tư vấn nghề nghiệp hỗ trợ mọi người trở lại với công việc trong hoặc sau khi điều trị ung thư. Họ có thể giúp một người học được cách làm các tác vụ liên quan đến công việc hàng ngày dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm về việc trở lại làm việc sau ung thưlàm việc khi bạn bị ung thư.
  • Chuyên gia giải trí trị liệu. Những chuyên gia này điều trị và giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc bằng cách giúp giảm căng thẳng, lo âutrầm cảm. Họ cũng giúp xây dựng sự tự tin và nâng cao kỹ năng cá nhân. Liệu pháp giải trí cung cấp các dịch vụ điều trị theo nhiều cách khác nhau như thông qua nghệ thuật, thể dục, trò chơi, khiêu vũ và âm nhạc.
  • Chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng là một người chuyên sâu về thực phẩm và dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng ung thư giúp bệnh nhân hiểu được các hướng dẫn dinh dưỡng cho từng loại ung thư cụ thể và dinh dưỡng hỗ trợ trong quá trình điều trị. Họ cũng giúp bệnh nhân áp dụng mô hình ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Tìm hiểu thêm về các khuyến nghị dinh dưỡng trong và sau khi điều trị ung thư.
  • Chuyên gia sinh lý thể thao. Các nhà sinh lý học tập thể thao phân tích tình trạng sức khỏe một bệnh nhân để giúp họ cải thiện chức năng. Để đánh giá chức năng tim mạch và trao đổi chất , họ sử dụng các bài test căng thẳng cũng như các công cụ khác. Họ cũng có thể thiết kế các chương trình tập thể dục để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong và sau khi điều trị ung thư.
Tìm hiểu thêm về tập thể dục và ung thư.

Khi nào cần phục hồi chức năng ung thư

Bạn có thể có một vai trò chủ động trong vấn đề chăm sóc y tế cho riêng mình. Bất kì khi nào bạn có các triệu chứng khiến bạn hoạt động kém hơn hoặc làm khó thực hiện các công việc hàng ngày hơn, hãy thảo luận với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về phục hồi chức năng trong bệnh ung thư. Hãy tự vấn bản thân:

  • Tôi có gặp nhiều trở ngại hơn khi đi lại không?
  • Tôi có bị đau, yếu hay các triệu chứng khác không?
  • Tôi có gặp vấn đề khi tư duy rành mạch không?

Điều quan trọng là những triệu chứng mà bạn ghi nhận được cần phải giải quyết càng sớm càng tốt để chúng không bị tồi tệ hơn. Ví dụ, một chút cứng khớp khiến bạn không đưa tay quá đầu được có thể dẫn tới bạn ít sử dụng cánh tay đó hơn. Kết quả là, theo thời gian, cánh tay có thể trở nên yếu hơn và cứng hơn. Hoặc sưng nhẹ có thể là một dấu hiệu sớm của phù nề vì vậy nên được điều trị trước khi nó trở nên nặng nề hơn.

Trước khi bắt đầu điều trị, bạn cũng có thể tham vấn nhóm chăm sóc sức khỏe của mình về việc gặp chuyên gia phục hồi chức năng bệnh ung thư. Các chuyên gia này có thể đánh giá sức mạnh, khả năng linh hoạt và các hoạt động của bạn trước khi các vấn đề do bệnh hay do điều trị xuất hiện. Sau đó, bạn có thể được theo dõi trong suốt quá trình điều trị và hơn thế nữa bạn có thể phát hiện được các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Phương pháp tiếp cận này có thể làm tăng chất lượng cuộc sống của bạn. Và nó có thể làm giảm các triệu chứng và vấn đề có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống gia đình của bạn.

Tài liệu tham khảo

What is Cancer Rehabilitation?

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Đỗ Hồ Tĩnh Tâm - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

HBU – Ứng dụng Hỗ trợ Bệnh nhân Ung thư

(22)
HBU – Người bạn đồng hành của bệnh nhân ung thư Tải apps tại đây: Hệ điều hành iOS. Bấm vào đây để tải QR code Hệ điều hành Android Bấm vào đây ... [xem thêm]

Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền

(58)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền là gì? Hội chứng polyp hỗn hợp di truyền (HMPS) là một ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Khi điều trị không hiệu quả

(34)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu “Có vẻ như chúng tôi đã bỏ cuộc, nhưng tôi biết sẽ không như vậy. ... [xem thêm]

Loét tì đè

(22)
Vết loét do tì đè (pressure ulcers) rất phổ biến ở người không có khả năng tự xoay trở hiệu quả như bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa người, nằm liệt ... [xem thêm]

Sống chung với ống nuôi ăn

(34)
Giới thiệu Cơ thể cần dinh dưỡng để khỏe mạnh và phát triển. Khi bạn có vấn đề về sức khỏe và không thể ăn được, các bác sĩ sẽ đề nghị đặt ... [xem thêm]

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Giới thiệu

(47)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu một số thông tin cơ bản về bệnh u nguyên bào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN