Hạt thầu dầu là thảo dược gì?

(4.01) - 94 đánh giá

Tên thông thường: African Coffee Tree, Arandi, Bi Ma Zi, Bofareira, Castorbean, Castor Bean, Castor Bean Plant, Castor Oil, Castor Oil Plant, Castor Seed, Erand, Eranda, Gandharva Hasta, Graine de Ricin, Huile de Ricin, Huile de Ricin Végétale, Mexico Weed

Tên khoa học: Ricinus communis

Tác dụng

Hạt thầu dầu dùng để làm gì?

Hạt thầu dầu được sử dụng với mục đích ngừa thai, chữa táo bón, phong, giang mai và một số bệnh lý khác.

Bạn có thể thoa dầu thầu dầu lên da (đắp lên chỗ sưng) để trị bệnh lý sau:

  • Các rối loạn về da, mụn nhọt;
  • Các túi nhiễm trùng (áp xe);
  • Viêm tai giữa, đau nửa đầu.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng dầu thầu dầu với những mục đích sau:

  • Điều trị táo bón;
  • Bắt đầu chuyển dạ trong thời kỳ mang thai;
  • Làm mềm da và chân chai, giảm các u nang và mụn cơm;
  • Thoa trên da để điều trị viêm xương khớp;
  • Ngừa thai, có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Hạt thầu dầu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của hạt thầu dầu là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế của loại thảo dược này. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hạt thầu dầu là gì?

Bạn có thể uống dầu thầu dầu như sau:

  • Đối với hầu hết bệnh lý: bạn dùng 15-60ml dầu thầu dầu;
  • Đối với việc làm sạch ruột: bạn dùng 30-80ml dầu thầu dầu với nước duy nhất một lần;
  • Đối với phương pháp nội soi: bạn dùng 60ml dầu thầu dầu vào đêm trước khi tiến hành nội soi.

Bạn cũng có thể dùng dầu qua đường bôi trực tiếp như:

  • Giảm viêm lông mi: bạn dùng dầu thầu dầu trên lông mi và mi mắt ít nhất 3-4 lần mỗi ngày trong một tuần.

Liều dùng của hạt thầu dầu có thể khác nhau và thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi và một số vấn đề khác. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về việc dùng dầu thầu dầu ở trẻ em dưới 18 tuổi. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của hạt thầu dầu là gì?

Loại thảo dược này được bào chế dưới dạng hạt và tinh dầu.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hạt thầu dầu?

Khi bạn uống dầu thầu dầu, có thể xảy ra những phản ứng phụ như:

  • Co thắt ở bụng;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Buồn ngủ;
  • Biếng ăn;
  • Ợ hơi;
  • Kích ứng ruột già;
  • Táo bón;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Mất cân bằng chất lỏng hoặc điện giải;
  • Khó tiêu;
  • Nhức đầu;
  • Mất ngủ;
  • Rò rỉ dịch màng ối vào máu của phụ nữ mang thai;
  • Mức kali thấp;
  • Chuột rút;
  • Buồn nôn;
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn;
  • Nôn mửa;
  • Yếu, mệt mỏi cơ thể.

Ngoài ra, khi sử dụng dầu thầu dầu dưới dạng thoa trên da, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng da;
  • Cảm giác châm chích;
  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Nổi mề đay;
  • Sưng mặt, môi hoặc lưỡi;
  • Chảy máu.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng hạt thầu dầu, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ chất nào có trong hạt thầu dầu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng loại thảo dược này. Đồng thời báo cho bác sĩ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng hạt thầu dầu.

Mức độ an toàn của hạt thầu dầu như thế nào?

Hiện tại không có nhiều thông tin về việc sử dụng dầu thầu dầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này. Bạn cần tránh sử dụng ở trẻ em để chữa táo bón.

Tương tác

Hạt thầu dầu có thể tương tác với những gì?

Thảo mộc này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hạt thầu dầu.

Bạn nên chú ý một số sản phẩm có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:

  • Thuốc, thảo mộc và chất bổ sung có ảnh hưởng đến huyết áp;
  • Thuốc, thảo mộc và chất bổ sung ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc kiểm soát hoạt động của p-glycoprotein;
  • Các chất khác bao gồm thuốc kháng viêm, ngừa thai, digoxin, thuốc lợi tiểu (thuốc kiểm soát nồng độ chất điện giải), droperidol, thuốc nhuận tràng, levomethadyl, thuốc giảm đau và silver sulfadiazine.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lanh

(65)
Tìm hiểu chungCây lanh dùng để làm gì?Người ta sử dụng hạt cây lanh cho nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm:Táo bón thường xuyên và kéo ... [xem thêm]

Thiên ma là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: black cohosh, black snakeroot, macrotys, bugbane, bugwort, rattleroot, rattleweedTên khoa học : Actaea macrotys, Actaea racemosaTác dụngThiên ma dùng để làm ... [xem thêm]

Giảo cổ lam là thảo dược gì?

(88)
Tên gốc: Giảo cổ lamTên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọTên khoa học: Gynostemma pentaphyllumTên tiếng Anh: JiaogulanTìm hiểu chungGiảo cổ ... [xem thêm]

Hạt mơ là thảo dược gì?

(20)
Tên thông thường: Apricot KernelTên khoa học : Prunus Armeniaca (LINN.)Tác dụngHạt mơ dùng để làm gì?Hạt mơ thường được sử dụng để sản xuất dầu. Các hoạt ... [xem thêm]

Hoa bia là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: hoa biaTên khoa học: humulusTìm hiểu chungHoa bia dùng để làm gì?Hoa bia là một loại thảo dược được sử dụng điều trị chứng lo âu, mất ... [xem thêm]

Quả tầm xuân là thảo dược gì?

(28)
Tên thông thường: Quả tầm xuân, LitoZin, Hyben Vital, Burr rose, camellia rose, Cherokee rose, chestnut rose, cabbage rose, Cili, coumaric acid, dog rose, French rose, gooseberry rose, ... [xem thêm]

Nấm agaricus là thảo dược gì?

(22)
Nấm agaricus được tìm thấy ở Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là loại thảo dược thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng như đái tháo ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa oải hương

(81)
Tên gốc: Oải hươngTên khoa học: LavandulaTên tiếng Anh: English lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende.Tìm hiểu tinh dầu hoa oải hươngOải hương là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN