Có nên dùng Aminoglycosides để chữa bệnh viêm nội tâm mạc?

(3.96) - 68 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?

Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van tim cũng như lớp lót bên trong các buồng tim (nội tâm mạc). Viêm nội tâm mạc xảy ra khi các sinh vật gây bệnh chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm đi vào máu và ở lại trong tim. Trong hầu hết các trường hợp, những sinh vật này là liên cầu, tụ cầu hoặc các loài vi khuẩn thường sống trên bề mặt cơ thể.

Tùy thuộc vào độc lực của các mầm bệnh, tổn thương tim do viêm nội tâm mạc có thể nhanh chóng và nặng (viêm nội tâm mạc cấp tính) hoặc chậm hơn và ít nguy kịch (viêm nội tâm mạc bán cấp).

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus viridans, xảy ra trên van bị tổn thương và nếu không được điều trị thì sẽ gây tử vong trong vòng 6 tuần đến 1 năm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?

Các triệu chứng phổ biến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là:

  • Sốt nhẹ (dưới 39 độ C);
  • Ớn lạnh;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Đau cơ và khớp;
  • Cảm giác mệt mỏi dai dẳng;
  • Đau đầu;
  • Khó thở;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân;
  • Các nốt nhỏ, mềm trên các ngón tay hoặc ngón chân;
  • Các mạch máu nhỏ bị vỡ ở lòng trắng của mắt, vòm miệng, bên trong má, trên ngực hoặc trên các ngón tay và ngón chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Viêm nội tâm mạc dạng này thường được gây ra bởi một trong số các vi khuẩn nhóm streptococci viridans (Streptococcus Sanguis, mutans, mitis hoặc milleri) thường sống trong miệng và cổ họng. Streptococcus bovis hoặc Streptococcus equinus cũng có thể gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp, thường ở những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm túi thừa hoặc ung thư đại tràng. Viêm nội tâm mạc bán cấp có xu hướng liên quan đến các van tim bất thường chẳng hạn như van tim bị hẹp hoặc bị rò. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường gây ra các triệu chứng không đặc hiệu, có thể kéo dài nhiều tuần trước khi được chẩn đoán.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bán cấp có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, chẳng hạn như:

  • Van tim nhân tạo. Mầm bệnh có xu hướng dính vào một van tim nhân tạo hơn là một van tim bình thường;
  • Khuyết tật tim bẩm sinh. Nếu bạn mắc một vài dạng khuyết tật tim thì trái tim dễ bị nhiễm trùng hơn;
  • Tiền sử bị viêm nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc gây thiệt hại mô tim và van tim, tăng nguy cơ nhiễm trùng tim trong tương lai;
  • Van tim bị hư. Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc nhiễm trùng, có thể gây tổn thương hoặc gây ra sẹo ở một hoặc nhiều van tim, làm cho chúng dễ bị viêm nội tâm mạc;
  • Tiền sử tiêm ma túy theo đường tĩnh mạch. Những người sử dụng ma túy theo hình thức này có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc. Kim sử dụng để tiêm thuốc có thể bị nhiễm trùng, gây viêm nội tâm mạc.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh viêm nội tâm mạc dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu, triệu chứng chẳng hạn như sốt. Bằng cách sử dụng ống nghe để nghe tim, bác sĩ có thể nghe thấy một âm thổi mới hoặc một âm thổi khác so với trước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc.

Nhiễm trùng có thể giống các bệnh khác khi bệnh ở giai đoạn đầu. Các xét nghiệm khác nhau có thể cần thiết để giúp xác định chẩn đoán:

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Bước điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh. Đôi khi, nếu van tim đã bị hư hỏng do nhiễm trùng thì sẽ cần phải phẫu thuật.

Nếu bạn bị viêm nội tâm mạc thì có thể cần tiêm kháng sinh tĩnh mạch liều cao trong bệnh viện. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định loại vi sinh vật gây nhiễm ở tim, qua đó bác sĩ có thể lựa chọn kháng sinh tốt nhất hoặc kết hợp các loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Thông thường, bạn sẽ cần dùng kháng sinh trong 2-6 tuần hoặc lâu hơn để loại bỏ nhiễm trùng. Khi hết sốt và các dấu hiệu hay triệu chứng nặng đi qua, bạn có thể xuất viện và tiếp tục điều trị kháng sinh tĩnh mạch bằng cách đến phòng mạch của bác sĩ theo hướng dẫn hoặc với dịch vụ chăm sóc tại nhà. Bạn cần đi gặp bác sĩ thường xuyên để đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị.

Bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân, đây có thể là dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng suy tim.

Nếu nhiễm trùng làm tổn thương van tim, bạn có thể gặp các triệu chứng và biến chứng trong nhiều năm sau khi điều trị. Đôi khi, bạn cần phải phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc thay thế một van bị hỏng, điều trị viêm nội tâm mạc do nhiễm nấm.

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật van bị hư hỏng hay thay thế nó bằng một van nhân tạo làm từ mô động vật hoặc các vật liệu nhân tạo.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp?

Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau đây:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Mụn ở cổ và lưng: Cách điều trị và phòng ngừa

(79)
Khuôn mặt của bạn không phải là nơi duy nhất để mụn trứng cá “tấn công”. Không ít người khổ sở vì thường xuyên bị nổi mụn ở các vùng khác trên ... [xem thêm]

Dầu dừa trị rạn da: 7 cách dùng hiệu quả dành cho bạn

(65)
Rạn da khi mang thai có thể khiến mẹ bầu mất tự tin vào vẻ ngoài của mình. Tuy nhiên, nếu bạn sớm thử những cách dùng dầu dừa trị rạn da sau đây thì ... [xem thêm]

6 mẹo để giữ nguyên dưỡng chất trong thức ăn tươi sống

(84)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì để giữ bình tĩnh khi con không ngoan?

(99)
Bạn đã từng giận giữ, la mắng con nhưng điều đó chẳng làm trẻ nhận sai thậm chí trẻ trở nên lì hơn, khó bảo và ngày càng xa cách với bạn. Bạn đã ... [xem thêm]

11 dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy

(79)
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu ung thư tuyến tụy dưới đây và đi kiểm tra sức ... [xem thêm]

Trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ nhập viện cao

(11)
Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường là tuổi nào? Có phải chỉ người lớn mới bị đái tháo đường?Theo Hiệp hội Tiểu đường (đái tháo đường – tiểu ... [xem thêm]

Rối loạn giải thể nhân cách

(31)
Tìm hiểu chungRối loạn giải thể nhân cách là gì?Rối loạn giải thể nhân cách đặc trưng bởi những khoảng thời gian cảm thấy bị ngắt kết nối hoặc bị ... [xem thêm]

Chống lão hóa da bằng các phương pháp thẩm mỹ hiệu quả

(12)
Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể và không có phương pháp nào có thể ngăn chặn quá trình này. Tuy nhiên, một số phương pháp có thể làm chậm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN