Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

(4.26) - 69 đánh giá

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ là những biểu hiện bộc phát (hoặc tiềm ẩn) trên cơ thể phụ nữ nhiễm bệnh. Giang mai là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn treponema pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.

Trong giai đoạn đầu phát bệnh, giang mai gây ra một hoặc vài vết loét khó lành ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận cơ thể của bệnh nhân. Khi bệnh tiến triển mà không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng phổ biến như rụng tóc, đau họng, đau đầu và phát ban da. Trường hợp nặng có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng ở tim và não.

Tìm hiểu chung về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là những bệnh nhiễm trùng truyền từ người này sang người khác thông qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào. Đó có thể bao gồm tiếp xúc tình dục giữa môi với môi hoặc môi với cơ quan sinh dục; giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng tính đến nay, nguy hiểm nhất là hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).

Với bệnh giang mai, mức độ nguy hiểm gần như là thấp nhất trong hầu hết các căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị triệt để, bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng và tái phát nhiều lần.

Khả năng mắc bệnh giang mai ở nữ cao hơn ở nam vì tỷ lệ lây truyền bệnh từ nữ sang nam ít hơn từ nam sang nữ.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Nếu tính luôn giai đoạn tiềm ẩn (tức là lúc vi khuẩn gây bệnh giang mai đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa hoạt động) thì bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển gồm: ủ bệnh, phát tán, lây lan và biến chứng. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ dễ nhận biết là sự xuất hiện của một hoặc vài vết loét ở miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Khả năng nhiễm trùng sẽ tăng cao nếu người bị giang mai có vết loét ở âm đạo không sử dụng những biện pháp bảo vệ lúc quan hệ tình dục. Lúc này, người mắc bệnh rất dễ lây bệnh cho chồng hoặc người yêu của mình dù đối tác có sử dụng bao cao su.

Nếu người bệnh bị vết loét ở miệng, chỉ cần hôn môi cũng có thể bị lây bệnh giang mai cho người khác. Vết loét chính là điểm đặc trưng trong dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ. Chúng có thể tự khỏi từ 3-6 tuần sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát ở nhiều tháng sau đó.

Giai đoạn tái phát còn có tên gọi chuyên môn là giang mai thứ phát. Điều này là hậu quả của việc bạn không điều trị giang mai bài bản ở giai đoạn chính.

Ở hầu hết phụ nữ, giang mai thứ phát là giai đoạn bệnh có thể bùng phát ở tất cả hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể. Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là phát ban da ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Khác với tình trạng phát ban da do mề đay, những nốt ban do bệnh giang mai không gây cảm giác ngứa ngáy. Những biểu hiện kèm theo có thể bao gồm rụng tóc, đau họng, xuất hiện mảng trắng ở mũi, miệng và âm đạo.

Người mắc giang mai thứ phát cũng sẽ bị sốt và đau đầu. Ngoài ra, họ còn có thể bị các tổn thương trên bộ phận sinh dục. Hình ảnh tổn thương trông giống như họ đang bị mụn cóc sinh dục nhưng đó không phải là mụn cóc sinh dục.

Đôi khi dấu hiệu bệnh giang mai thứ phát ở nữ khá mờ nhạt hoặc giống với biểu hiện nổi mề đay thông thường nên không được người bệnh chú ý. Vì thế, nó tạo ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao qua đường tiếp xúc, đụng chạm thông thường.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh giang mai ở nữ:

♦ Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với tổn thương giang mai

Đây là trường hợp lây lan phổ biến khi người bị giang mai không biết mình bị bệnh. Khi những mụn nước trên cơ thể bệnh nhân giang mai bị vỡ thì những tiếp xúc thường ngày như ôm hôn, dùng chung quần áo, khăn tắm…có khả năng lây nhiễm rất cao sang người khác.

♦ Lây nhiễm giang mai qua đường máu

Trường hợp này xảy ra nhiều nhất trong thời gian ủ bệnh. Khi đó, cơ thể người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng gì bất thường nhưng trong máu đã có xoắn khuẩn giang mai trú ẩn. Vì thế, họ hoàn toàn có thể lây bệnh cho người khác nếu truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.

♦ Mắc bệnh giang mai do quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến nhất cho cả bệnh giang mai ở nữ và ở nam. Theo thống kê, có đến 95% bệnh nhân giang mai mắc bệnh qua đường lây truyền này.

Những điều cần làm khi biết mình có dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Dù là căn bệnh xã hội có khả năng lây lan rất nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị cẩn thận nhưng nhìn chung, bệnh giang mai ở nữ không nguy hiểm.

Ngay khi biết mình có dấu hiệu bệnh giang mai, bạn hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau khi có chẩn đoán bạn đã nhiễm bệnh giang mai, bác sĩ sẽ đưa ra phác độ điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh của bạn. Lúc này, bạn cũng cần hỏi thêm những thông tin liên quan đến việc chăm sóc bản thân hoặc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để quá trình điều trị nhanh có được kết quả như ý.

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, người bị bệnh giang mai nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. Điều này vừa giúp bản thân bạn ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, vừa hạn chế khả năng lây bệnh cho chồng của bạn.

Với phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai, cách điều trị an toàn nhất là dùng kháng sinh penicillin.

Liều lượng kháng sinh dành cho bà bầu bị bệnh giang mai sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Chồng của bà bầu bị bệnh giang mai cũng phải làm xét nghiệm và điều trị giang mai nếu đã quan hệ tình dục với vợ mình trong 3 tháng gần nhất. Lúc này, bà bầu bị bệnh giang mai cũng không nên quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn và nhớ phải thông báo cho chồng biết về bệnh tình của mình để cùng cảm thông và chia sẻ.

Trương Phương Đài/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?

(98)
Chế độ ăn chay có tốt không phụ thuộc vào sự cân đối dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến bạn thiếu chất đấy!Hẳn là không ít ... [xem thêm]

27 tuần

(97)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 27, bé sẽ có thể:Đứng vịn vào một ai đó hoặc một vật nào đó;Phản đối nếu bạn cố ... [xem thêm]

Cách sử dụng nồi thủy tinh bền đẹp để bạn nấu ăn ngon

(52)
Một bộ nồi thủy tinh không những mang lại vẻ sang trọng cho căn bếp mà cũng rất tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng, bảo quản cẩn thận ... [xem thêm]

Giảm đau bụng kinh bằng thuốc

(89)
Đau bụng kinh là hiện tượng mà chị em phụ nữ thường gặp trong những ngày “đèn đỏ”. Bạn thường cảm thấy khó chịu vì đau bụng dữ dội kèm theo các ... [xem thêm]

Tổng quan về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường tại nhà

(33)
Tên kỹ thuật y tế: Đo đường huyết tại nhàBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐo đường huyết tại nhà là gì?Đo đường huyết tại nhà là ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm đẹp với bơ hạt mỡ

(61)
Bạn đã từng nghe đến bí quyết làm đẹp với shea butter đến từ lục địa đen châu Phi chưa? Tuy còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam nhưng bơ hạt mỡ ... [xem thêm]

Suy buồng trứng sớm

(34)
Tìm hiểu chungSuy buồng trứng sớm là bệnh gì?Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng mất đi chức năng bình thường trước tuổi 40. Buồng trứng bị ... [xem thêm]

Điều cần biết về đột quỵ do sốc nhiệt

(67)
Sốc nhiệt là một loại đột quỵ khác biệt hoàn toàn với các loại đột quỵ khác, nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não, mặc dù nó cũng ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN