Có nên sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé khi bị táo bón không?

(3.55) - 34 đánh giá

Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé chỉ nên thực hiện khi các biện pháp khác không có tác dụng bởi phương pháp này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đa phần, đối với những trường hợp nhẹ, các bác sĩ vẫn khuyên cha mẹ nên hạn chế cho bé dùng thuốc mà thay vào đó nên thay đổi chế độ ăn cho bé. Tuy nhiên, với những trường hợp đã nhiều ngày bé vẫn chưa đi tiêu được thì thuốc thụt hậu môn là giải pháp tạm thời được nhiều cha mẹ nghĩ đến. Dùng thuốc thụt hậu môn cho bé có an toàn không và nên sử dụng như thế nào? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp trong những chia sẻ sau của Chúng tôi.

Sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé có an toàn không?

Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc thụt hậu môn cho bé khá là an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được sử dụng khi những phương pháp khác không đem lại bất kỳ hiệu quả tích cực nào và trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc thụt cho bé có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Gây cảm giác bỏng rát và tổn thương thành hậu môn do hậu môn của bé vẫn còn rất non nớt
  • Mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên
  • Chảy máu hậu môn
  • Phụ thuộc vào thuốc

Thông thường, với những trường hợp táo bón mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc thụt phù hợp với bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ nói rõ khoảng cách giữa các lần thụt và nên thụt như thế nào.

Thuốc thụt hậu môn hoạt động như thế nào?

Thuốc thụt hậu môn là loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch với mục đích làm mềm phân để dễ bài tiết ra ngoài mà không gây ra quá nhiều đau đớn hoặc tổn thương cho hậu môn.

Với trẻ nhỏ, có 3 loại thuốc thụt hậu môn được sử dụng khá phổ biến đó là thuốc có chứa dầu khoáng (như dầu paraphin), thuốc có chứa muối và thuốc có chứa phốt phát. Với các loại thuốc có chứa phốt phát, bạn cần phải hết sức thận trọng về liều lượng bởi nếu không nó có thể gây hại cho bé.

Cách thụt hậu môn cho bé

Thuốc thụt hậu môn thường có tác dụng khá nhanh, chỉ khoảng vài phút là bé đã có thể tống phân ra khỏi cơ thể. Để thụt hậu môn cho bé, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Một chai thuốc thụt
  • Một ít nước ấm
  • Găng tay không chứa hóa chất

Cách làm:

Bước 1: Để trẻ nằm nghiêng bên trái, đầu gối gập lại, thả lỏng hai tay hoặc gập người lại. Hạ thấp đầu và ngực của trẻ về phía trước sao cho cánh tay trái áp vào mặt trái ở tư thế thoải mái nhất.

Bước 2: Mở nắp hộp thuốc, đưa thuốc vào trực tràng qua đường hậu môn, bóp mạnh hộp thuốc để tạo lực cho thuốc được đưa hết vào cơ thể.

Bước 3: Khi thuốc đã vào trong trực tràng bé, bạn rút tuýp thuốc ra khỏi hậu môn và dùng tay bóp nhẹ hậu môn để thuốc không tràn ra ngoài. Đặt bé nằm nguyên vị trí cho đến khi có nhu cầu đi “ị” (thông thường chỉ 2 – 5 phút sau khi bơm thuốc).

Bước 4: Sau khi bé “ị” xong, bạn dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé.

Những lưu ý khi thụt hậu môn cho bé

Trước khi thụt hậu môn cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đối với một đứa trẻ, việc bơm chất lỏng vào bên trong ruột có thể khiến bé khó chịu. Thậm chí, bé sẽ muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Với trường hợp này, bạn hãy xoa dịu bé, yêu cầu bé hít thở sâu để giảm căng thẳng và trì hoãn thời gian đi “ị” một vài phút.
  • Khi đưa thuốc thụt hậu môn vào trực tràng của bé, bạn có thể bôi thêm một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để dễ đưa vào hơn. Nếu vẫn không vào được, bạn đừng quá cố gắng vì như vậy có thể khiến các mô hậu môn bị rách, dễ khiến bé cảm thấy đau đớn. Trong lúc đưa thuốc vào, hãy giúp bé cảm thấy thoải mái, điều này sẽ giúp bạn dễ cho thuốc vào hơn.
  • Thuốc thụt thường được chỉ định cho các bé trên 2 tuổi, với những bé dưới 2 tuổi, bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ và cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn.
  • Với những bé dưới 6 tháng tuổi, bạn cần theo dõi kĩ các biểu hiện táo bón của bé. Nếu bé đi “ị” ít hơn 3 lần/tuần nhưng vẫn chơi ngoan, bú ngoan, phân không cứng thì bạn không nhất thiết phải can thiệp bằng thuốc thụt hoặc các loại thuốc nhuận tràng khác.
  • Mặc dù các loại thuốc thụt hậu môn có thể giúp giảm táo bón nhưng bạn nên tránh làm điều này quá thường xuyên vì nó rất dễ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc. Không những vậy, việc thụt thuốc vào hậu môn thường xuyên còn khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây hại cho các mô.
  • Nếu bé bị táo bón có đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sưng đau, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để tránh tình trạng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Giải pháp điều trị táo bón cho bé không dùng thuốc

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động, uống nhiều nước, đây là những nguyên tắc vàng giúp bé ít bị táo bón. Bạn cũng cần lưu ý là nên cho bé ăn nhiều sữa chua, các loại rau giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau lang, rau ngót, rau đay… và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam… để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm các biện pháp thụt dân gian để tạo phản xạ đi ngoài cho bé như:

  • Bôi mật ong vào hậu môn của bé bởi mật ong có tính nóng sẽ kích thích bé đi ngoài dễ dàng.
  • Dùng tăm bông sạch tẩm mật ong và ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn cho bé (sâu khoảng 1cm), làm như vậy vài lần là bé có thể đi được.
  • Dùng cọng mồng tơi sạch, tước bỏ vỏ rồi tẩm mật ong ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ (vào khoảng 1cm) để kích thích bé đi ngoài.

Thụt hậu môn có thể an toàn nhưng bạn chỉ nên dùng khi các biện pháp khác không có hiệu quả và khi có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thụt hậu môn cho bé, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ hoặc nhờ bác sĩ làm mẫu nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bí quyết giúp bạn ngủ trên máy bay ngon hơn

(67)
Giấc ngủ trên máy bay có thể bị ảnh hưởng bởi chỗ ngồi nhỏ hẹp, tiếng nói chuyện rì rầm hay ánh sáng từ điện thoại của mọi người xung quanh. Làm sao ... [xem thêm]

Sữa gián bổ dưỡng nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng

(81)
Sữa gián được coi là đồ uống giàu dinh dưỡng lại không chứa lactose nên là lựa chọn thay thế sữa bò khá thích hợp. Thế nhưng, loại sữa này cũng có một ... [xem thêm]

9 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản bạn có thể thử ngay

(33)
Bạn có thể học cách kiểm tra sức khỏe tại nhà khi quan sát tóc rụng dưới sàn, soi gương xem mí mắt hay thực hiện các cử động cơ thể. Có khi bạn sẽ ... [xem thêm]

Đàn ông bụng phệ: Làm sao để có cơ bụng phẳng lì như thời trai trẻ?

(56)
Đàn ông tầm 35 – 45 thường quyến rũ phụ nữ bằng vẻ ngoài từng trải với khuôn mặt điềm đạm và trầm tĩnh. Tuy nhiên, bạn lại bắt đầu có nguy cơ ... [xem thêm]

Điều trị điếc đột ngột như thế nào cho đúng?

(29)
Thính giác là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Khi bị mất thính lực, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp thông thường. Đặc biệt, nếu ... [xem thêm]

Hướng dẫn tập yoga chữa bệnh trầm cảm tại nhà

(91)
Yoga trị liệu là phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể áp dụng cho chứng trầm cảm. Nếu bị trầm cảm nhẹ hoặc không muốn đến bác sĩ tâm lý, bạn có ... [xem thêm]

Những thực phẩm nhất định bạn không nên bỏ qua khi bị viêm dạ dày

(44)
Bệnh viêm dạ dày khiến bạn khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, ăn đúng thực phẩm cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hẳn bất kỳ vấn đề ... [xem thêm]

Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?

(62)
Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Bạn nên làm gì để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN