Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần

(4.27) - 83 đánh giá

Bạn đang mang thai và lo lắng không biết bé yêu có phát triển khỏe mạnh hay không? Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để mẹ bầu chăm sóc bản thân tốt hơn, giúp mẹ và bé cùng khỏe.

Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Cân nặng trung bình của thai nhi nếu đủ tháng thường là 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Do đó, những mức chiều dài và cân nặng chuẩn được đưa ra để đánh giá xem thai có phát triển tốt hay không.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Mẹ bầu có biết, bảng chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi được đo theo những cách đo khác nhau không? Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần, bé được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như trọng lượng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Bảng chiều cao, cân nặng của thai nhi chuẩn theo từng tuần

Bảng chiều cao, cân nặng của thai nhi theo nghiên cứu của WHO (The World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới:

Tuổi thai nhiChiều dài (cm)Cân nặng (gam)
Tuần 81,61
Tuần 92,32
Tuần 103,14
Tuần 114,17
Tuần 125,414
Tuần 137,423
Tuần 148,743
Tuần 1510,170
Tuần 1611,6100
Tuần 1713140
Tuần 1814,2190
Tuần 1915,3240
Tuần 2025,6300
Tuần 2126,7360
Tuần 2227,8430
Tuần 2328,9500
Tuần 2430600
Tuần 2534,6660
Tuần 2635,6760
Tuần 2736,6875
Tuần 2837,61.000
Tuần 2938,61.100
Tuần 3039,91.300
Tuần 3141,11.500
Tuần 3242,41.700
Tuần 3343,71.900
Tuần 34452.100
Tuần 3546,22.400
Tuần 3647,42.600
Tuần 3748,62.900
Tuần 3849,83.000
Tuần 3950,73.300
Tuần 4051,23.500
Tuần 4151,53.600
Tuần 4251,73.700

Bạn hãy đối chiếu các chỉ số của bé cưng ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu trên để kiểm tra xem bé có đang phát triển tốt hay không. Song bạn đừng lo lắng quá nhiều nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đâu là lúc nên bận tâm về cân nặng của bé yêu vì như đã nói ở trên bởi sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

6 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, đây là các yếu tố quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé:

  • Yếu tố di truyền.
  • Sức khỏe của chính bạn: Nếu bạn bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn so với các bà bầu bình thường.
  • Vóc dáng, thể tạng của bạn: Đa phần những bà mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những bà mẹ khác.
  • Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bạn tăng cân quá nhiều, bé yêu của bạn có thể tăng trưởng vượt chuẩn khiến bạn có nguy cơ phải sinh mổ.
  • Thông thường con thứ thường lớn hơn con đầu. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
  • Số lượng bào thai: Nếu bạn mang song thai, đa thai, cân nặng của từng bé thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn là bình thường.
  • Các vấn đề phát triển bất thường cân nặng thai nhi so với tuổi thai

    Bạn cần biết là ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân chiều cao, cân nặng của thai nhi ở trên chỉ mang tính tham khảo nhất định. Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc xấp xỉ so với cân nặng chuẩn là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

    Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

    Nếu sau siêu âm, bác sĩ cho bạn biết rằng, bé yêu của bạn có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. Bạn có biết thai quá lớn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con?

    Ngoài ra, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa, nguy cơ mắc ung thư…

    Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh cho thích hợp.

    Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

    Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, tức là bé đang có dấu hiệu kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến khi sinh ra bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.

    Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

    Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

    Vai trò của việc theo dõi cân nặng thai nhi

    Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vì nỗi lo bé phát triển không khỏe mạnh nên các gia đình, bà mẹ thường có xu hướng bồi bổ quá mức khiến mẹ tăng cân không kiểm soát. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh và sự phát triển của trẻ sau này.

    Ngoài ra, trong thai kỳ, một số mẹ bầu thường có cảm giác chán ăn, ốm nghén, cơ thể không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai.

    Việc theo dõi cân nặng thai nhi là cực kì quan trọng giúp mẹ an tâm, thấu hiểu được sự phát triển của con đồng thời có một chế độ ăn uống, tập luyện trong cả thai kỳ hợp lí, vừa giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển trí não và thể chất tốt hơn vừa giúp sức khỏe mẹ ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở.

    Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như thế nào?

    Trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu cũng phải được chú trọng quan tâm. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng về cân nặng lẫn chiều dài của thai nhi.

    Trường hợp tăng cân quá mức tức là bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng bạn phải sinh mổ là rất cao do thai quá to. Ngược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

    Do vậy, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

    Trong suốt thai kỳ, bạn chỉ nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.

    Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3 kg/tuần mà thôi.

    Đặc biệt, một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự tăng trưởng về trọng lượng của thai nhi ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, chiều cao, cân nặng và mức độ quan hệ tình dục của mẹ.

    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Công dụng của hạt guarana và những lưu ý dành cho bạn khi dùng

    (92)
    Hạt guarana chứa nhiều khoáng chất hữu ích tốt cho sức khỏe khi được bổ sung ở mức độ vừa phải, chẳng hạn như tốt cho tim, trị táo bón.Guarana là một ... [xem thêm]

    Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

    (76)
    Tim thai thường xuyên được bác sĩ theo dõi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện ra các vấn đề nguy hiểm và có phương án chữa trị kịp thời.Bạn thắc ... [xem thêm]

    Bật mí 9 cách trị quầng thâm mắt hiệu nghiệm tức thời

    (29)
    Quầng thâm có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều cách trị quầng thâm mắt hiệu quả mà lại không quá ... [xem thêm]

    8 bí quyết dạy trẻ kết bạn dễ dàng mà cha mẹ nên áp dụng

    (44)
    Dạy trẻ kết bạn là một trong những kỹ năng sống thiết yếu mà bạn nên dạy cho con. Thực tế đã chứng minh, kết bạn là điều hết sức quan trọng và cần ... [xem thêm]

    Nước ép hoa quả có bổ dưỡng như bạn tưởng?

    (95)
    Nếu bạn là người thường xuyên uống các loại nước ép vì các lợi ích sức khỏe, Hello Bacsi sẽ tiết lộ những sự thật ít người biết về nước ép hoa ... [xem thêm]

    Trẻ hóa da đón xuân mới, đố ai đoán đúng tuổi thật!

    (76)
    Lão hóa da là vấn đề không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với người từ 40 tuổi trở lên. Có nhiều phương pháp giúp trẻ hóa da mặt như kem dưỡng, ... [xem thêm]

    10 cách chọn thành phần kem dưỡng ẩm cho da mụn

    (77)
    Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da không thể thiếu đối với mọi làn da, kể cả da mụn. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ về các thành phần cần có và cần tránh khi ... [xem thêm]

    10 triệu chứng viêm đại tràng mãn tính mà bạn nên biết

    (39)
    Viêm đại tràng thường rất giống với một số loại bệnh về đường ruột và tiêu hóa khác. Nếu bạn không biết sớm những triệu chứng viêm đại tràng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN