Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: từ khi sinh đến 3 tháng tuổi

(3.8) - 64 đánh giá

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để bé có giấc ngủ ngon và hình thành được thói quen ngủ tốt?

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thường ngủ từ 16 đến 17 giờ một ngày. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ được hơn hai đến bốn giờ vào một thời điểm, ngày hoặc đêm, trong những tuần đầu tiên của cuộc đời bé.

Bé ngủ không đều đôi khi cũng khiến bạn mệt mỏi. Khi lần đầu làm mẹ, bạn sẽ phải làm quen với việc phải thức dậy vài lần vào nửa đêm để ru, cho bú và dỗ bé.

Tại sao giấc ngủ của trẻ sơ sinh không thể dự đoán?

Các chu kỳ ngủ của bé ngắn hơn rất nhiều so với người lớn và các giấc ngủ ngắn được cho là cần thiết cho sự phát triển bất thường xảy ra trong não của bé.

Tất cả những điều không thể đoán trước này là một giai đoạn cần thiết cho bé và nó không kéo dài.

Khi nào bé sẽ bắt đầu ngủ lâu hơn?

Từ 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ngày ngắn hơn và ngủ đêm dài hơn, mặc dù hầu hết các bé thường thức dậy để bú vào ban đêm.

Khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, các chuyên gia cho biết hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ được trong khoảng từ 8 đến 12 giờ trong một đêm.

Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé?

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bé ổn định giấc ngủ:

  • Cho bé ngủ thường xuyên. Trong sáu đến tám tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn hai giờ đồng hồ. Nếu bạn cho bé đi ngủ trễ hơn, bé có thể mệt mỏi và gặp khó khăn khi ngủ;
  • Dạy bé biết sự khác biệt giữa ngày và đêm. Một số trẻ sơ sinh là “cú đêm” và bé sẽ thức khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ không thể làm được nhiều điều này. Nhưng một khi em bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm;
  • Lúc bé thức vào ban ngày, hãy nói chuyện và chơi với bé càng nhiều càng tốt. Bạn giữ cho nhà, phòng sáng và đừng lo lắng về việc giảm thiểu tiếng ồn ban ngày như chuông điện thoại, nhạc… Nếu bé ngủ quên trong lúc cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy;
  • Vào ban đêm, bạn không nên chơi với bé khi bé tỉnh dậy. Tắt bớt đèn, hạn chế tiếng ồn và không dành quá nhiều thời gian để nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ nhận ra đây là thời gian ban đêm cần phải ngủ;
  • Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi. Theo dõi bé để biết những dấu hiệu cho thấy bé mệt mỏi. Bé có thể giụi mắt, bứt tai hoặc trở nên cứng đầu hơn bình thường. Nếu bạn phát hiện thấy những dấu hiệu này hoặc bất kỳ dấu hiệu buồn ngủ khác, hãy thử đặt bé xuống để ngủ. Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu buồn ngủ này, hãy chuẩn bị cho bé một giấc ngủ ngắn;
  • Tập thói quen ngủ đêm cho bé. Không bao giờ là quá sớm để tập cho bé thói quen ngủ đêm. Nó có thể là những việc đơn giản như thay đồ ngủ cho bé, hát một bài hát ru và hôn tạm biệt bé;
  • Đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Đến khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tự ngủ một mình.

Với những lời khuyên trên đây, bé có thể có một giấc ngủ ngon và sớm hình thành thói quen ngủ tốt.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư gan ở trẻ em diễn tiến như thế nào? (Phần 2)

(95)
Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

Điều trị sâu răng khi mang thai

(36)
Có thể bạn đã từng nghe qua nhiều thông tin về mối liên hệ giữa mang thai và sâu răng. Những quan niệm sai lầm và thông tin sai lệch về sức khỏe răng miệng ... [xem thêm]

Thúc đẩy kế hoạch giảm cân cho người bệnh tiểu đường

(87)
Bạn đã sẵn sàng để giảm cân? Để đạt được thành công, bạn cần phải lập một kế hoạch giảm cân thực tiễn và có khả năng thực hiện được. Hãy ... [xem thêm]

“Bữa tối 30 phút” chuẩn cho bé và cả nhà

(76)
Đã bao lần bạn rời văn phòng trễ và hối hả về nhà, trong đầu không biết làm sao chuẩn bị kịp bữa tối cho con? Rồi lại còn phải đón con, chạy vội ra ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị tật bàn chân vẹo cho trẻ

(61)
Tật bàn chân vẹo là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ em, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc phát hiện ... [xem thêm]

20 mẹo vặt quần áo tuyệt vời dành riêng cho mẹ và bé

(42)
Bạn sẽ làm gì khi quần áo bị rách hoặc không còn mặc vừa nhưng lại không muốn bỏ đi? Đừng lo lắng, đã có những mẹo vặt quần áo hữu hiệu trợ giúp ... [xem thêm]

Não bị phù lên sau khi bị đột quỵ

(76)
Hầu hết các cơn đột quỵ thường nhỏ và không gây ra phù não đáng kể. Tuy nhiên, một vài trường hợp đột quỵ gây ra phù não mức độ nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Tập squat trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý điều gì?

(56)
Mẹ bầu thường lo lắng khi tập thể thao vì không biết mình nên tập những bài tập gì để tốt cho cả mẹ và bé. Nếu bạn cũng đang phân vân thì hãy thử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN