Giúp mẹ bầu đối phó cơn mất trí nhớ thoáng qua

(4.48) - 60 đánh giá

Bạn có thể đã nghe nhiều về hội chứng mất trí nhớ hoặc hay quên khi mang thai. Vậy điều này có thật không? Và nếu có, bạn nên làm gì?

Vì sao mẹ bầu dễ bị mất trí nhớ thoáng qua?

Bạn có thể cảm thấy mình không được minh mẫn như trước khi mang thai, đặc biệt nếu bạn bị ốm nghén, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Đầu óc bạn có thể ngập tràn suy nghĩ về việc đang mang trong mình một mầm sống và những thay đổi sau này sẽ ra sao. Khi đó, bạn trở nên dễ phân tâm và quên hết mọi thứ.

Ở những giai đoạn sau của thai kỳ, các vấn đề về thể chất có thể khiến bạn bị mất trí nhớ khi mang thai. Một vài phần trên não bạn có thể lớn hơn theo sự phát triển của thai kỳ, nhưng tổng thể, não bạn lại nhỏ đi, ngay khi thai nhi được 9 tháng, não bạn sẽ có kích thước nhỏ nhất. Điều này có thể giải thích tại sao bạn lại bị mất trí nhớ thoáng qua, suy giảm khả năng tập trung và khả năng tiếp thu cái mới bị sụt giảm nghiêm trọng trong tháng cuối thai kỳ.

May mắn thay, những thay đổi ở não bộ bạn chỉ là tạm thời. Não sẽ tăng kích thước trở lại khi bạn sinh con được vài tháng. Khi bé được 6 tháng, não bạn sẽ trở lại kích thước như trước khi có thai.

Bí quyết hạn chế cơn mất trí nhớ thoáng qua

Nếu bạn e ngại rằng chứng mất trí nhớ thoáng qua khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của mình, bạn có thể áp dụng các bí quyết sau:

  • Dán những mẩu giấy nhỏ về các cuộc hẹn, ghi lại kế hoạch làm việc trên lịch, hoặc ghi chú trong điện thoại;
  • Luôn để vật dụng đúng vị trí trong nhà;
  • Lập danh sách việc phải làm và đánh dấu từng công việc đã hoàn thành.

Nếu cơn mất trí nhớ gây khó khăn cho bạn, hãy đơn giản hóa cuộc sống. Bạn nên ưu tiên những việc quan trọng và bỏ qua những việc không cần thiết. Nếu bạn không thể tập trung, hãy dành thời gian để não bộ được nghỉ ngơi. Hãy đi tắm, đi dạo, ăn tối cùng bạn đời, đọc sách, hoặc bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(15)
Điều bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và mong muốn chính là nhìn ngắm con mình dần lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Để nhận biết được con ... [xem thêm]

Thời điểm nào thích hợp để lần đầu quan hệ tình dục?

(35)
“Nếm trái cấm” lần đầu tiên là một bước ngoặt thực sự với mỗi người và chỉ nên trải nghiệm khi cả bạn và đối tác của mình thực sự sẵn sàng ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

Dương vật sẽ thay đổi theo thời gian như thế nào?

(32)
Như chúng ta đều biết, dương vật là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Đây là “vũ khí” không những giúp cánh đàn ông đạt được khoái ... [xem thêm]

6 chứng rối loạn ăn uống thường gặp

(63)
Các chứng rối loạn ăn uống tưởng chừng chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng nhưng lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Thậm chí, chứng này có ... [xem thêm]

Thấu hiểu sức khoẻ cảm xúc ở thanh thiếu niên

(89)
Tôi cần biết gì về sức khỏe cảm xúc ở tuổi thanh thiếu niên? Những năm thiếu niên là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời thơ ấu vào tuổi trưởng ... [xem thêm]

Thu hẹp âm đạo bằng 4 bài tập đơn giản

(43)
Có nhiều phương pháp giúp phụ nữ thu hẹp âm đạo. Trong đó, các bài tập se khít vùng kín được rất nhiều chị em ưa chuộng vì đơn giản, hiệu quả mà lại ... [xem thêm]

4 thực phẩm giúp vết thương trên da mau lành

(61)
Trên thực tế, da của chúng ta có khả năng tự chữa lành và tái tạo các lớp tế bào mới để thay thế cho các tế bào cũ khi bị thương, cháy nắng hoặc sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN