Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

(3.95) - 31 đánh giá

Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau khi phẫu thuật.

Triệu chứng thường xảy ra sau phẫu thuật

Buồn nôn và nôn mửa là những hiện tượng phổ biến sau khi phẫu thuật, nhất là ở những người đã trải qua hóa trị hay xạ trị. Các triệu chứng khác sau khi phẫu thuật bao gồm chán ăn hoặc thèm ăn, và “hội chứng chất thải” khi cơ thể thường đi cầu vì thiếu dinh dưỡng. Nó thường đi kèm với giảm cân và mất sức.

Bạn cần:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn.
  • Dùng protein lắc, sữa chua, và đồ uống protein lỏng thay vì các món rắn.
  • Ăn các loại súp đơn giản, chẳng hạn như thịt gà với rau và nước dùng.

Bổ sung đạm cho quá trình phục hồi

Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp bạn phục hồi nhanh chóng. Sau phẫu thuật ung thư vú, cơ thể bệnh nhân cần nhiều protein hơn bình thường để chữa lành các tế bào, chống nhiễm trùng và lành vết mổ.

  • Thêm bột protein hoặc sữa bột trong bữa ăn.
  • Thêm phô mai vào rau, khoai tây, cơm và rau trộn.
  • Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein như hạnh nhân, đậu phộng và phô mai.

Ngay sau khi phẫu thuật, tăng cường hấp thụ protein mà không cần quan tâm đến lượng calo. Nó sẽ giúp bạn phục hồi và lấy lại sinh lực. Nếu cần phải giảm cân, bạn có thể làm điều này sau.

Ngăn chặn tái phát

Một số chất tìm thấy trong thực vật sẽ giúp ngăn tái phát bệnh:

Đậu nành

Đậu nành chứa phytoestrogen. Đây là các chất dinh dưỡng tương tự như estrogen trong cơ thể. Đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành và súp miso chứa nhiều phytoestrogen. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng giúp chống lại các loại bệnh ung thư vú phụ thuộc vào estrogen, song nhiều người chưa đồng ý với ý kiến này. Hãy hỏi bác sĩ liệu việc ăn 1–3 khẩu phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày có giúp bạn chữa bệnh hay không.

Chất chống oxy hóa

Nhiều loại rau, hoa quả, các loại hạt, và các loại thực phẩm khác có chứa chất chống oxy hóa. Thực phẩm có chất chống oxy hóa bao gồm bông cải xanh, gan, cà rốt, quả việt quất và xoài. Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Chuyên gia dinh dưỡng nói rằng bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng với một loạt các loại thực phẩm tươi sống để có được chất chống oxy hóa thay vì ăn nhiều thực phẩm thiếu dinh dưỡng.

Beta-carotene

Beta-carotene có trong cà rốt, quả mơ, khoai lang, các loại rau củ và trái cây màu cam. Một số nghiên cứu gợi ý rằng một chế độ ăn giàu thực phẩm beta-carotene có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú.

Lycopene

Lycopene là chất tạo màu đỏ trong cà chua và màu hồng trong bưởi hồng. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú.

Chế độ ăn uống để kiểm soát ung thư

  • Ăn protein ít béo, chẳng hạn như thịt gà nướng, cá nướng, tránh xa thịt bò, vịt, xúc xích, hoặc thịt giàu chất béo khác.
  • Ăn năm khẩu phần với nhiều rau và trái cây mỗi ngày.
  • Tránh xa các loại thịt chế biến có liên quan đến ung thư chẳng hạn như thịt xông khói, chả lụa, xúc xích, thịt nguội và thịt hun khói.
  • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt thay vì bánh mì trắng và gạo trắng.
  • Hạn chế uống rượu, chỉ tối đa 1–2 ly một ngày.

Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi chế độ ăn uống nào mà bạn đang làm, đặc biệt là khi phục hồi sau phẫu thuật hoặc khi nhận được hóa trị. Đừng khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phục hồi.

Tập thể dục sau khi phẫu thuật

Tập thể dục cải thiện sự tự tin, tâm trạng và niềm vui. Tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú cũng không là ngoại lệ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và tái phát ung thư vú. Vì vậy, việc giảm cân thông qua tập thể dục có thể giúp bạn khôi phục lại sức khỏe và hạn chế khả năng tái phát ung thư.

Mệt mỏi thường kéo dài ngay cả sau phẫu thuật, nhất là những người đã trải qua hóa trị và xạ trị. Hầu hết các chuyên gia cho rằng một số hình thức tập thể dục thường xuyên đem lại hiệu quả đáng mừng, ngay cả khi chỉ đơn giản là đi bộ ngắn quanh khu dân cư. Tập thể dục giúp tăng cường năng lượng. Và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư.

Mục tiêu tập thể dục

1. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu

Trong khoảng thời gian đầu sau khi phẫu thuật ung thư vú, hãy chú ý chăm sóc khu vực vết cắt cũng như bất kỳ khu vực khác trên cơ thể, tránh va chạm và bầm tím. Đừng mang đồ vật nặng như địu trẻ hoặc đồ gia dụng.

Một khi bác sĩ nói rằng bạn có thể bắt đầu tập thể dục, hãy tiến hành từ từ và cẩn thận. Hãy suy nghĩ về việc tìm chuyên gia vật lý trị liệu có kinh nghiệm với bệnh nhân ung thư vú. Một bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn cải thiện phạm vi chuyển động, sức mạnh và tính linh hoạt của cánh tay và vai sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn đã cắt bỏ khối u vú, hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần của vú (cắt bỏ tuyến vú một phần), bạn có thể bắt đầu luyện tập khá nhanh chóng.

Nếu bạn đã phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết dưới cánh tay, tay dễ bị sưng hơn hay còn gọi là phù bạch huyết, đặc biệt là ở những bệnh nhân trải qua điều trị bức xạ (Do chất lỏng không thể lưu thông dọc cánh tay, phù bạch huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị), bạn sẽ cần phải bảo vệ cánh tay của bạn khỏi các tổn thương. Bạn cũng có thể cần phải tránh các bài tập như tennis, chạy, và một số tư thế yogathat có sử dụng cánh tay trong một thời gian sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn chọn phẫu thuật tái tạo vú, bạn có thể có một vài ca phẫu thuật trước đó. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn mới bắt đầu tập thể dục.

2. Chọn hình thức luyện tập mà bạn thích

Các bài tập tốt nhất cho bạn chính là các hoạt động mà bạn yêu thích và muốn làm, đồng thời nó phải đảm bảo an toàn và phù hợp với thể trạng của bạn sau khi phẫu thuật ung thư vú. Bắt đầu bằng đi bộ nhanh hoặc đạp xe tại chỗ để ngồi thẳng lưng và không tạo áp lực lên tay. Các bài tập khác không yêu cầu dồn trọng lượng lên cánh tay gồm Thái Cực quyền, khí công, các bài tập yoga nhẹ nhàng. Dần dần tập các bài yêu cầu sử dụng tay nhiều hơn. Bạn có thể thử chạy, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ đường dài, yoga mạnh, và các bài tập aerobic khác.

3. Tập luyện 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần

Đi chậm trong những tháng đầu sau khi phẫu thuật. Tập 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, trừ khi bác sĩ có yêu cầu khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan niệm ăn hạt ổi bị đau ruột thừa có đúng hay không?

(66)
Có thể bạn từng nghe không ít lần câu nhắc nhở ăn hạt ổi bị đau ruột thừa. Vậy nên cần phải bỏ hạt mỗi khi thưởng thức loại quả này. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Cho con ăn chay như thế nào mới đúng?

(11)
Có cách nào để con khi ăn chay vẫn hấp thụ đầy đủ lượng dưỡng chất? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác ... [xem thêm]

Cách làm trà hoa cúc chuẩn vị nhâm nhi vào mỗi sáng

(88)
Cách làm trà hoa cúc rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà và kết hợp nhiều nguyên liệu khác như mật ong, atisô…Theo đông y, hoa cúc có thể dùng ... [xem thêm]

Tại sao bạn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai?

(21)
Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Vậy uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế ... [xem thêm]

Thai nhi 19 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(89)
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổiThai tuần thứ 19 phát triển như thế nào?Thai nhi 19 tuần tuổi lúc này có kích thước cỡ một quả cà chua, nặng khoảng ... [xem thêm]

Xử lí lông vùng bikini tại nhà không khó như bạn nghĩ

(64)
Wax hoặc cạo là cách phổ biến và nhanh nhất khi phái đẹp muốn dọn dẹp “vi-ô-lông” trên cơ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu đau, hoặc định kì ... [xem thêm]

Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày

(64)
Trà nghệ là một thức uống bổ dưỡng và không hề khó làm. Tác dụng của loại trà này bao gồm tốt cho tim mạch, giảm cân, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt ... [xem thêm]

12 yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến có thể bạn chưa biết

(45)
Bà Nguyễn Thị Kim Bình, 70 tuổi, trú tại ngõ 1 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội, từng rất tự ti, ngại giao tiếp với mọi người vì các triệu chứng của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN