Đâu là nguyên nhân của bệnh thận mạn và suy thận cấp?

(4.31) - 78 đánh giá

Thận là hai cơ quan nằm trong khoang bụng ở hai bên cột sống, giữa lưng, ngay trên thắt lưng. Chúng thực hiện một số chức năng để duy trì sự sống: Chúng làm sạch máu của bạn bằng cách loại bỏ chất thải dư thừa, thải dịch, duy trì sự cân bằng muối và khoáng chất trong máu của bạn, và giúp điều chỉnh huyết áp.

Khi thận bị hỏng, dịch và các chất thải có thể tích tụ trong cơ thể, gây sưng ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém và khó thở. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến hậu quả là thận ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận là tình trạng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Thận khỏe mạnh xử lý một số vai trò cụ thể. Thận khỏe mạnh sẽ:

  • Duy trì sự cân bằng nước và nồng độ các chất khoáng như natri, kali và phốt pho trong máu của bạn
  • Loại bỏ các sản phẩm thải từ máu, hoạt động cơ bắp, tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc
  • Sản xuất renin, một loại enzyme giúp điều chỉnh huyết áp
  • Sản xuất erythropoietin, kích thích sản xuất tế bào hồng cầu
  • Sản xuất dạng hoạt động của vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của xương.

Nguyên nhân nào gây suy thận cấp?

Sự mất đột ngột của chức năng thận được gọi là tổn thương thận cấp, còn được gọi là suy thận cấp (ARF). Suy thận cấp có ba nguyên nhân chính:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận
  • Tổn thương trực tiếp đến thận
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu.

Nguyên nhân suy thận cấp thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương gây mất máu
  • Mất nước
  • Tổn thương thận do sốc trong một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng huyết
  • Cản trở dòng nước tiểu, chẳng hạn như phì đại tuyến tiền liệt
  • Tổn thương từ các loại thuốc hoặc chất độc
  • Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật, hoặc liên quan đến hội chứng HELLP (một dạng của tiền sản giật nặng).

Bên cạnh đó, các vận động viên chạy marathon và các vận động viên khác, những người không uống đủ nước khi cạnh tranh sức bền đường dài có thể bị suy thận cấp do một sự cố bất ngờ của các mô cơ. Quá trình phá hủy cơ sẽ giải phóng một lượng lớn protein vào máu gọi là myoglobin có thể làm hư thận.

Nguyên nhân gây bệnh thận mạn là gì?

Tổn thương thận và giảm chức năng không hồi phục kéo dài hơn 3 tháng được gọi là bệnh thận mạn (CKD). Bệnh thận mạn đặc biệt nguy hiểm, bởi vì bạn có thể không có triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển, thường không thể khắc phục. Bệnh tiểu đường (tuýp 1 và 2) và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận mạn. Các nguyên nhân khác là:

  • Tình trạng hệ miễn dịch như lupus và bệnh mạn do virus như HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C
  • Nhiễm trùng đường tiểu trên, được gọi là viêm thận mủ, có thể dẫn đến sẹo khi lành. Nhiều lần dẫn đến tổn thương thận
  • Viêm trong các bộ lọc nhỏ (cuộn quản cầu) trong thận; điều này có thể xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn và các nguyên nhân khác không rõ
  • Bệnh thận đa nang, trong đó u nang chứa đầy dịch hình thành trong thận theo thời gian. Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh thận di truyền
  • Khuyết tật bẩm sinh, thường là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc dị dạng có ảnh hưởng đến thận. Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất liên quan đến cơ chế giống như van giữa bàng quang và niệu đạo. Những khuyết tật, đôi khi tìm thấy ở em bé vẫn còn trong bụng mẹ, thường được phẫu thuật bởi bác sĩ tiết niệu
  • Thuốc và độc tố, bao gồm tiếp xúc lâu dài với một số loại thuốc và hóa chất, chẳng hạn như NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), ibuprofen và naproxen, hoặc các loại thuốc tiêm tĩnh mạch “đường phố”.

Bệnh thận giai đoạn cuối xảy ra khi có khoảng 90% chức năng thận đã bị mất. Người bị suy thận có thể bị buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, mệt mỏi, lú lẫn, khó tập trung và mất cảm giác ngon miệng. Bệnh có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và nước tiểu.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chỉ số axit uric cao khi mang thai: Nguy cơ và cách phòng tránh

(65)
Mẹ bầu nên cẩn thận với tình trạng chỉ số axit uric cao bởi nó có thể khiến bạn mắc phải những biến chứng thai kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thai ... [xem thêm]

Liệu pháp điều trị đột quỵ bằng cách sử dụng tế bào gốc

(13)
Ghép tế bào máu gốc hay còn gọi là ghép tủy là quá trình thay thế các tế bào máu gốc bất thường của một người bằng những tế bào máu gốc khỏe mạnh ... [xem thêm]

Đừng xem nhẹ Ho – một triệu chứng của hen suyễn

(34)
Ho liên tục (mạn tính) thường liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả hen suyễn. Theo Học viện Bác sĩ Gia Đình Mỹ, cơn ho mạn tính thường kéo dài ít nhất ... [xem thêm]

Sinh thiết vú, những tìm hiểu quan trọng

(51)
Sinh thiết vú là gì?Sinh thiết vú là một thủ thuật y tế đơn giản, trong đó một mẫu mô vú được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để làm các xét ... [xem thêm]

Các dấu hiệu báo động sức khỏe tim mạch của bạn đang có vấn đề

(42)
Sức khỏe tim mạch vô cùng quan trọng. Các bệnh về tim mạch có nguy cơ gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề đối với người bệnh. Tuy nhiên, nhiều ... [xem thêm]

Sử dụng kem đánh răng than hoạt tính có an toàn cho bạn không?

(84)
Kem đánh răng hoạt tính hiện nay đang được khá ưa chuộng với các hứa hẹn từ quảng cáo như răng trắng sáng, hơi thở thơm tho… Tuy nhiên, các nhà nghiên ... [xem thêm]

Bệnh nấm da ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

(35)
Bệnh nấm da rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời sẽ là điều cần thiết để con có thể sinh hoạt ... [xem thêm]

Cảnh báo 10 tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ

(98)
Bạn dự định sửa sang lại nhan sắc và cơ thể nhờ vào phẫu thuật thẩm mỹ nhưng lại lo sợ trước những nguy cơ tiềm ẩn?Vậy tác hại của phẫu thuật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN