“Giải mã” bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

(4.38) - 21 đánh giá

Ngày nay, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không vẫn còn là mối băn khoăn của không ít người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Một trong những căn bệnh về gan phổ biến nhất ở Việt Nam là gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu bắt nguồn từ lối sinh hoạt không lành mạnh và một số tình trạng sức khỏe khác.

Các triệu chứng gan nhiễm mỡ ban đầu thường rất mờ nhạt. Thêm vào đó, bệnh lý này còn có thể được điều trị triệt để. Do đó, không ít người vẫn mang tâm lý xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

Vậy, thực tế, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

Quá trình tích mỡ ở gan cần thời gian dài để tiến triển nhưng trong giai đoạn này, triệu chứng gan nhiễm mỡ thường không thể hiện rõ ràng. Do đó, người bệnh sẽ có xu hướng chủ quan và vô tình bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bất thường từ cơ thể.

Chính vì lẽ đó, các chuyên gia luôn đề cao việc tuyên truyền mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đến mọi người.

Mức độ nguy hiểm qua từng cấp

Để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không, bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ về độ nghiêm trọng của từng giai đoạn phát triển của bệnh, bao gồm:

Gan nhiễm mỡ độ 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất do bệnh vừa phát sinh. Lúc này, sức khỏe của bạn vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, nếu bạn sớm phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị hiệu quả, cơ hội phục hồi hoàn toàn rất cao.

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ 1 bằng cách áp dụng thủ thuật siêu âm.

Gan nhiễm mỡ độ 2

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 2, các dấu hiệu gan nhiễm mỡ bắt đầu thể hiện rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên. Đồng thời, lúc này, sức khỏe của bạn cũng đã bị tổn hại một phần.

Tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 không được kiểm soát tốt sẽ mau chóng phát triển thành gan nhiễm mỡ độ 3, giai đoạn nguy hiểm nhất.

Gan nhiễm mỡ độ 3

Khi nói về vấn đề gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không, mọi người thường đề cập đến mức độ nghiêm trọng của giai đoạn 3. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn này, hầu hết tế bào gan đã bị thay thế bởi mô mỡ, dẫn đến suy giảm chức năng gan.

Mặt khác, ranh giới giữa gan nhiễm mỡ độ 3 và những căn bệnh về gan nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan, rất mong manh.

Biến chứng gan nhiễm mỡ

Phần lớn trường hợp, gan nhiễm mỡ lâu ngày có nguy cơ dẫn đến xơ gan.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, biến chứng gan nhiễm mỡ chủ yếu là xơ gan. Mọi người còn hay gọi tình trạng này là sẹo gan giai đoạn cuối.

Sẹo gan hình thành từ phản ứng tự chữa lành của các tế bào gan đối với những thương tổn phát sinh tại đây, chẳng hạn như viêm. Nếu quá trình này tiếp tục kéo dài, tình trạng xơ hóa có thể chiếm phần lớn diện tích gan.

Trong trường hợp bạn không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, xơ gan có nguy cơ kéo theo một loạt biến chứng nguy hiểm phát sinh, bao gồm:

  • Chất lỏng tích tụ trong bụng hay cổ trướng
  • Sưng tĩnh mạch trong thực quản (giãn tĩnh mạch thực quản), có thể gây vỡ mao mạch và xuất huyết
  • Lú lẫn, dễ buồn ngủ và gặp khó khăn khi giao tiếp (bệnh não gan)
  • Gan ngừng hoạt động (suy gan giai đoạn cuối)
  • Ung thư gan

Một số kết quả thống kê cho thấy có khoảng 5–12% trường hợp người bị gan nhiễm mỡ phải đối mặt với tình huống xơ gan.

Các xét nghiệm đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan

Gan là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất để duy trì sự sống cho cơ thể. Vì vậy, nếu các bệnh về gan phát sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng. Từ đó, họ có cơ sở để đề ra phương hướng điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh gan, ví dụ như gan nhiễm mỡ, viêm gan…

Đối với tình trạng gan nhiễm mỡ

Siêu âm bụng là thủ thuật y tế phổ biến nhất dùng để xác định tình trạng gan nhiễm mỡ. Thông qua kết quả xét nghiệm, bạn còn có thêm thông tin về hệ gan mật.

Một số kỹ thuật xét nghiệm khác cũng có thể triển khai, bao gồm:

  • Thông số giảm âm được kiểm soát (Controlled Attenuation Parameter hay CAP)
  • Chỉ số FLI (Fatty liver index)
  • Steatotest

Đối với tình huống viêm gan

Nếu gan nhiễm mỡ đã tiến triển đến giai đoạn viêm gan, bạn có thể sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm như sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Xét nghiệm sinh hóa
  • Sinh thiết gan

Đối với trường hợp xơ gan

Khi xơ gan phát sinh do gan nhiễm mỡ, xác định mức độ xơ hóa là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng cho người bệnh.

Mức độ xơ hóa của gan có thể được đánh giá bởi:

  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Xét nghiệm máu (Fibrotest, Fibrosis 4…)
  • Sinh thiết gan
  • Siêu âm đàn hồi mô gan

Việc hiểu rõ bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không sẽ góp phần nâng cao ý thức của bạn trong phòng ngừa cũng như kiểm soát và điều trị bệnh lý này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khô âm đạo

(95)
Định nghĩaKhô âm đạo là tình trạng gì?Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh ... [xem thêm]

Stevia – chất làm ngọt tự nhiên không chưa calo

(23)
Stevia là gì? Từ “stevia” thật ra được dùng để chỉ cây Stevia rebaudiana , một loại cây họ Cúc ở vùng Nam Mỹ. Chỉ có vài bộ phận của cây có vị ... [xem thêm]

Tại sao bạn cần sử dụng kem đánh răng?

(49)
Bạn có biết có hơn 500 loại vi sinh vật trú ngụ trong vùng răng miệng. Nhiều loại trong số chúng kết hợp với các mẩu thức ăn thừa bám trên răng gây ra vôi ... [xem thêm]

Lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe

(95)
Thanh long là loại quả có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, trái thanh long có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.Lợi ích cho ... [xem thêm]

5 lời đồn khiến các mẹ bối rối khi cho bé ăn dặm

(35)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm không tốt mà bố mẹ thường cho trẻ ăn

(72)
Bên cạnh các món ăn bổ dưỡng, có những thực phẩm không tốt nhưng lại được bố mẹ vô tình thêm vào khẩu phần ăn của bé. Để biết những thực phẩm ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường

(49)
Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường được sinh ra khi người mẹ đang mắc bệnh tiểu đường. Điều đó tức là người mẹ này có lượng đường (glucose) ... [xem thêm]

8 tuần

(47)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Giai đoạn này, kích thước não của bé sẽ tăng dần lên. Trong ba tháng đầu tiên, não bé có thể tăng khoảng 5 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN