8 triệu chứng nghiêm trọng của bệnh sán dây ở trẻ nhỏ

(4.26) - 64 đánh giá

Sán dây là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Và nó là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ còi cọc, chậm lớn và hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về bệnh sán dây ở trẻ nhé.

Sán dây là những loài sống ký sinh trên một vật chủ sống, chúng thường có nhiều trong dạ dày động vật. Nhiễm sán dây có thể là do trẻ ăn phải những loại thịt chưa được nấu chín kỹ.

Các loại sán dây

Sán dây lợn: Trứng ấu trùng sán dây lợn nở trong thành ruột. Sau đó, những ấu trùng này xâm nhập vào máu thông qua đường ruột. Với sự trợ giúp của dòng máu, ấu trùng sẽ di chuyển đến các phần khác của cơ thể như não, mắt, nơi chúng phát triển thành sán trưởng thành. Bệnh này còn được gọi là bệnh lợn gạo.

Sán cá chủ yếu sống trong ruột. Nhiễm sán dây cá có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu. Thiếu máu sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Nếu bị nặng, trẻ có thể cảm thấy tê liệt. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm sán dây

Nguyên nhân chính khiến bé bị nhiễm sán dây là:

• Thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm

Nước uống hoặc thực phẩm bị nhiễm ấu trùng sán dây. Thịt bò, thịt heo chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ xâm nhập và bắt đầu phát triển trong ruột, nơi chúng phát triển thành sán dây trưởng thành.

• Môi trường thiếu vệ sinh

Ấu trùng sán dây phát triển mạnh ở những nơi thiếu vệ sinh. Các loại rác thải không được làm sạch sẽ là môi trường tốt để sán dây phát triển.

• Thói quen giữ vệ sinh cá nhân kém

Nếu trẻ không rửa tay sau khi đi vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm sán dây. Vì vậy, dạy trẻ các thói quen vệ sinh cá nhân để trẻ có được sức khỏe tốt.

Các triệu chứng nhiễm sán dây ở trẻ nhỏ

Một số triệu chứng phổ biến, dễ phát hiện khi trẻ bị nhiễm sán dây:

• Sút cân

Khi sán dây tăng trưởng, nó sẽ bắt đầu hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Nếu ký sinh trùng hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng từ cơ thế bé, bé sẽ bắt đầu sút cân và mệt mỏi.

• Buồn nôn và nôn mửa

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm ấu trùng sán dây. Khi ấu trùng trưởng thành, cảm giác buồn nôn sẽ phát triển mạnh hơn và sau đó là nôn.

• Đau bụng

Đa số các trường hợp trẻ sẽ hay than rằng trẻ bị đau bụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sán dây bám vào các thành ruột và ảnh hưởng đến khu vực này. Ngoài ra, sán dây cũng có thể được đào thải ra ngoài thông qua phân.

Một số triệu chứng khác:

• Quá đói
• Ăn không ngon
• Đau dạ dày
• Tiêu chảy
• Đầy hơi

Cách ngăn ngừa sán dây

Hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa sán dây:

• Nấu chín thịt và cá
• Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
• Uống nước đã đun sôi
• Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Điều trị nhiễm trùng sán dây ở trẻ nhỏ

Nếu bạn nhìn thấy giun trong phân của trẻ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Nếu không điều trị sớm, ấu trùng sán dây sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Một liều thuốc chống ký sinh trùng là đủ để điều trị bệnh sán dây ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sán ở các vị trí đặc biệt như não, phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho trẻ chụp MRI hoặc CT.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách giảm đau bụng kinh để đi du lịch thoải mái

(12)
Nhiều bạn nữ bị cơn đau bụng kinh hành hạ mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Điều này khiến họ phải trì hoãn các cuộc vui hoặc những hoạt động khác.Có ... [xem thêm]

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ: Cẩn tắc vô ưu!

(44)
Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro cho thai nhi sau này. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ... [xem thêm]

9 cách đơn giản “đập tan” nỗi lo yếu sinh lý

(42)
Yếu sinh lý là nỗi lo mà cả hai phái nam nữ đều quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân phức tạp về nội tiết tố, sức khỏe sinh lý nam còn bị ảnh ... [xem thêm]

Những quan niệm sai lầm về cho con bú sữa mẹ

(10)
Trẻ bú sữa bình sẽ không muốn bú sữa mẹ, trẻ bú sữa mẹ sẽ thông minh… là những quan niệm của ông bà ta về việc cho con bú sữa mẹ. Vậy những thông ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

8 cách chữa đau dạ dày cấp tốc không cần thuốc

(33)
Đau dạ dày là một bệnh thường gặp, hầu hết tất cả mọi người đều bị đau dạ dày ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn ... [xem thêm]

Lợi ích của dầu dừa

(22)
Hiện nay, hẳn không ít chị em phụ nữ dùng dầu dừa làm son dưỡng. Dầu dừa còn dùng để nấu ăn, xay sinh tố, dưỡng tóc hay dưỡng ẩm. Nhưng tất cả công ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống dành cho người bị thoái hóa khớp gối

(63)
Đối với một số người bị thoái hóa khớp gối, việc kiểm soát bệnh có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong chế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN