Hội chứng khó viết: Bạn nên làm gì khi cây bút không chịu nghe lời?

(4.26) - 90 đánh giá

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi điều khiển cây bút khiến nét chữ nguệch ngoạc hoặc sai chính tả thì có thể bạn đang mắc hội chứng khó viết. Hội chứng này không chỉ thường gặp ở trẻ em mà người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải.

Chứng khó viết có thể khiến trẻ không thể hoàn thành các bài tập ở trường và người lớn làm việc không hiệu quả. Vậy có cách nào giúp bạn chẩn đoán và chữa trị hội chứng gây nhiều trở ngại giao tiếp này?

Hội chứng khó viết là gì?

Hội chứng khó viết (tên tiếng Anh là dysgraphia) là một khuyết tật học tập ảnh hưởng tới các kỹ năng vận động tinh của người mắc.

1. Chứng khó viết là khuyết tật học tập

Khi mới tập viết, nhiều bé gặp khó khăn trong việc viết chữ ngay hàng thẳng lối và việc này là bình thường. Tuy nhiên, nếu chữ viết tay của bạn vẫn tiếp tục không rõ ràng và ngay ngắn dù bạn đã qua giai đoạn tập viết thì đây có thể một khuyết tật học tập gọi là chứng khó viết.

Ở trẻ em, chứng khó viết thường xảy ra cùng với các khuyết tật học tập khác như ADHD và chứng khó đọc.

2. Nguyên nhân gây chứng khó viết

Chứng khó viết do hệ thống thần kinh có vấn đề và gây ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động tinh chính là kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay và ngón tay. Kỹ năng vận động tinh không những cần thiết cho việc viết chữ mà còn giúp bạn độc lập trong các sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, mặc đồ hay múc đồ ăn.

Ở người lớn, đôi khi chứng khó viết là do chấn thương não. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây chứng khó viết ở trẻ em.

Dấu hiệu hội chứng khó viết

Chứng khó viết có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn và dấu hiệu ở hai đối tượng này cũng có chút khác biệt.

Dấu hiệu chứng khó viết ở trẻ em

Trẻ em mắc chứng khó viết có chữ viết tay không rõ ràng, không đều hoặc không nhất quán về hình dạng hay kiểu chữ. Trẻ cũng thường viết chữ hoa và chữ thường lẫn lộn cũng như viết bài hay chép chính tả chậm.

Phụ huynh hoặc giáo viên có thể nhận thấy các triệu chứng trên khi trẻ bắt đầu tập ở trường. Bạn cũng có thể theo dõi thêm các dấu hiệu khác của chứng khó viết như:

– Thường xuyên phải tẩy xóa

– Cầm bút rất chặt tới nỗi có thể dẫn đến đau tay.

– Đặt cổ tay, cơ thể hoặc giấy trong tư thế lạ trong khi viết.

– Viết chính tả kém. Trẻ thường không viết trọn vẹn một chữ hay một câu mà hay bị thiếu chữ cái hoặc thiếu từ.

– Gặp khó khăn trong việc sắp xếp khoảng cách các chữ cái hoặc từ trên giấy. Các khoảng cách này thường không được thống nhất.

Chứng khó viết khiến trẻ gặp khó khăn khi phải viết và suy nghĩ cùng một lúc. Các bài tập sáng tạo văn học như làm thơ hay viết chuyện thường đặc biệt khó khăn với trẻ.

Dấu hiệu chứng khó viết ở người lớn

Nếu thường xuyên gặp khó khăn trong việc viết, bạn có thể nghĩ ra cách truyền đạt suy nghĩ mà không cần viết hoặc tránh viết hoàn toàn. Vì vậy, các dấu hiệu của hội chứng khó viết ở người lớn sẽ phức tạp hơn chứ không chỉ nằm ở nét chữ.

Dấu hiệu chứng khó viết khi bạn ở nhà

Dấu hiệu dễ thấy ở người lớn mắc hội chứng khó viết là tâm lý tránh viết lách và kỹ năng vận động tinh yếu. Các dấu hiệu khác có thể là:

  • Khó đọc bản đồ.
  • Khó vẽ hoặc đồ hình.
  • Có thể không thích nhắn tin
  • Mắc những lỗi chính tả đơn giản.
  • Cách cầm bút vụng về hay khác thường.
  • Chữ viết tay rất khó đọc đến mức bạn thậm chí không thể đọc được những gì bạn đã viết.
  • Gặp khó khăn trong việc cắt thức ăn, chơi ghép hình hoặc thao tác với các vật nhỏ bằng tay.
  • Chậm hiểu quy tắc của các trò chơi hoặc gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn từng bước.

Dấu hiệu chứng khó viết khi bạn đi làm

Ngày càng có nhiều công việc phụ thuộc vào máy tính nên công việc viết lách có thể không ảnh hưởng quá lớn đến công việc của bạn. Tuy nhiên, chứng khó viết vẫn có thể gây ra một số khó khăn trong công việc nếu bạn phải thực hiện các vận động tinh khác. Các dấu hiệu của chứng khó viết tại nơi làm việc có thể bao gồm:

  • Khó nhận ra lỗi chính tả.
  • Có thể khó khăn khi gõ máy tính.
  • Dùng quá nhiều cấu trúc câu đơn giản.
  • Từng bị chuột rút hoặc đau ở tay khi viết.
  • Thường viết sót chữ cái, đặc biệt là khi viết nhanh.
  • Thường sử dụng các câu sai ngữ pháp khi viết email hoặc báo cáo.
  • Thích đưa ra hoặc nhận hướng dẫn bằng lời nói thay vì bằng văn bản.
  • Lan man và dài dòng khi giao tiếp bằng chữ viết, viết email hoặc báo cáo.
  • Có thể giải thích rõ ràng suy nghĩ của bản thân khi nói nhưng lại gặp vấn đề khi viết.
  • Thường khó chọn đúng từ mình muốn sử dụng trong danh sách các từ gần giống nhau.
  • Chữ viết tay rất khó đọc đối với đồng nghiệp xung quanh hoặc với chính bản thân người viết.
  • Gặp khó khăn khi phải điền các mẫu đơn bằng tay, đặc biệt nếu phải viết chữ vào những khung cho sẵn.
  • Viết lẫn lộn các chữ cái viết thường và viết hoa hoặc viết mỗi chữ theo một kiểu khác nhau một cách ngẫu nhiên.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng khó viết

Bước đầu tiên để chẩn đoán chứng khó viết, bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ bệnh hoặc tình trạng nào khác có thể gây khó khăn khi viết. Sau đó, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến các chuyên gia để chẩn đoán. Các chuyên gia sẽ đưa ra các bài kiểm tra học thuật và viết để đo lường khả năng diễn đạt suy nghĩ bằng từ ngữ cũng như kỹ năng vận động tinh.

Bạn có thể sẽ phải thực hiện một số cử động như gõ ngón tay hoặc xoay cổ tay theo một cách nhất định. Bài kiểm tra cũng có thể bao gồm viết hoặc chép vài từ hoặc chữ cái. Các chuyên gia sẽ xem xét:

  • Tư thế
  • Cách cầm bút
  • Quá trình viết
  • Kết quả bài kiểm tra
  • Vị trí tay và cơ thể khi viết

Các chuyên gia có thể chẩn đoán hội chứng khó viết nhưng lại không có cách chữa trị hội chứng này. Giải pháp điều trị khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào việc bạn có bất kỳ khuyết tật học tập hoặc vấn đề sức khỏe nào khác hay không. Thuốc điều trị ADHD có thể giúp điều trị chứng khó viết ở một số trường hợp mắc cả ADHD và chứng khó đọc.

Nếu con bạn mắc hội chứng khó viết, bạn có thể giúp trẻ bằng cách:

  • Hướng dẫn trẻ dùng máy tính để gõ thay vì viết tay.
  • Chấp nhận và giải thích cho trẻ biết về hội chứng mình mắc phải.
  • Không chỉ trích khi trẻ mắc lỗi mà hãy động viên trẻ tiếp tục cố gắng cải thiện.
  • Cho trẻ bóp một quả bóng để cải thiện sức mạnh và khả năng phối hợp các cơ tay.
  • Cho trẻ sử dụng giấy có kẻ dòng và có ô ly để trẻ căn dòng các chữ cái và từ tốt hơn.
  • Cho trẻ thử dùng miếng đệm tay cầm bút hoặc các dụng cụ hỗ trợ cho việc viết khác.
  • Dạy trẻ cách giảm căng thẳng trước khi viết. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn trẻ lắc hoặc xoa tay nhanh.

Bạn cũng cần nói chuyện với giáo viên của con về hội chứng này và cho thầy cô biết những nhu cầu của con ở trường. Bạn có thể nhờ thầy cô hỗ trợ:

  • Được thi nói thay vì thi viết.
  • Giao các bài tập viết ngắn hơn.
  • Cho phép trẻ sử dụng máy tính để gõ thay vì viết tay.
  • In nội dung bài giảng cho trẻ để trẻ không phải viết quá nhiều.
  • Cho phép trẻ sử dụng các loại máy hỗ trợ cho việc ghi chép trong lớp.
  • Làm một số bài tập bằng cách quay video hoặc ghi âm thay vì viết nếu có thể.

Hội chứng khó viết không những ảnh hưởng tới sức học và hiệu suất làm việc mà còn tác động tiêu cực đến cả tâm lý của người mắc phải. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng rèn luyện mỗi ngày thì tình trạng sẽ được cải thiện. Hãy chia sẻ khó khăn của bạn với mọi người xung quanh để họ hiểu là bạn cần được cảm thông và giúp đỡ khi giao tiếp bằng chữ viết nhé!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị đau vùng xương chậu liên quan đến bệnh gì?

(73)
Đau vùng xương chậu không chỉ là vấn đề về sức khỏe của phụ nữ. Theo các thống kê hiện nay, cũng có không ít các cánh mày râu đang mắc phải vấn đề ... [xem thêm]

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

5 tư thế Kamasutra giúp tăng cơ hội thụ tinh

(82)
Nếu bạn muốn thêm hương vị mới cho đời sống tình dục của mình, hãy tạm thời gác qua tư thế truyền thống buồn tẻ và thử nghiệm những tư thế mới ... [xem thêm]

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần

(83)
Bạn đang mang thai và lo lắng không biết bé yêu có phát triển khỏe mạnh hay không? Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ cung cấp các thông tin ... [xem thêm]

Phương pháp tự nhiên điều trị viêm khớp vảy nến

(15)
Trên thực tế, không có thuốc trị bệnh vảy nến dứt điểm. Bạn chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc cũng như thay đổi ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể

(38)
Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể khiến nó trở thành một trong những thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày của bất kỳ ... [xem thêm]

Cách bảo quản sữa bột đã pha đúng cách

(19)
Nếu cho con uống sữa công thức, bạn cần biết một số thông tin về việc lựa chọn bình sữa, cách pha và cách bảo quản sữa bột đã pha thế nào cho ... [xem thêm]

Estrogen cao – căn bệnh đe dọa sức khỏe cả nam và nữ

(26)
Các loại hormone trong cơ thể vận hành theo cơ chế không ổn định. Cơ thể bạn sẽ hoạt động bình thường khi chúng ở mức cân bằng hoàn hảo. Tuy nhiên, khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN