Ai dễ bị thiếu máu?

(3.76) - 51 đánh giá

Ai dễ bị thiếu máu? Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và các nhóm dân tộc. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do kinh nguyệt hàng tháng.

Thiếu máu ở thai phụ và trẻ em gây nguy cơ gì?

Mẹ bầu có thể bị thiếu máu do những thay đổi xảy ra trong thai kỳ như nồng độ thấp của axit folic (folate), sắt và những thay đổi trong máu. Trong 6 tháng đầu của thai kỳ, phần chất lỏng trong máu của phụ nữ (huyết tương) tăng nhanh hơn so với số lượng các hồng cầu. Điều này làm loãng máu và có thể dẫn đến bệnh.

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, một số trẻ có nguy cơ mắc bệnh do thiếu sắt. Những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bao gồm những trẻ được sinh ra quá sớm và những trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức không chứa sắt. Các trẻ này khi được 6 tháng sẽ có thể bị thiếu máu.

Trẻ sơ sinh từ 1–2 tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Chúng có thể không có đủ sắt trong chế độ ăn, đặc biệt là nếu chúng uống nhiều sữa bò. Sữa bò không có đủ hàm lượng sắt cần thiết cho sự tăng trưởng.

Việc uống quá nhiều sữa bò có thể ngăn việc hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu sắt hoặc hấp thụ sắt từ thực phẩm.

Người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng thiếu máu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về sự ảnh hưởng của tình trạng này đối với người lớn tuổi. Nhiều người lớn tuổi bị bệnh này cũng đang mắc phải các tình trạng bệnh khác.

Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ thiếu máu là gì?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn thiếu sắt, vitamin, khoáng chất
  • Mất máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương
  • Tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc kéo dài, chẳng hạn như bệnh thận, ung thư, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS, bệnh viêm đường ruột (bao gồm bệnh Crohn), bệnh gan, suy tim và bệnh tuyến giáp
  • Nhiễm trùng kéo dài
  • Gia đình có người bị thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hay thalassemia.

Bạn có thể phòng ngừa thiếu máu như thế nào?

Bạn có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu tái phát ở một số dạng thiếu máu, đặc biệt là những bệnh gây ra bởi thiếu sắt hoặc vitamin. Việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung cũng có thể ngăn ngừa các bệnh này xảy ra một lần nữa.

Bạn cũng có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu tái phát bằng cách điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn. Ví dụ, nếu tình trạng của bạn là do một loại thuốc nào đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc khác.

Để ngăn ngừa bệnh không trở nặng, hãy cho bác sĩ biết về tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các xét nghiệm cần thiết và sau đó hãy tuân thủ kế hoạch điều trị của bạn.

Bạn không thể ngăn ngừa một số loại thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nếu bạn bị thiếu máu di truyền, hãy thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị và chăm sóc liên tục.

Mặc dù phổ biến nhưng thiếu máu là bệnh có thể điều trị được, vì thế đừng “chịu đựng” bệnh mà hãy đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bệnh để được chữa khỏi bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh thiếu máu
  • Chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân thiếu máu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc da ngay với những lợi ích từ sữa tươi

(20)
Sữa tươi được biết đến như một loại thức uống dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, nó còn là nguyên liệu tuyệt vời trong việc làm đẹp của ... [xem thêm]

Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

(19)
Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra ... [xem thêm]

“Hội chứng cháy sạch” khiến bạn kiệt sức ở công sở

(61)
Bạn có thấy mỗi sáng không nhấc nổi người dậy đi làm hay cả người rã rời khi bước vào chỗ làm? Không chỉ là do tình trạng mệt mỏi thông thường mà ... [xem thêm]

Chế độ ăn chay – Dưỡng chất cần thiết

(85)
Là một người ăn chay có nghĩa là gì? Chế độ ăn chay giới hạn hoặc loại trừ việc tiêu thụ thịt động vật hoặc các sản phẩm từ động vật. Có nhiều ... [xem thêm]

Bật mí 5 bí quyết làm mặt thon gọn

(85)
Khi nói về vẻ ngoài, khuôn mặt chắc chắn là phần cơ thể quan trọng nhất mà mọi người chú ý ngay lập tức khi tiếp xúc với nhau. Không chỉ giới hạn ở ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây ra đau đầu sau tai?

(54)
Cơn đau đầu sau tai là một tình trạng không phổ biến, nhưng thường gây ra bởi các tình trạng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh và ... [xem thêm]

6 cách giảm quầng thâm mắt không nhọc sức

(38)
Một buổi sáng thức dậy, bạn hẳn sẽ rất buồn lòng khi soi gương và nhận thấy một người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng đang nhìn bạn. Tuy nhiên, với ... [xem thêm]

10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường

(17)
Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN