Chứng bệnh với tên gọi kỳ lạ: Mũi sư tử

(4.31) - 81 đánh giá

Có thể bạn quan tâm: Cách hết nghẹt mũi khi ngủ bằng cách tự nhiên mà bạn có thể thử tại nhà

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Tất cả mọi người đều đã từng bị nghẹt mũi ít nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách trị nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn đang bị nghẹt mũi nhưng chưa biết phải làm sao? Hãy để HelloBacsi giúp bạn bỏ túi 15 cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả tức thì nhé.

1. Cách trị nghẹt mũi bằng liệu pháp massage

Massage làm hết nghẹt mũi là cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng ngay để giảm triệu chứng khó chịu này. Một số vị trí massage quan trọng bao gồm:

Massage điểm giữa hai cung lông mày của bạn

Nhẹ nhàng massage điểm giữa lông mày trong 1 phút giúp ngăn ngừa tình trạng khô niêm mạc mũi, đồng thời điều chỉnh áp lực trong xoang trán và giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Massage xoang mũi

Động tác xoa tròn hai bện cánh trong 1 – 2 phút có thể giúp khai thông mũi, làm cho việc hỉ mũi diễn ra dễ dàng hơn.

Massage điểm giữa mũi và môi của bạn

Massage điểm giữa môi trên và mũi trong 2 – 3 phút có tác dụng hỗ trợ giảm sưng các mao mạch trong mũi, làm đường thở trở nên thông thoáng, dễ chịu.

Bạn có thể quan tâm: Các cách bấm huyệt trị nghẹt mũi hiệu quả

2. Cách hết nghẹt mũi ngay lập tức bằng nước muối sinh lý

Một cách trị nghẹt mũi nhanh khác nên sớm được áp dụng là nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Phương pháp này giúp tăng độ ẩm cho xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm viêm các mạch máu trong xoang mũi. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

3. Cách làm hết nghẹt mũi bằng rửa mũi

Rửa mũi bằng dụng cụ chuyên dụng với nước cất hoặc nước vô trùng cũng là một cách trị nghẹt mũi nhanh. Cách rửa mũi được thực hiện như sau:

  • Đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa mũi vào 1 bên lỗ mũi, bơm hoặc nghiêng đầu cho đến khi nước chảy vào mũi.
  • Nước đi vào lỗ mũi bên này sẽ chảy qua lỗ mũi bên kia, cuốn theo chất nhầy ra ngoài.
  • Thực hiện việc rửa mũi trong khoảng 1 phút và đổi bên.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua dụng cụ rửa mũi tại nhà thuốc hay đặt mua online trên các trang bán hàng trực tuyến.

4. Cách trị nghẹt mũi bằng tắm nước ấm

Một cách trị sổ mũi nghẹt mũi tại nhà cực đơn giản mà bạn không thể bỏ qua là tắm nước ấm. Cơ chế của phương pháp này rất đơn giản: Việc hít thở hơi nước ấm trong nhà tắm giúp dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm viêm. Do đó, nếu bị nghẹt mũi sổ mũi, bạn nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình thư giãn trong bồn tắm với nước ấm.

5. Mẹo chữa nghẹt mũi, sổ mũi với xông hơi

Tương tự như tắm nước ấm, bạn cũng có thể làm hết nghẹt mũi nhanh bằng các bước xông hơi như sau:

  • Chuẩn bị một thau nhỏ chứa nước nóng. Có thể cho thêm tinh dầu xả hoặc oải hương để có mùi hương dễ chịu.
  • Lấy một cái khăn to trùm kín đầu để hơi nước trong thau bốc lên. Tiến hành xông trong khoảng 10 phút
  • Lặp lại 2 – 3 lần/tuần để điều trị ngạt mũi

Một điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa nghẹt mũi này là bạn cần giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và thau nước nóng để không bị phỏng.

6. Cách làm hết nghẹt mũi với khăn hoặc gạc ấm

Đây là một trong những cách trị nghẹt mũi tại nhà thường được áp dụng cho trẻ nhỏ để thay thế cho phương pháp xông hơi. Chườm ấm lên mũi sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời nó cũng làm giảm tình trạng viêm sưng trong lỗ mũi. Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Nhúng khăn (hoặc gạc) sạch vào thau nước nóng, sau đó vắt khô khăn
  • Gấp khăn lại làm đôi và đắp lên sống mũi
  • Khi khăn nguội, nhúng lại vào thau nước nóng và lặp lại thao tác 3 – 4 lần
  • Thực hiện đắp khăn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng

Khi pha nước nóng, bạn có thể nhỏ 1 vài giọt tinh dầu yêu thích như tinh dầu sả, tinh dầu cam, tinh dầu hoa oải hương vào để giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn khi đắp khăn.

7. Cách trị nghẹt mũi tại nhà bằng máy tạo độ ẩm

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức hợp lý nhất, từ đó đem lại những lợi ích hô hấp như:

  • Làm dịu các mô bị kích thích, các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang
  • Gián tiếp làm loãng chất nhầy trong xoang mũi, giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ hoạt động hít thở bình thường của khoang mũi

Để tăng hiệu quả điều trị và cảm giác sảng khoái, bạn có thể cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp vào máy để khuếch tán vào không khí.

8. Nghẹt mũi khó thở phải làm sao? Hãy uống nhiều nước!

Uống đủ nước khi mũi đang bị nghẹt giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, khiến chúng thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, bổ sung nước còn làm giảm áp lực trong xoang, giúp giảm viêm và kích ứng mũi. Các thức uống nên dùng khi bị nghẹt mũi là nước lọc, nước trái cây và nước ép rau củ.

9. Cách trị nghẹt mũi nhanh bằng trà gừng

Bạn có thể dùng gừng để chữa ngạt mũi bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, mẹo chữa nghẹt mũi nhanh và đơn giản nhất là uống trà gừng mật ong. Cách thực hiện như sau:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóng
  • Đợi khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng (khoảng 15 phút)
  • Thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào cốc, khuấy đều rồi thưởng thức

10. Mẹo chữa nghẹt mũi bằng chanh

Uống nước chanh nóng pha mật ong là một cách rất tốt để làm hết nghẹt mũi, sổ mũi. Bên cạnh đó, chanh còn chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

11. Cách chữa nghẹt mũi bằng tỏi

Với hàm lượng allicin và scordinin dồi dào, tỏi thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở. Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Tỏi và mật ong: Lấy 2 nhánh tỏi tươi, giã nát rồi trộn với mật ong và dùng trực tiếp
  • Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…

12. Dùng baking soda làm giảm ngạt mũi

Baking soda có đặc tính sát khuẩn cao nên có thể được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra. Cách thực hiện như sau:

  • Cho 3g muối và 1g baking soda vào 240ml nước ấm
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi cho vào bình xịt
  • Xịt vào mũi như khi dùng bình xịt nước muối sinh lý
  • Dùng 2 ngón tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để dung dịch thấm đều vào bên trong
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất dịch nhầy ra ngoài
  • Thực hiện trong vòng 2 – 3 ngày để giảm nghẹt mũi nhanh nhất

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể gây ra tác dụng ngược, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

13. Mẹo chữa nghẹt mũi, sổ mũi với ớt cayenne

Dùng các món ăn có chứa ớt cayenne có thể giúp giảm chất nhầy trong mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp giảm đau họng và ngăn ngừa tình trạng chảy dịch mũi sau.

14. Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi bằng thuốc thông mũi

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là do kích ứng thì việc dùng thuốc thông mũi có thể giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Thuốc thông mũi có 2 dạng gồm:

  • Thuốc dạng xịt: oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex)
  • Thuốc viên: pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest)

Bạn có thể hỏi mua một số loại thuốc thông mũi không kê đơn tại các nhà thuốc. Bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng tồi tệ hơn.

15. Cách chữa nghẹt mũi bằng thuốc kháng histamine hoặc thuốc chống dị ứng

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi, sổ mũi là do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine hoặc thuốc chống dị ứng. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng giảm sưng trong đường mũi, giúp làm hết nghẹt mũi. Các loại thuốc kết hợp có chứa cả thành phần kháng histamin và thông mũi có thể làm giảm áp lực xoang và sưng do phản ứng dị ứng.

Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Điều này giúp tránh các tương tác và tác dụng phụ không mong muốn. Cần lưu ý thêm rằng việc sử dụng thuốc kháng histamine có thể khiến bạn buồn ngủ. Do đó, bạn chỉ sử dụng loại thuốc này khi không làm việc, lái xe…

Trên đây là 15 cách trị nghẹt mũi nhanh nhất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng bạn đã biết được nghẹt mũi khó thở phải làm sao và giải quyết nhanh chóng triệu chứng này. Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kiểm tra tiền sản: Xét nghiệm về di truyền

(51)
Phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra tiền sản ít nhất một lần. Các xét nghiệm này rất hữu ích để phát hiện ra vấn đề của thai nhi. Các xét nghiệm ... [xem thêm]

Tác dụng của sá sùng giúp bạn nấu ăn bổ dưỡng

(19)
Sá sùng là nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có giá cả đắt đỏ đến 1.000.000 – 3.000.000 đồng/kg. Vậy tác dụng của sá sùng là ... [xem thêm]

Cải bó xôi và những lợi ích không ngờ

(88)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

(26)
Tìm hiểu chungRối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là bệnh gì?Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là tình trạng tâm thần không ổn định bao gồm ... [xem thêm]

Trà hoa nhài: Thú vui dành cho những ai thích sống chậm rãi

(79)
Giữa dòng đời hối hả, không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn ngồi thưởng thức tách trà hoa nhài tỏa hương thơm dịu dàng… Nếu bạn có thú vui thưởng trà, ... [xem thêm]

Trị rối loạn cương dương bằng máy tập dương vật (P2)

(22)
Trong phần 1, các bạn đã được tìm hiểu về rối loạn cương dương cũng như cách điều trị bệnh bằng máy tập dương vật. Mời các bạn tiếp tục theo dõi ... [xem thêm]

Ba mẹ đừng thờ ơ dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em!

(75)
Bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em vì dễ nhầm lẫn với các biểu hiện tâm lý bình thường như buồn bã, khóc lóc… Làm sao bạn ... [xem thêm]

Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

(46)
Trầm cảm là một căn bệnh dai dẳng và rất đáng sợ. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và kiên trì từ người bệnh. Sử dụng các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN