Dấu hiệu viêm phổi: Phòng ngừa ngay từ khi xuất hiện!

(4.03) - 90 đánh giá

Việc nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi là bước tiến quan trọng có thể giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có khả năng gây tử vong. Chứng bệnh này gây viêm các túi khí trong phổi, khiến túi khí chứa đầy mủ và dịch nhầy. Mức độ nghiêm trọng sẽ tùy thuộc vào các loại viêm phổi khác nhau mà bạn gặp phải. Đối với chứng viêm phổi nhẹ và người có sức khỏe tốt thường có thể hồi phục trong vòng 1 đến 3 tuần.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những đối tượng luôn nằm trong “tầm ngắm” có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và gặp phải các biến chứng đe dọa đến tính mạng bao gồm:

  • Người hút thuốc
  • Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Người đã từng mắc bệnh phổi
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu
  • Người sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm
  • Người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…

Thực tế, những người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm phổi chiếm một phần không nhỏ trong tỷ lệ dân số hiện nay. Nguyên nhân viêm phổi thường do vi khuẩn, virus và nấm có thể lây lan qua ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần, do đó bệnh sẽ ngày càng lan rộng gây ảnh hưởng lên cả người khỏe mạnh.

Việc phát hiện dấu hiệu viêm phổi ngay từ ban đầu là cách hiệu quả để phòng tránh, ngăn ngừa lây lan và điều trị nhanh chóng chứng bệnh này.

Bạn hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu viêm phổi để có thể tìm cách phòng ngừa và điều trị viêm phổi hiệu quả nhé!

Các dấu hiệu viêm phổi phổ biến

Những dấu hiệu viêm phổi bạn cần lưu ý phát hiện sớm bao gồm:

• Ho có đờm: Ho có dịch đờm màu xanh lá cây, vàng hoặc kèm theo máu. Sự xuất hiện của máu có thể cảnh báo bạn đang bị dấu hiệu viêm phổi nặng.

• Khó thở: Viêm phổi sẽ gây suy giảm chức năng phổi khiến bạn cảm thấy khó thở. Cơ thể người bệnh sẽ tăng nhịp thở để có đủ oxy cung cấp cho các cơ quan, dẫn đến cảm giác hụt hơi, thở dốc.

• Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường: Triệu chứng này thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi và người có hệ thống miễn dịch yếu.

• Sốt: Nếu sốt trên 38,5 độ C kèm theo các triệu chứng cảm lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

• Đau ngực: Hít thở sâu hoặc ho khiến bạn có cảm giác đau, áp lực dưới xương ức, nặng ngực.

• Mệt mỏi, đau cơ: Bệnh viêm phổi có thể khiến bạn mệt mỏi kèm sốt, gây đau cơ khớp.

• Đổ mồ hôi, ớn lạnh: Bạn cảm thấy ớn lạnh dù đã giữ ấm, bạn cũng có thể đổ mồ hôi và răng đánh lập cập vào nhau.

• Thay đổi nhận thức: Người lớn trên 65 tuổi có thể bị mê sảng hoặc lú lẫn.

Ngoài các dấu hiệu viêm phổi kể trên, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, môi khô…

Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu viêm phổi nào, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh để lâu ngày hay tự ý mua thuốc dùng.

Các dấu hiệu viêm phổi khác có thể thay đổi tùy theo tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn. Trẻ em dưới 5 tuổi có thể thở nhanh hoặc thở khò khè. Trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi có thể nôn, yếu sức hoặc khó ăn uống. Người già có thể có dấu hiệu nhẹ hơn, thường lú lẫn hoặc nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.

Nếu không điều trị viêm phổi sớm, bệnh có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh. Một số dấu hiệu viêm phổi cảnh báo nguy hiểm bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài
  • Khó thở kèm theo đau ngực
  • Có màu xanh ở môi hoặc móng tay
  • Ho có đờm không có dấu hiệu cải thiện

Những dấu hiệu viêm phổi cảnh báo nguy hiểm cho thấy bạn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng viêm phổi bao gồm nhiễm trùng huyết, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, suy thận, suy tim…

Bạn nên làm gì khi có dấu hiệu viêm phổi?

Ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm phổi, điều đầu tiên là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Để chẩn đoán viêm phổi, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và tiến hành kiểm tra thể chất. Họ có thể sử dụng ống nghe để nghe tiếng phổi, yêu cầu chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu.

Điều trị viêm phổi

Việc điều trị của bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân viêm phổi bao gồm:

• Viêm phổi do vi khuẩn: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống. Nhiều người bệnh đáp ứng tốt với việc điều trị tại nhà và hồi phục nhanh chóng. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đang trở nên tồi tệ hơn, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

• Viêm phổi do virus: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm phổi do virus bằng thuốc kháng virus, thông thường người bệnh sẽ hồi phục sau 1 đến 3 tuần.

• Viêm phổi do nấm: Để điều trị viêm phổi do nấm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm. Quá trình điều trị có thể mất vài tuần để loại bỏ nhiễm trùng.

Người bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu viêm phổi nghiêm trọng có bệnh lý mắc kèm hoặc thuộc nhóm yếu tố nguy cơ có thể cần điều trị tại bệnh viện.

Tỷ lệ phục hồi bệnh viêm phổi sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ khỏe mạnh của người bệnh, độ tuổi và lối sống. Một số người bị viêm phổi có thể hồi phục trong một vài tuần, trong khi đối với những người khác có thể mất 6 đến 8 tuần để trở lại bình thường.

Phòng ngừa nguy cơ viêm phổi

Những người có nguy cơ cao bị viêm phổi hoặc biến chứng do nhiễm trùng có thể cân nhắc tiêm vắc xin để giảm bớt rủi ro. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị rằng một số nhóm người nên cân nhắc tiêm các loại vắc xin sau:

• Thuốc chủng ngừa liên hợp chống khuẩn cầu phổi (PVC 13): Dành cho người lớn trên 65 tuổi, trẻ em từ 2 tuổi trở xuống và người mắc bệnh mãn tính.

• Thuốc chủng ngừa polisaccarit khuẩn cầu phổi: Dành cho người lớn trên 65 tuổi, người trên 2 tuổi bị bệnh mãn tính và người lớn trên 19 tuổi hút thuốc lá.

Bạn có thể cân nhắc tiêm chủng các loại vắc xin cúm và Hib để giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi.

• Vắc xin cúm: Vắc xin cúm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị cúm và viêm phổi.

• Vắc xin Hib: Một loại vi khuẩn có tên Haemophilus Enzae loại b (Hib) có thể gây viêm phổi và viêm màng não. Trẻ em dưới 5 tuổi cần tiêm chủng ngừa Hib để giúp bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng này.

Ngoài ra còn có các bước đơn giản và điều chỉnh lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa viêm phổi bao gồm:

• Rửa tay thường xuyên: đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng xà phòng và nước nóng hoặc gel rửa tay kháng khuẩn để tiêu diệt vi trùng, đặc biệt là trước khi ăn hoặc chạm vào mặt và miệng.

• Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Đây là điều cần thiết để cơ thể có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục thường xuyên.

• Từ bỏ hút thuốc lá: Điều này có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc hút thuốc làm hỏng phổi và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu viêm phổi để kịp thời xử lý. Dù bệnh viêm phổi hay bất kỳ căn bệnh nào khác, khi phát hiện càng sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng hồi phục. Vì thế bạn hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về chứng đột quỵ

(59)
Bạn có xu hướng ngại hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh? Vậy là bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình rồi đấy!Để chủ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện FV

(97)
Trọng tâm hoạt động là sức khỏe của bệnh nhân và việc chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn cao, Bệnh viện FV trở thành một trong những cơ sở y tế hàng đầu ... [xem thêm]

Vì sao trẻ em cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?

(52)
Huyết áp tăng là bệnh lý nguy hiểm và số người mắc phải đang không ngừng gia tăng nhanh qua mỗi năm. Bệnh gây những biến chứng rất nguy hiểm như các vấn ... [xem thêm]

Thực hiện nguyên tắc 3 phút để bố mẹ hiểu con hơn

(44)
Nguyên tắc 3 phút là thời gian tối thiểu trong ngày bố mẹ nên dành cho con để trao đổi những thông tin liên quan đến con. Chỉ 3 phút mỗi ngày sẽ không mất ... [xem thêm]

Cách giúp bệnh nhân giải phẫu tuyến giáp nhanh hồi phục sức khỏe

(13)
Giải phẫu tuyến giáp là thủ thuật y tế được áp dụng cho những bệnh nhân đã điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Tuyến giáp là ... [xem thêm]

Ăn nấm có tốt không?

(79)
Nấm là thực phẩm thường dùng trong các món ăn. Một số loại nấm có dược tính nhất định nên nhiều người vẫn thắc mắc là ăn nấm có tốt không?Nấm là ... [xem thêm]

Ngộ độc sắt cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ, hãy cẩn thận!

(80)
Phần lớn chúng ta đều biết nếu cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vì lo sợ mà bổ sung quá nhiều dẫn đến dư ... [xem thêm]

Đau khi đại tiện, do đâu?

(78)
Một trong những bệnh lý rất thường gặp nhưng nhiều người e ngại nên không dám đối mặt, đó là đau khi đại tiện. Nếu bạn là một trong số đó, hãy tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN