Ba mẹ đừng thờ ơ dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em!

(3.86) - 75 đánh giá

Bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em vì dễ nhầm lẫn với các biểu hiện tâm lý bình thường như buồn bã, khóc lóc… Làm sao bạn có thể sớm nhận ra con đang mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em trước khi quá muộn?

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có những dấu hiệu khác với những cung bậc cảm xúc vui buồn thất thường trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu tình trạng buồn bã lặp lại suốt một thời gian dài cùng với sự tách biệt với các hoạt động sở thích, trường lớp hay gia đình thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em. Thậm chí, trẻ em có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tự tử vì không thể chịu đựng nỗi đau tâm lý.

Khi trẻ mắc bệnh trầm cảm, bạn cần dành thời gian bên con nhiều hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em để có thể giúp con nhanh chóng lấy lại tiếng cười hồn nhiên nhé!

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em căn bản thường bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng và thay đổi tâm trạng. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua. Bạn ­có thể cho rằng đó chỉ là những thay đổi về cảm xúc và thể chất của trẻ.

Các nghiên cứu mới đây tập trung vào chứng trầm cảm “được ngụy trang”, nghĩa là khi trẻ bộc lộ bằng cách ứng xử giận dữ rất khác với bình thường. Nhiều trẻ còn có biểu hiện buồn bã hoặc chán chường khi giao tiếp với người lớn bị trầm cảm.

Sau đây là một số dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em:

  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi và uể oải
  • Cách ly với xã hội
  • La hét hoặc khóc lóc
  • Khó chịu hoặc tức giận
  • Buồn bã và tuyệt vọng
  • Có xu hướng chống đối
  • Cảm thấy kém cỏi và tội lỗi
  • Suy nghĩ hoặc tập trung kém
  • Có ý nghĩ về chết chóc hoặc tự tử
  • Thay đổi khẩu vị (thèm ăn hoặc chán ăn)
  • Bị đau về thể chất như đau bụng, đau đầu…
  • Giấc ngủ thất thường (ngủ nhiều quá hoặc ít quá)
  • Không hào hứng khi tham gia các sự kiện hay hoạt động với người thân, bạn bè hoặc thực hiện các sở thích khác

Trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em mà bạn không nên xem thường. Mỗi đứa trẻ sẽ biểu lộ những dấu hiệu trầm cảm khác nhau ở những thời điểm và bối cảnh khác nhau. Một vài trẻ có thể sinh hoạt bình thường, song hầu hết trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy khổ sở với những thay đổi trong xã hội, mất niềm vui đến trường và bị điểm số kém hoặc có sự thay đổi về ngoại hình. Trẻ trên 12 tuổi có thể tập tành uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc thuốc phiện.

Mặc dù khả năng hiếm xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi, song trẻ bị trầm cảm vẫn có khả năng tự tử. Nhất là khi trẻ đang buồn bã hoặc giận dữ, khả năng tự tử càng cao. Các bé gái có xu hướng nghĩ đến tự tử nhiều hơn, còn các bé trai lại thường có xu hướng thực hiện hành động ngay khi có ý nghĩ tự tử.

Trẻ em sống trong gia đình bạo lực, nghiện ngập, bạo hành hoặc lạm dụng tình dục có rủi ro tự tử cao khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em.

Bạn nên làm gì để giúp trẻ trầm cảm?

Theo một nghiên cứu thực hiện trên 202 trẻ em tại Việt Nam, khoảng 22.8% trẻ bị trầm cảm và có đến 23.7% trẻ muốn tự tử. Đây thực sự là con số đáng báo động khi nhiều phụ huynh không hề nhận ra con mình đang có dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em!

Để có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân gây trầm cảm trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Cũng giống như người trưởng thành, nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em có thể là do kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, biến cố cuộc sống, quá khứ gia đình, môi trường, gene nhạy cảm và rối loạn sinh học. Trong đó, hai nguyên nhân thường thấy ở trẻ em bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành và hoàn cảnh gia đình.

• Áp lực học hành: Trẻ rất dễ bị trầm cảm khi ba mẹ gây sức ép về kết quả học tập phải vượt trội hơn bạn bè. Áp lực học hành cùng thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

• Gia đình xung đột: Những xung đột trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại khi không thể san sẻ với người lớn những cảm giác của mình.

Trẻ em sinh ra trong gia đình có tiền sử trầm cảm sẽ có nguy cơ cao bị mắc chứng trầm cảm hơn. Trẻ có ba mẹ bị trầm cảm sẽ có xu hướng bị trầm cảm sớm hơn trẻ có ba mẹ bình thường. Trẻ sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Giải pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em

Giải pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Khi con bị trầm cảm, ba mẹ cần hiểu vai trò của gia đình và môi trường sống của trẻ trong quá trình điều trị sẽ khác với người trưởng thành. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ tư vấn tâm lý trước, sau đó cân nhắc dùng thuốc trầm cảm như một giải pháp bổ sung nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm) thường được điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trầm cảm và thuốc an thần.

Thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng, vì chúng có thể kích hoạt trạng thái hoảng loạn hoặc hiếu động ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Việc quản lý thuốc cho trẻ bị trầm cảm chính là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Bạn không nên tự ý cho con uống thuốc trầm cảm mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo rằng các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ý nghĩ và hành động tự tử do trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm lý khác.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Ngay cả khi trẻ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trị liệu tâm lý và thể chất.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em cảnh báo nguy cơ tự tử

Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, bạn cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ trẻ tự tử.

Các dấu hiệu về cách hành xử của trẻ có thể cảnh báo nguy cơ tự tử bao gồm:

  • Thường gặp tai nạn
  • Nói về sự chết chóc
  • Xu hướng hành động liều lĩnh
  • Lạm dụng chất kích thích (rượu bia…)
  • Cho đi những vật dụng của bản thân
  • Chú ý đến bệnh tật và vấn đề tiêu cực
  • Khóc lóc nhiều hơn hoặc ngày càng ít bộc lộ cảm xúc
  • Nói về chủ đề tự tử, sự tuyệt vọng hoặc cảm giác bị ghét bỏ
  • Thực hiện các hành vi không mong muốn (tình dục hoặc bạo lực)
  • Có sự cách ly hay tách biệt với xã hội, bao gồm cả mối quan hệ trong gia đình
  • Xuất hiện nhiều triệu chứng trầm cảm (thay đổi về ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động thường ngày)

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng sau này nên việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Là người làm cha mẹ với rất nhiều áp lực nuôi dạy con, đôi khi bạn có thể không nhận ra dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em. Nhiều người còn có xu hướng phủ nhận tình trạng này do ảnh hưởng của định kiến xã hội về “bệnh thần kinh” hay “bệnh tâm thần”.

Vì vậy, bạn cần hiểu được mức độ quan trọng của việc sớm nhận ra các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em để kịp thời điều trị. Nếu muốn con phát triển khỏe mạnh cả tinh thần và thể chất, bạn cần để tâm đến từng dấu hiệu nhỏ nhất. Đừng vì những mải lo miếng cơm manh áo mà quên mất các thiên thần bé nhỏ đang mong ngóng được ở bên cạnh ba mẹ của mình!

Thảo Viên | HELLOBACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạc hà và những lợi ích dinh dưỡng bất ngờ

(44)
Bạc hà là loại thảo mộc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Lá bạc hà không chỉ được sử dụng làm gia vị trong các món ăn và đem ... [xem thêm]

Sữa ong chúa là gì mà lại nhiều công dụng đến thế?

(96)
Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm từ sữa ong chúa và mật ong ngày càng được mọi người tin dùng bởi đây là những thực phẩm – dược phẩm rất tốt ... [xem thêm]

Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4

(12)
Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4 là gì? Chúng tôi sẽ mách bạn những dấu hiệu sau. Trước hết, mời bạn tìm hiểu về các giai đoạn ung thư vú.Bốn giai ... [xem thêm]

Nghiện nặn mụn: Sở thích kỳ lạ hay hội chứng bệnh?

(75)
Xung quanh bạn hẳn sẽ có những người nghiện nặn mụn, họ không chỉ thích tự nặn mụn cho mình mà còn muốn nặn mụn cho người khác. Nhìn thấy mụn nhưng ... [xem thêm]

Bệnh suy giảm nhận thức nhẹ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

(17)
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là một giai đoạn suy giảm nhận thức rõ rệt do sự lão hóa và bệnh mất trí nhớ gây ra. Triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách ... [xem thêm]

Nhạy cảm thức ăn và dị ứng thức ăn: “Thủ phạm” khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn!

(77)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Bạn có biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

(73)
Phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục với bóng giúp toàn thân săn chắc

(84)
Các bài tập thể dục với bóng sẽ mang đến cảm giác mới mẻ khi bạn muốn nâng cao cường độ để nhanh chóng có vóc dáng thon gọn hơn. Chỉ cần 20 phút ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN