Để bé không thiếu chất vì dị ứng thức ăn

(4.18) - 67 đánh giá

Việc con bạn bị dị ứng có thể khiến bạn lo lắng và phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là loại bỏ thức ăn đó khỏi chế độ ăn của trẻ. Nhưng khi làm vậy, con bạn có thể bị mất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Để bé không thiếu chất, một chế độ ă­­­n cân bằng, giàu dinh dưỡng là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Cơ thể con bạn cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển lành mạnh. Bạn không cần quá bận tâm nếu bạn cần bỏ vài loại thức ăn nhất định trong một thời gian ngắn. Nhưng thông thường khi quá 2 tuần, bạn phải tìm những nguồn dinh dưỡng an toàn khác để thay thế những chất dinh dưỡng trong các thực phẩm mà con bạn không thể ăn. Dưới đây là những cách để cân bằng chế độ dinh dưỡng của con bạn trong một vài dị ứng thức ăn thường gặp.

Dị ứng sữa

Sữa là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Sữa cung cấp một nguồn giàu dinh dưỡng thiết yếu để khoáng hóa và tăng trưởng xương. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong suốt những giai đoạn tăng trưởng mạnh. Những chất dinh dưỡng này bao gồm: protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, riboflavin và phốt-pho.

Tuy nhiên, để có đủ canxi, con bạn có thể cần ăn nhiều nguồn thực phẩm không sữa chứa canxi khác. Điều này có thể vượt quá khả năng ăn của một đứa trẻ. Ví dụ, một cốc rau xanh có chứa lượng canxi tương đương với 120 ml sữa. Một trẻ cần 500 mg canxi mỗi ngày sẽ cần 4 cốc rau xanh để đáp ứng đủ nhu cầu. Liệu con bạn sẽ ăn hết số rau này? Có lẽ không nhưng việc cho trẻ thử có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. Một cách khác cho bạn là tìm kiếm những thức ăn tăng cường canxi.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần bổ sung thực phẩm chức năng cho con bạn. Nếu trẻ đang ở độ tuổi mà sữa công thức là một phần lớn trong chế độ ăn của trẻ, thì thực phẩm chức năng có thể là không cần thiết.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm thay thế sữa như một nguồn dự trù cho con bạn (trẻ hơn 1 tuổi). Bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa tăng cường gạo, sữa có nguồn gốc từ ngũ cốc và quả hạch (như sữa yến mạch và sữa hạnh nhân) nếu trẻ dung nạp được. Hãy đọc kỹ nhãn hàng để đảm bảo những sản phẩm thay thế sữa này có nhiều chất dinh dưỡng khác.

Dị ứng trứng

Trẻ em dị ứng trứng phải tránh trứng ở tất cả các dạng, trừ khi bác sĩ cho phép. Lòng trắng trứng là phần trứng gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tách lòng trắng khỏi lòng đỏ.

Trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cũng như sắt, folacin, axit pantothenic, riboflavin, selen, vitamin A, D, E và B12. Con bạn có thể có đủ lượng protein từ những nguồn protein khác, chẳng hạn như: sữa, thịt, gia cầm, cá, quả hạch và cây họ đậu. Hãy đảm bảo rằng con bạn không bị dị ứng với những nguồn thay thế này. Thịt cũng có thể cung cấp selen và vitamin B12. Folacin có trong các cây họ đậu, trái cây và rau xanh. Nếu con bạn ăn nhiều loại thực phẩm khác, một chế độ ăn không có trứng vẫn tránh được nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho con bạn.

Trẻ tránh các thực phẩm có trứng có thể mất những chất dinh dưỡng thiết yếu từ chế độ ăn. Ví dụ, hầu hết thực phẩm nướng sử dụng bột gia vị, có chứa vitamin B và sắt. Một trẻ tránh ăn đồ nướng sẽ cần bổ sung canxi, vitamin B, sắt và các chất dinh dưỡng khác từ những nguồn thực phẩm không trứng.

Dị ứng cá

Cá là một nguồn protein tốt. Cá chứa các chất dinh dưỡng như niacin, vitamin B6, B12, A và E. Cá cũng chứa phốt pho, selen, magiê, sắt và kẽm. Nếu con bạn phải tránh ăn cá, bạn có thể tìm các chất dinh dưỡng này từ những nguồn protein khác như thịt, ngũ cốc và cây họ đậu.

Dị ứng đậu phộng và hạt cây

Đậu phộng và hạt cây là một nguồn protein tốt cho trẻ. Vì vậy, cần tránh nguy cơ dinh dưỡng cho con bạn khi trẻ phải tránh tất cả các loại hạt. Có nhiều nguồn protein khác đã được nhắc đến ở trên. Đậu phộng cũng cung cấp một nguồn niacin, magiê, vitamin E và B6, mangan, axit antothenic, chrom, folacin, đồng và biotin. Con bạn có thể nhận được những vitamin và các chất dinh dưỡng này từ những nhóm thực phẩm khác.

Dị ứng đậu nành

Hạt đậu nành cung cấp nguồn protein chất lượng cao nhất trong chế độ ăn của trẻ. Chúng cũng chứa thiamin, riboflavin, sắt, phốt pho, magiê, canxi, kẽm và vitamin B6. Những chất này đặc biệt hiện diện trong những thực phẩm từ đậu nành. Lượng nhỏ đậu nành trong các thức ăn chế biến sẵn không đủ để cung cấp một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng này. Một chế độ ăn hạn chế đậu nành thường không gây ra một vấn đề dinh dưỡng nếu con bạn ăn nhiều loại trái cây, ngũ cốc và các nguồn protein khác.

Dị ứng lúa mì

Lúa mì là một loại hạt mà bạn có thể thay thế bằng các loại hạt khác. Dị ứng với các loại hạt khác như ngô, gạo, lúa mạch, kiều mạch và yến mạch là không phổ biến. Tuy nhiên, bạn sẽ cần cẩn thận chọn những loại hạt khác vì nguy cơ phản ứng chéo. Hãy đảm bảo chọn được những loại hạt thay thế từ một nguồn đáng tin cậy.

Lúa mì thường được làm giàu với các chất dinh dưỡng bổ sung. Quá trình xay lúa để lấy hạt cũng có thể làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy bạn hãy đảm bảo chọn được loại hạt đã được làm giàu dinh dưỡng. Một hoặc hai khẩu phần hạt đã được tăng cường dinh dưỡng mỗi bữa ăn sẽ cung cấp đủ nhu cầu quan trọng về vitamin B, folacin và sắt.

Bạn có thể thay thế bột lúa mì bằng những loại bột ngũ cốc được làm giàu khác với cách chế biến để cung cấp cùng chất dinh dưỡng như lúa mì. Tuy nhiên, thay thế bột lúa mì bằng các loại bột ngũ cốc khác có thể ảnh hưởng đến kết quả của công thức chế biến. Hãy tuân theo cách chế biến một cách cẩn thận để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Biết cách thay thế khôn ngoan sẽ giúp con bạn tránh bị các phản ứng dị ứng thức ăn mà vẫn đảm bảo sự phát triển cân bằng cho trẻ nhờ các nguồn dinh dưỡng thay thế. Bạn có thể gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm về các món thay thế phù hợp cũng như cách phối hợp các món ăn khi xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho bé nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách chọn nệm tốt cho sức khỏe giúp bạn ngủ ngon hơn

(51)
Nếu không được ngủ ngon giấc, bạn sẽ khởi đầu ngày mới ở trạng thái đau mỏi và vật vờ. Hãy cùng tìm hiểu cách chọn nệm tốt cho sức khỏe giúp bạn ... [xem thêm]

Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

(30)
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi thiếu một trong các vitamin này ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sản xuất các ... [xem thêm]

Những tác hại của nạo phá thai và các vấn đề liên quan

(52)
Đôi khi những tác hại của việc nạo phá thai đối với phụ nữ là vô cùng nghiêm trọng chẳng hạn như viêm nhiễm vùng kín, băng huyết, giảm khả năng sinh ... [xem thêm]

Kiết lỵ là gì? Tìm hiểu ngay để phòng tránh!

(17)
Bệnh lỵ hay kiết lỵ là bệnh lây lan rất nhanh. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa phù hợp, gia đình bạn sẽ là mục tiêu mà căn ... [xem thêm]

Thuốc chống xuất tinh sớm: Cách giúp bạn kéo dài thời gian lâm trận

(98)
Khi quan hệ, đàn ông “ra” quá sớm có thể dẫn đến một ít rắc rối nhỏ. Tuy vậy, bạn có thể dùng thuốc chống xuất tinh sớm cùng một số biện pháp ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu khó chịu

(25)
Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà ... [xem thêm]

Lựa chọn sữa rửa mặt tốt và phù hợp là khởi đầu cho làn da khỏe đẹp

(81)
Mỗi ngày, làn da của chúng ta phải đối đầu trực tiếp với hàng loạt các tác động từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất, tia UV… Vì ... [xem thêm]

Tinh dầu tỏi: Trị nhức mỏi và nhiều công dụng khác

(45)
Dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có tính chất mạnh mẽ nhất, đa chức năng, nhiều công dụng nhưng lại không được biết đến rộng rãi.Củ tỏi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN