Chụp mạch máu não bằng CT hoặc MRI

(4.3) - 10 đánh giá

Chụp mạch máu não (Cerebral Angiography) là gì?

Túi phình động mạch não giữa bên trái (mũi tên đỏ) trên hình chụp CT mạch máu não và hình chụp mạch máu não thông thường của bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện.

Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…

Chụp mạch máu thông thường (Catheter angiography) là gì?

Chụp mạch máu thông thường là một kỹ thuật hình ảnh y học đã được sử dụng để khảo sát các mạch máu từ lâu. Một ống thông mạch (catheter) rất nhỏ và dài, được luồn qua động mạch đùi để đến các mạch máu cần khảo sát.

Chụp mạch máu não bằng CT hoặc MRI (CT or MRI Cerebral Angiography) là gì?

Hình chụp CT mạch máu não của bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do có túi phình động mạch thông trước (mũi tên đỏ).

Chụp mạch máu não bằng CT và MRI là kỹ thuật mới không xâm lấn. Những kỹ thuật mới này đang được sử dụng nhiều hơn như một sự thay thế chụp mạch máu thông thường.

Chụp CT mạch máu (CTA) sử dụng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch để tăng cường khả năng hiển thị của các mạch máu.

Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) cũng thường sử dụng thuốc tương phản từ tiêm tĩnh mạch.

Chụp mạch máu não bằng CT và MRI rất hữu ích trong việc khảo sát các mạch máu của não. Khi bệnh nhân đến nhập viện do xuất huyết trong não, các kỹ thuật này thường được thực hiện đầu tiên để xác định nguồn gốc của xuất huyết não và lên kế hoạch điều trị. Đối với phần lớn các trường hợp cấp cứu, chụp mạch máu não bằng CT được ưu tiên lựa chọn hơn MRI vì cho kết quả nhanh hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá bệnh nhân đột quỵ cấp (acute stroke).

Các kỹ thuật này cũng rất hữu ích trong các tình huống không khẩn cấp. Chúng có thể được dùng để tầm soát ở những người không có triệu chứng và/hoặc có nguy cơ bị các bệnh như phình động mạch não hay hẹp hoặc tắc động mạch não. Bằng cách chủ động tầm soát phình động mạch đe dọa mạng sống, chúng ta có thể điều trị ngăn ngừa nguy cơ đột tử. Những kỹ thuật này cũng được sử dụng để giúp điều trị và theo dõi những bệnh nhân bị hẹp hoặc tắc mạch.

Tầm soát ở một bệnh nhân có tiền sử gia đình bị túi phình mạch máu não; hình chụp cộng hưởng từ mạch máu não cho thấy bệnh nhân có túi phình ở động mạch não giữa bên phải (mũi tên đỏ).

Nguy cơ khi chụp mạch máu não là gì?

Sau đây là một số nguy cơ liên quan đến chụp mạch bằng CT và MRI:

Chụp mạch máu bằng cộng hưởng từ (MRA)

  • Nguy cơ phản ứng dị ứng với thuốc tương phản từ.
  • Những bệnh nhân sợ khoang kín (claustrophobia) có thể không thoải mái khi chụp.
  • Các dụng cụ cấy ghép kim loại (implants) có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường hoặc có thể gây xảo ảnh (artifarct).

Chụp mạch máu bằng CT (CTA)

  • Nguy cơ nhiễm xạ, tuy nhiên, nó cũng dưới mức gây ra ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể.
  • Nguy cơ phản ứng dị ứng với thuốc cản quang.

Trước khi bạn được chụp, hãy để bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên (radiologist or technologist) biết nếu có các trường hợp sau đây:

Chụp mạch bằng cộng hưởng từ (MRA):

  • Hiện đang có thai hoặc cho con bú.
  • Trám răng hoặc niềng răng.
  • Hiện có kim loại (kẹp, vít…) trong người hoặc trong hộp sọ.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc tương phản từ (gadolinium) ở lần chụp trước.
  • Sợ khoang kín (claustrophobia).
  • Có bất kỳ thiết bị từ tính, cơ khí hoặc điện tử.
  • Phẫu thuật phình động mạch não hoặc thiết bị trợ thính.

Chụp mạch bằng CT (CTA):

  • Hiện đang có thai hoặc cho con bú.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc cản quang ở lần chụp trước.
  • Bệnh thận.
  • Hen suyễn có sử dụng ống thuốc hơn 2 lần mỗi ngày.
  • Bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn chuẩn bị

Sau đây là các hướng dẫn chuẩn bị chung cho chụp mạch máu bằng CT và MRI. Bạn có thể nhận được các hướng dẫn bổ sung hoặc khác biệt tuỳ vào tình hình cụ thể của bạn. Xin vui lòng liên hệ với bệnh viện nơi bạn sẽ được chụp mạch máu nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì.

  • Không ăn thức ăn đặc trong 4 giờ trước khi chụp.
  • Tháo tất cả đồ trang sức, kẹp tóc, răng giả và các kim loại khác.
  • Nếu dùng thuốc an thần, phải sắp xếp phương tiện đi đến và đi về hợp lý sau khi chụp.

Những điều mong đợi

Trước khi chụp

Trước khi chụp mạch máu bằng CT hoặc MRI, bạn sẽ điền vào giấy tờ và phiếu cam kết để bác sĩ chẩn đoán hình ảnh biết bệnh sử của bạn.

Trong khi chụp

Chụp mạch bằng MRI (MR Angiography)

  • Một kỹ thuật viên sẽ hỏi bạn một số câu hỏi an toàn và trả lời câu hỏi của bạn.
  • Bạn sẽ phải tháo tất cả các vật dụng kim loại, chẳng hạn như kính mắt, thắt lưng, kẹp tóc và đồ trang sức. Bạn cũng sẽ thay đồ và mặc áo choàng. Bạn có thể được sử dụng một tủ khóa an toàn để cất giữ đồ cá nhân của bạn trong lúc bạn chụp mạch.
  • Nếu bạn cần tiêm thuốc tương phản từ hoặc thuốc an thần, một đường truyền tĩnh mạch sẽ được thực hiện ở tay của bạn.
  • Bạn sẽ đi đến phòng chụp. Các kỹ thuật viên sẽ giúp bạn nằm lên bàn MRI.
  • Trong quá trình chụp, kéo dài ít nhất là mười phút, máy MRI sẽ tạo nhiều âm thanh lớn lập đi lập lại. Bạn sẽ được cung cấp với nút tai hoặc tai nghe để bảo vệ thính giác của bạn. Bạn có thể được cho đeo tai nghe để nghe nhạc hoặc nút tai để chặn tiếng ồn, để bảo vệ thính giác của bạn trong quá trình chụp. Điều vô cùng quan trọng là phải nằm im trong quá trình chụp MRI để tránh làm mờ hình ảnh.
  • Bạn sẽ được tiêm thuốc tương phản từ nếu cần thiết. Bạn có thể cảm thấy một cảm giác nóng khi thuốc được tiêm vào cơ thể của bạn.
  • Nếu một đường truyền tĩnh mạch sẽ được thực hiện ở tay của bạn, nó sẽ được gỡ bỏ sau khi chụp xong.
  • Bạn sẽ thay lại quần áo của bạn.
  • Các kỹ thuật viên sẽ không ở trong phòng trong quá trình chụp, nhưng bạn có thể nói chuyện với họ thông qua hệ thống liên lạc.

    Chụp mạch bằng CT (CT Angiography)

  • Một kỹ thuật viên sẽ hỏi bạn một số câu hỏi an toàn và trả lời câu hỏi của bạn.
  • Bạn sẽ phải tháo tất cả các vật dụng kim loại, chẳng hạn như kính mắt, thắt lưng, kẹp tóc và đồ trang sức. Bạn cũng sẽ thay đồ và mặc áo choàng. Bạn có thể được sử dụng một tủ khóa an toàn để cất giữ đồ cá nhân của bạn trong lúc bạn chụp mạch.
  • Một đường truyền tĩnh mạch sẽ được thực hiện ở tay của bạn.
  • Bạn sẽ đi đến phòng chụp. Các kỹ thuật viên sẽ giúp bạn nằm lên bàn CT.
  • Trong quá trình chụp, kéo dài chưa đầy mười phút, bạn sẽ nghe thấy tiếng ù và tiếng ồn khi máy quét CT xoay quanh cơ thể của bạn. Điều vô cùng quan trọng là phải nằm im trong quá trình chụp CT để tránh làm mờ hình ảnh.
  • Sau khi một hình ảnh được chụp, một lượng thuốc cản quang nhỏ được đưa vào cơ thể bạn để khảo sát thời gian thuốc đến được não. Sau đó máy bơm tiêm tự động bơm một lượng lớn thuốc cản quang hơn vào cơ thể bạn. Bạn có thể cảm thấy một cảm giác nóng hoặc vị kim loại trong miệng khi thuốc được tiêm vào cơ thể của bạn. Máy sẽ chụp nhanh tất cả các hình ảnh và máy bơm tiêm tự động sẽ bơm thuốc cản quang khi cần thiết.
  • Đường truyền tĩnh mạch sẽ được gỡ bỏ sau khi chụp xong.
  • Bạn sẽ thay lại quần áo của bạn.
  • Các kỹ thuật viên sẽ không ở trong phòng trong quá trình chụp, nhưng bạn có thể nói chuyện với họ thông qua hệ thống liên lạc.

    Sau khi chụp

    Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường ngay sau khi chụp. Bạn nên uống nước thêm một ngày để loại bỏ nhanh hơn thuốc từ cơ thể của bạn.

    Kết quả chụp

    Những hình ảnh chụp được sẽ được đọc bởi một bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm. Bác sĩ này sẽ gửi kết quả đến bác sĩ của bạn (người đã chỉ định chụp mạch máu bằng CT hoặc MRI). Bác sĩ của bạn sẽ thảo luận về các kết quả cũng như giải thích ý nghĩa của chúng cho bạn.

    Trong lúc chụp, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ thấy hạnh phúc khi trả lời các câu hỏi của bạn về quá trình chụp, tuy nhiên, họ sẽ không thể cung cấp ngay lập tức cho bạn các kết quả chụp mạch máu của bạn.

    Tài liệu tham khảo

  • http://www.riainvision.com/exams/cerebral_angiography.aspx
  • http://cmi4mri.com/Case_StudiesActual_Scans.cfm
  • http://www.angiocalc.com/images/about/Image5.jpg
  • http://www.angiocalc.com/images/about/Image3.jpg
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lâm Xuân Nhã - BS. Nguyễn Hữu Thanh
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Kháng thể 21-hydroxylase

    (39)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylaseBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase là gì?Xét nghiệm định ... [xem thêm]

    Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận

    (94)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận (anti-GBM).Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu/Quan sát tế bào mô của phổi hoặc thận dưới ... [xem thêm]

    Độ thâm nhập của tinh trùng

    (26)
    Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm độ thâm nhập của tinh trùngBộ phận cơ thể/mẫu thử: Tinh trùngTìm hiểu chungXét nghiệm độ thâm nhập của tình trùng là ... [xem thêm]

    Hormone chống bài niệu

    (39)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm hormone chống bài niệu (ADH, Vasopressin)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm hormone chống bài niệu là gì?Xét ... [xem thêm]

    Nhũ ảnh và MRI vú

    (66)
    Giới thiệu tổng quan về chụp nhũ ảnh Chụp nhũ ảnh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư vú ở hầu hết bệnh nhân, ... [xem thêm]

    Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà

    (88)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nước tiểuTìm hiểu chungXét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà là gì?Xét ... [xem thêm]

    Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể

    (21)
    Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác. Kháng nguyên và kháng thể là gì? ... [xem thêm]

    Siêu âm xuyên sọ

    (63)
    Tên kỹ thuật y tế: Siêu âm xuyên sọBộ phận cơ thể/mẫu thử: Sọ và các cấu trúc bên trongTìm hiểu chungSiêu âm xuyên sọ là gì?Siêu âm xuyên sọ dùng sóng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN