Giúp bạn dễ dàng kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ

(4.28) - 45 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ là gì?

Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn mắt di chuyển nhanh (REM) của giấc ngủ. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể nhớ được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ là:

  • Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ;
  • Bạn mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa;
  • Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc và ngăn không cho bạn ngủ tiếp;
  • Khi thức giấc bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi, cảm thấy bị khủng bố, giận dữ, xấu hổ hoặc căm thù;
  • Bạn vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh, nhưng không thể ra khỏi giường;
  • Bạn có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ;
  • Giấc mơ xảy ra gần cuối của giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới những khó khăn trong học tập, công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như lái xe và khả năng tập trung. Bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn trong cuộc sống hàng ngày Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Ác mộng xảy ra thường xuyên và dai dẳng nhiều lần;
  • Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ;
  • Bạn sợ phải đi ngủ;
  • Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

  • Stress: có thể do học tập và công việc, nhưng bệnh có thể còn nặng hơn khi bạn đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời;
  • Chấn thương: ác mộng thường xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc các tổn thương khác. Ác mộng là triệu chứng nổi bật của rối loạn căng thẳng sau chấn thương;
  • Thiếu ngủ: nếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn có thể gặp những cơn ác mộng tồi tệ hơn;
  • Sử dụng thuốc: một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm: một vài loại thuốc giảm trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc phong bế beta, các loại thuốc điều trị Caffeine và nicotine là chất kích thích kéo dài sự tỉnh táo của bạn và khiến bạn mất ngủ. Chất alcohol gây ra việc thức đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn;
  • Thường xuyên tập thể dục nhưng hãy cố gắng không tập thể dục gần thời gian đi ngủ vì nó kích thích cơ thể và khiến bạn khó ngủ. Các chuyên gia gợi ý bạn nên tập thể dục ít nhất ba đến bốn giờ trước giờ chuẩn bị đi ngủ;
  • Không nên ăn nhiều vào cuối ngày;
  • Tạo cho phòng ngủ cảm giác thoải mái khi ngủ. Bạn nên giữ phòng thật tối, yên tĩnh, không quá ấm hay quá lạnh. Nếu bạn không thể khắc phục vấn đề về ánh sáng thì hãy thử che mắt khi đi ngủ. Nếu không gian xung quanh khi ngủ quá ồn ào, bạn có thể dùng tai nghe hoặc quạt để ngăn cản tiếng ồn ảnh hưởng tới bạn;
  • Thực hiện một thói quen giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, hay đi tắm cũng giúp giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn;
  • Tránh dùng điện thoại, đọc sách điện tử hay những thứ chiếu sáng trước khi đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ hơn;
  • Nên ngủ trên giường, vừa thoải mái lại không gây ra các vấn đề về cột sống;
  • Nếu bạn khó ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ, hãy dậy đọc sách hoặc làm gì đó không gây khích thích thần kinh nhiều cho đến khi bạn buồn ngủ;
  • Nếu bạn khó ngủ vì đang lo lắng về một số thứ, hãy thử làm một danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều đó có thể giúp bạn tránh tập trung vào các lo lắng đó qua đêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40: 4 điều quan trọng để vẫn khỏe đẹp

(39)
Ở tuổi tứ tuần, phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể về cả ngoại hình lẫn sức khỏe. Việc trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ ... [xem thêm]

9 lầm tưởng về kinh nguyệt có thể khiến bạn ghét ngày đèn đỏ

(36)
Khi có kinh nguyệt có nên tắm không là một trong rất nhiều thắc mắc của các chị em. Bên cạnh đó, những lầm tưởng tiêu cực về kinh nguyệt khiến cho không ... [xem thêm]

Quầng thâm dưới mắt: Thủ phạm biến bạn thành gấu trúc!

(39)
Những quầng thâm dưới mắt chẳng những khiến bạn trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian che khuyết điểm mà vẫn dễ lộ vẻ hốc hác. Làm sao ... [xem thêm]

Nhịp tim lý tưởng được xác định như thế nào?

(81)
Nhịp tim lý tưởng là một trong những chỉ số quan trọng nhất, thể hiện tình trạng sức khỏe cần đạt được, cũng như giúp bạn phòng tránh nguy cơ nhồi ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì để đạp xe đúng cách?

(54)
Đạp xe là một hoạt động thể thao hết sức đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để đạp xe đúng cách nhằm tăng cường hiệu quả ... [xem thêm]

Ung thư phổi khi mang thai có nguy hiểm không?

(51)
Tình trạng ung thư phổi khi mang thai đang dần trở nên phổ biến hơn. Mặc dù có nhiều rủi ro nhưng nhiều phụ nữ đã tiếp nhận điều trị bệnh và sinh con ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe

(63)
Đôi khi tức giận có thể tốt cho bạn nếu nó chỉ xảy ra nhất thời và được thể hiện một cách tiết chế. Thực tế, cơn giận có thể giúp bạn suy nghĩ ... [xem thêm]

Biến chứng do thoái hóa khớp: Đừng xem thường!

(12)
Thoái hóa khớp là căn bệnh khá phổ biến với những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, các biến chứng do thoái hóa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN