Đừng xem nhẹ Ho – một triệu chứng của hen suyễn

(4.27) - 34 đánh giá

Ho liên tục (mạn tính) thường liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả hen suyễn. Theo Học viện Bác sĩ Gia Đình Mỹ, cơn ho mạn tính thường kéo dài ít nhất 8 tuần hoặc lâu hơn. Ho dai dẳng là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Nó cũng có thể là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất của bệnh hen suyễn nếu không được điều trị.

Nhận diện hen dạng ho

Cơn ho thường được xem như một hoàn cảnh khó xử: Chức năng căn bản của một cơn ho là giúp bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm trùng, nhưng ho có thể gây sự phiền toái. Ho được chia thành 2 loại chính: ho có đờm và ho không kèm đờm. Khi mắc phải một cơn ho có đờm, nó tương đương với việc một lượng đờm đáng kể bị bật ra, và cơn ho này cũng giúp phổi loại thải các chất có hại tiềm ẩn.

Ho ở những người bị bệnh hen suyễn có thể hữu ích vì nó là một trong những cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Một cơn hen dạng ho có đờm sẽ tống đờm và chất nhầy ra khỏi phổi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ho do hen được xếp vào loại không kèm đờm. Nói cách khác, nó được gọi là ho khan – một phản ứng kích thích buộc các ống phế quản co thắt (hoặc đè nén). Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi sự phù nề (viêm) và co thắt của đường hô hấp, và các triệu chứng này gây nên chứng ho không kèm đờm. Ho hen cũng thường kèm theo thở khò khè. Đây là một âm thanh huýt the thé do đường hô hấp bị đè nén gây ra.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh hen dạng ho

Ho thường là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn. Trong thực tế, đôi khi triệu chứng của tình trạng bệnh lý này chỉ xuất hiện những cơn ho. Tuy nhiên, khi tìm hiểu xem liệu cơn ho của bạn có phải là ho do hen suyễn hay không, kết quả nghiên cứu này hữu ích trong việc đánh giá bất kỳ mầm mống tiềm ẩn liên quan đến triệu chứng bạn mắc phải. Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Nặng ngực do ho quá mức;
  • Thở khò khè;
  • Mệt mỏi do những cơn ho ban đêm;
  • Các vấn đề phát sinh khi tập thể dục;
  • Bệnh kéo dài và nhiễm trùng;
  • Khó thở.

Đối với hen suyễn, một cơn ho được xem như sự phiền hà, đặc biệt là vào ban đêm. Nó gây trở ngại cho giấc ngủ ngon và thỉnh thoảng phải nhờ đến các phương pháp điều trị đặc biệt để trợ giúp. Những cơn ho ban đêm thường liên quan mật thiết đến bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp chẳng hạn tràn khí. Chúng ta cũng cần hiểu biết về các triệu chứng liên quan đến cơn hen dạng ho. Tìm đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu cơn ho của bạn đi kèm:

  • Đau ngực;
  • Ho ra máu;
  • Sốt cao hay kéo dài;
  • Mất vị giác;
  • Đổ mồ hôi ban đêm;
  • Nói khó khăn do khó thở;
  • Những thay đổi màu da do khó thở;
  • Suy yếu.

Chẩn đoán và điều trị hen dạng ho như thế nào?

Trước khi bạn bắt đầu triển khai phác đồ điều trị hen dạng, bác sĩ của bạn sẽ tiến hành các bài kiểm tra hơi thở để đo lường chức năng phổi của bạn. Những nghiệm pháp này cũng có thể được tiến hành định kỳ để đo lường tính hiệu quả của các loại thuốc bạn có thể dùng. Các công cụ chẩn đoán phát huy tác dụng nhất ở những bệnh nhân 6 tuổi và lớn hơn. Bác sĩ của bạn cũng có thể làm xét nghiệm về dị ứng nếu họ nghi ngờ cơn ho của bạn là một triệu chứng của bệnh hen suyễn dị ứng.

Thuốc kiểm soát là phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng để chữa bệnh hen suyễn. Corticosteroid dạng hít giúp giảm viêm phế quản, một trong những nguyên nhân gây nên hen dạng ho. Các loại thuốc này được sử dụng lâu dài, không giống như loại cortisteroid dạng uống, được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn trong quá trình bùng phát nghiêm trọng.

Các loại thuốc dạng hít có tác dụng nhanh được quy định luôn phải cầm theo trên tay phòng trường hợp thở khò khè và cơn ho bùng phát. Hầu hết các loại thuốc này được xếp vào nhóm đồng vận beta tác dụng ngắn. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, thuốc dạng hít tác dụng nhanh chóng thường được chỉ định dùng một hay hai lần một tuần. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị bạn sử dụng chúng trước khi tập thể dục hay trong suốt cơn hen. Hãy gọi ngay bác sĩ nếu bạn nhận thấy bản thân bị lệ thuộc vào thuốc dạng hít tác dụng nhanh nhiều hơn so với sự chỉ định của bác sĩ.

Hen dạng ho cũng có thể thuyên giảm nếu bạn sử dụng các loại thuốc dạng uống dài hạn như thuốc kháng leukotriene. Một trong những loại thuốc được gọi là montelukast (Singulair). Những công tác điều trị chứng hen suyễn có liên quan đến chứng viêm mũi dị ứng.

Phương pháp điều trị thay thế có thể giúp chữa trị hen dạng ho nhưng chúng được xếp vào dạng phương pháp điều trị bổ sung. Đừng bao giờ ngưng dừng thuốc theo toa cho các loại thuốc chữa vi lượng đồng cân. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bất kỳ kỹ thuật nào dưới đây hữu ích cho chứng ho hen:

  • Châm cứu;
  • Các loại thảo mộc, như cây thường xuân khô và bạch quả;
  • Thôi miên;
  • Thiền;
  • Thở yoga (Bài tập đồng bộ hơi thở Pranayam).

Liệu bạn có thể phòng ngừa căn bệnh hen dạng ho triệt để?

Ngoài điều trị, bạn có thể giảm sự tác động của cơn ho do hen chỉ bằng một vài thay đổi nhỏ trong lối sống. Ví dụ, đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của bạn có thể giúp làm giảm những cơn ho ban đêm. Bạn cũng có thể phải hạn chế các hoạt động ngoài trời nếu chất lượng không khí kém.

Bạn cũng nên tránh các chất kích thích và kích thích tố có thể làm cơn ho của bạn thêm tồi tệ. Những kích thích tố này bao gồm:

  • Khói thuốc lá;
  • Hóa chất và chất tẩy rửa;
  • Không khí lạnh;
  • Bụi;
  • Độ ẩm thấp;
  • Mốc;
  • Phấn hoa;
  • Lông vật nuôi;
  • Nhiễm virus.

Nếu bệnh hen suyễn của bạn càng trầm trọng hơn do dị ứng, bạn cũng cần phải phòng tránh và điều trị phơi nhiễm chất gây dị ứng trước khi các triệu chứng hen suyễn của bạn tiến triển.

Bản thân bệnh hen suyễn không thể chữa được. Nhưng nếu kiểm soát chúng tốt, bạn có thể có một cuộc sống thoải mái hơn. Điều trị các triệu chứng bệnh hen suyễn như ho cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa tổn thương ở phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bằng cách quản lý đúng cách, bệnh ho của bạn cuối cùng cũng sẽ thuyên giảm để bạn có thể quay trở lại trạng thái bình thường như trước đây. Nhớ liên hệ với bác sĩ nếu cơn ho do hen của bạn vẫn tiến triển bất chấp việc điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng rối loạn tích trữ đáng sợ như thế nào?

(17)
Chứng rối loạn tích trữ đáng sợ như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có cách tiếp cận cũng như điều trị phù hợp.Chứng rối ... [xem thêm]

Tha thứ

(99)
Tha thứ: Thái độ của bạn ảnh hưởng lên sức khỏe Cho dù đó là một cuộc cãi vã đơn giản với bạn đời hay sự oán giận kéo dài đối với người thân, ... [xem thêm]

Bất ngờ với những nguyên nhân gây đau tim kỳ lạ

(10)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

Vì sao vợ bạn không hứng thú chuyện chăn gối?

(94)
Khi phụ nữ không hứng thú chuyện chăn gối, không phải lúc nào cũng là do cô ấy đang giận dỗi mà cũng có thể là vì bạn chưa biết cách hấp dẫn vợ ... [xem thêm]

Xà phòng castile: Sản phẩm kỳ diệu khi làm sạch và làm đẹp

(89)
Xà phòng castile hay còn gọi là xà phòng thực vật là loại xà phòng có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật. Nó hoạt động tự nhiên, không gây độc hại và rất ... [xem thêm]

Cách ngăn chặn lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(55)
Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Chu kỳ của tâm trạng và đột quỵ

(95)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Đừng đánh mất chính mình khi bạn làm mẹ!

(26)
Không ai muốn đánh mất chính mình khi làm mẹ, song vai trò thiêng liêng này có thể khiến bạn quên mất bản thân từ lúc nào không hay.Công việc đòi hỏi bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN