Cơn tăng huyết áp: Khi nào cần cấp cứu?

(4.43) - 57 đánh giá

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh mãn tính, tổn thương nó gây ra cho các mạch máu và các cơ quan thường kéo dài vài năm. Khi huyết áp tăng một cách nhanh chóng và nghiêm trọng sẽ được xem là cơn tăng huyết áp.

Để hiểu rõ về tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Cơn tăng huyết áp là gì?

Cơn tăng huyết áp là sự gia tăng huyết áp nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ. Huyết áp ở mức quá cao – 180/120mmHg sẽ làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng viêm và có thể rỉ dịch máu. Kết quả, tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả.

Huyết áp tăng quá cao có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Mất nhận thức
  • Mất trí nhớ
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Tổn thương mắt và thận
  • Đau thắt ngực
  • Phù phổi
  • Co giật trong thai kỳ (sản giật).

Các triệu chứng của cơn tăng huyết áp như:

  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Thở nông
  • Chảy máu mũi
  • Lo âu nghiêm trọng

Các dạng của cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp tăng cao đột biến với chỉ số từ 180/110 trở lên, nhưng không làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác. Huyết áp sẽ hạ trong vòng vài giờ nếu sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp cấp cứu

Một dạng khác của cơn tăng huyết áp là tăng huyết áp cấp cứu. Đây là tình trạng khi chỉ số huyết áp từ 180/120 trở lên và có các triệu chứng tổn thương cơ quan khác như đau ngực, thở nông, đau lưng, tê/ yếu người, thay đổi thị lực hoặc khó nói. Thông thường, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nguy hiểm và cần được phát hiện, điều trị kịp thời.

Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu

Để chẩn đoán trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử của bạn. Họ cũng sẽ cần biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và các chất gây nghiện. Ngoài ra, hãy nói với họ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào.

Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và đánh giá tổn thương cơ quan, bao gồm:

  • Theo dõi huyết áp thường xuyên
  • Khám mắt để tìm dấu hiệu sưng và chảy máu
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu

Điều trị cơn tăng huyết áp cấp cứu

Trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, mục tiêu đầu tiên là hạ huyết áp càng nhanh càng tốt bằng thuốc huyết áp tiêm tĩnh mạch (IV) để ngăn ngừa tổn thương thêm các cơ quan. Bất kỳ tổn thương cơ quan nào đã xảy ra đều được điều trị bằng các liệu pháp dành riêng cho cơ quan bị tổn thương.

Bạn có thể quan tâm: Người bị tăng huyết áp cấp cứu cần phải làm gì?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?

(78)
Mọi người thường quan niệm ngày “đèn đỏ” của phụ nữ thường rất “bẩn”. Đó là 1 quan niệm sai lầm, vì máu kinh nguyệt thực chất là sạch sẽ, ... [xem thêm]

Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

(31)
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Thuốc giục sinh: Khi nào nên sử dụng?

(82)
Có rất nhiều cách để giục sinh và sử dụng thuốc là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn còn rất băn khoăn không biết ... [xem thêm]

6 bí quyết cứu vãn kế hoạch ăn kiêng của bạn

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Chọn trung tâm trị liệu vật lý trị liệu, những điều cần nhớ!

(25)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(19)
Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

Cảnh giác với 7 biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

(76)
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến khiến chúng ta dễ chủ quan, lơ là và nghĩ rằng không cần phải quan tâm. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể rất nguy hiểm bởi ... [xem thêm]

Phân biệt viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng

(99)
Viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng là hai bệnh cơ xương khớp rất dễ gây nhầm lẫn do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Nếu bạn không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN