Chóng mặt

(4.25) - 47 đánh giá

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác xoay tròn, bập bênh, hoặc thấy mọi vật đang quay xung quanh mình, xảy ra cả khi hoàn toàn yên tĩnh.

Nhiều đứa trẻ thường đùa chơi bằng cách xoay vòng vòng để có cảm giác chóng mặt. Kiểu chóng mặt này thường chỉ kéo dài một lúc rồi biến mất. Trong khi đó, chóng mặt tự phát hoặc chóng mặt do chấn thương lại thường kéo dài vài giờ đến vài ngày trước khi được giải quyết.

Các nguyên nhân gây chóng mặt

Sóng âm thanh đi qua ống tai ngoài cho tới khi tới màng nhĩ. Từ màng nhĩ, sóng âm thanh chuyển thành các rung động, được truyền qua tai trong nhờ ba xương nhỏ – xương búa, xương đe và xương bàn đạp – đến ốc tai và cuối cùng là đến thần kinh tiền đình ốc tai – là dây thần kinh sẽ mang các tín hiệu này tới não bộ của chúng ta. Một phần quan trọng khác của tai trong là các ống bán khuyên (semicircular canals). Các ống này vuông góc với nhau và được lót bởi các tế bào nhạy cảm hoạt động giống như một con quay hồi chuyển (gyroscope) của cơ thể. Sự sắp xếp đặc biệt này kết hợp với sự nhạy cảm của các tế bào có lông chuyển trong các ống, cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức về vị trí của cơ thể trong không gian.Chóng mặt có thể được xác định dựa vào việc xem xét nguyên nhân gây ra nó là từ trung ương hay ngoại biên.

Các nguyên nhân trung ương gây chóng mặt xuất phát từ não bộ và tủy sống, trong khi các nguyên nhân ngoại biên là do các vấn đề ở tai trong.

Tai trong bị viêm do bệnh lý, hoặc các tinh thể hay các xương nhỏ bình thường tìm thấy ở tai trong bị lạc chỗ và kích thích các tế bào có lông trong các ống bán khuyên, dẫn đến chóng mặt. Loại chóng mặt này được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV).

Bệnh Meniere, là tình trạng chóng mặt kèm mất thính lực và ù tai, gây ra do sự tích tụ dịch bên trong tai trong, nguyên nhân gây ra sự tích tụ này chưa được biết rõ.

Chấn thương đầu có thể dẫn đến tổn hại tai trong và là một nguyên nhân gây chóng mặt. Các nguyên nhân không thường gặp như đột quỵ ảnh hưởng trên một số vùng não nhất định, xơ cứng rải rác (MS- multiple sclerosis), hay các khối u, có thể dẫn đến chóng mặt. Một số bệnh nhân đau đầu Migraine thể Migraine động mạch thân nền có thể có triệu chứng chóng mặt.

Các yếu tố nguy cơ của chóng mặt

Chấn thương đầu có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt, cũng như một số loại thuốc có thể gây chóng mặt như thuốc chống động kinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thậm chí cả aspirin.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng sẽ làm tăng nguy cơ chóng mặt (như tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường và hút thuốc lá). Ở một số người, uống rượu cũng có thể gây chóng mặt.

Các nghiên cứu về tỉ lệ chóng mặt cho thấy rằng khoảng 2% đến 3% dân số có nguy cơ bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV); phụ nữ lớn tuổi dường như có nguy cơ này cao hơn một chút.

Các triệu chứng của chóng mặt

Các triệu chứng của chóng mặt bao gồm cảm giác xoay tròncảm giác chuyển động. Những triệu chứng này hiện diện cả khi người bệnh đang hoàn toàn yên tĩnh. Cử động của đầu hoặc cơ thể như xoay trở trên giường có thể làm tăng hay làm nặng hơn các triệu chứng. Các triệu chứng này khác với tình trạng choáng váng hay xỉu (faiting). Nhiều bệnh nhân chóng mặt còn kèm buồn nôn hoặc nôn ói.

Thăm khám lâm sàng thường ghi nhận các dấu hiệu cử động mắt bất thường, gọi là rung giật nhãn cầu nystagmus). Vài bệnh nhân chóng mặt có bị mất thăng bằng. Nếu tình trạng mất thăng bằng kéo dài hơn vài ngày, hoặc chóng mặt có kèm yếu hay mất phối hợp động tác ở nửa bên cơ thể thì nghi ngờ nhiều hơn tới đột quị hoặc các vấn đề khác của não bộ. Trong các trường hợp đó, việc đánh giá sâu hơn và đặc hiệu hơn được khuyến cáo thực hiện (prompt evaluation).

Chẩn đoán chóng mặt bằng cách nào?

Trong quá trình đánh giá, bác sĩ phải nắm được bệnh sử đầy đủ các sự kiện và các triệu chứng. Điều này bao gồm cả việc biết được thuốc người bệnh đã uống trước đó (kể cả các loại thuốc không cần kê toa – OTC medications), các bệnh mắc phải gần đây hay các vấn đề y khoa đã có sẵn (nếu có). Thậm chí các vấn đề dường như không liên quan cũng có thể cung cấp manh mối để tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt.

Sau khi hỏi bệnh sử, việc thăm khám cần được tiến hành. Điều này thường bao gồm việc thăm khám thần kinh toàn diện để đánh giá chức năng não và quyết định xem nguyên nhân chóng mặt là từ trung ương hay ngoại biên. Các triệu chứng mới của chóng mặt nên được mô tả tỉ mỉ để loại trừ được nguyên nhân đầu tiên là đột quị. Bệnh sử, khám lâm sàng và dùng hình ảnh học khi cần là những điều quan trọng để đảm bảo loại trừ các bệnh lý đe dọa tính mạng. Dấu hiệu rung giật nhãn cầu (các cử động mắt bất thường) hay sự mất phối hợp động tác có thể giúp xác định các bệnh lý nền gây chóng mặt. Nghiệm pháp Dix-Hallpike được thực hiện để nhằm cố gắng khôi phục triệu chứng chóng mặt; nghiệm pháp này bao gồm: đột ngột đổi tư thế đầu bệnh nhân và theo dõi xem các triệu chứng nào xuất hiện sau đó. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể chỉ định tiến hành nghiệm pháp này, và thay vào đó là nghiệm pháp cuộn tròn (roll test): cho bệnh nhân nằm lăn tròn trên mặt phẳng với đầu quay nhanh từ bên này qua bên kia. Cũng giống với nghiệm pháp Dix-Hallpike, nghiệm pháp này có thể khôi phục lại triệu chứng chóng mặt và một phần cũng giúp tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt.

Một vài trường hợp được chỉ định kiểm tra MRI hoặc CT scan não hay tai trong để loại trừ các tổn thương cấu trúc như đột quị. Nếu nghi ngờ mất thính lực, việc đo thính lực sẽ được tiến hành. Mất thính lực không gặp trên các bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) hay các nguyên nhân thông thường khác. Khảo sát biểu đồ điện học của rung giật nhãn cầu (electronystagmography), hay đánh giá về điện học của tình trạng chóng mặt có thể giúp phân biệt chóng mặt ngoại biên hay chóng mặt trung ương, tuy nhiên không được làm thường quy.

Điều trị chóng mặt

Một số phương thức điều trị hiệu quả chóng mặt ngoại biên bao gồm các nghiệm pháp chuyển động nhằm định vị lại các tinh thể trong tai trong. Phương thức điều trị được biết đến nhiều nhất là nghiệm pháp Epley hay cách thức để tái định vị lại các tinh thể. Trong quá trình này, các chuyển động đầu đặc hiệu sẽ dẫn đến các chuyển động của các tinh thể bị lạc chỗ trong tai trong (canaliths). Bằng cách định vị lại các tinh thể này, chúng sẽ bớt gây kích thích cho tai trong và các triệu chứng có thể được giải quyết. Vì các nghiệm pháp chuyển động này có thể làm chóng mặt nặng hơn, chúng nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hay các nhà vật lý trị liệu có kinh nghiệm.

Các bài tập đầu Cawthorne, hay các bài tập phục hồi chức năng tiền đình, là một loạt các cử động đầu và mắt giúp giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh trong tai trong và làm cải thiện dần tình trạng chóng mặt. Các cử động đơn giản này cần được người bệnh tập luyện đều đặn để mang lại kết quả tốt nhất.

Các thuốc uống làm giảm triệu chứng không được kê toa kéo dài. Meclizine thường được kê toa để điều trị các triệu chứng chóng mặt dai dẳng và có thể hiệu quả. Benzodiazepine như diazepam cũng hiệu quả nhưng hay có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Các thuốc khác cũng được dùng để chữa triệu chứng buồn nôn và nôn. Chúng ta nên nhận biết được rằng các thuốc được dùng là để làm giảm các triệu chứng chóng mặt chứ không phải dùng để chữa (cure) chóng mặt.

Các phương thuốc (dân gian) tại nhà có điều trị chóng mặt hiệu quả không?

Hầu hết các phương thuốc điều trị chóng mặt tại nhà là không hiệu quả. Có vài trường hợp chóng mặt tự hết sau vài ngày khiến người ta tin rằng một phương thuốc dân gian nào đó có ích lợi trong việc giải quyết các triệu chứng này.

Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình (bài tập đầu Cawthorne) hay nghiệm pháp Epley cải tiến có ý nghĩa khi bệnh nhân tập luyện đều đặn và có thể giúp cải thiện chóng mặt.

Có thể dự phòng chóng mặt không?

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quị có thể giảm được nguy cơ của chóng mặt trung ương. Điều này bao gồm đảm bảo huyết áp, cholesterol, cân nặng và mức đường huyết trong giới hạn bình thường. Việc kiểm soát lượng muối ăn vào có thể giúp giảm các triệu chứng chóng mặt trong bệnh Meniere. Nếu người bệnh được chẩn đoán là chóng mặt ngoại biên thì tập đều đặn các bài tập phục hồi chức năng tiền đình có thể giúp ngăn ngừa chóng mặt tái phát.

Vì hầu hết các trường hợp chóng mặt xuất hiện tự phát nên khó để dự đoán được ai là người có nguy cơ bị, do đó không thể phòng tránh hay ngăn ngừa tuyết đối. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống khỏe mạnh có thể sẽ giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Tiên lượng

Đa số bệnh nhân bị chóng mặt ngoại biên có thể mất dần các triệu chứng khi được điều trị; người ta thấy rằng nghiệm pháp Epley áp dụng cho bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) có thể có lợi trong 90% trường hợp. Dù tỉ lệ tái phát BPPV sau một cơn đầu trong năm đầu tiên có thể lên tới hơn 15% thì cũng không chắc rằng tình trạng chóng mặt này sẽ kéo dài vài ngày. Khi chóng mặt dai dẳng, việc đánh giá các vấn đề tổn thương cấu trúc não, tủy sống hay tai trong là cần thiết.

Tài liệu tham khảo

http://www.medicinenet.com/vertigo_overview/article.htm

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Phan Hoàng Phương Khanh - Ths.BS. Đặng Đỗ Thanh Cần
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương

(51)
Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương là gì? Hình ký sinh trùng sán dải heo trưởng thành (tên khoa học là Taenia solium). Nhiễm ấu trùng sán ... [xem thêm]

Chẩn đoán đột quỵ

(53)
Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây tự kỷ là gì?

(12)
Tự kỷ không do nguyên nhân đơn lẻ và nguyên nhân thực sự vẫn chưa được rõ. Do sự phức tạp của bệnh và thực tế là các triệu chứng cũng như mức độ ... [xem thêm]

Khái niệm tự kỷ và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

(54)
Tự kỷ là gì? Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện ... [xem thêm]

Bệnh Meniere

(51)
Hình minh họa bệnh Meniere Bệnh Meniere là gì? Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự ... [xem thêm]

Tâm thần phân liệt

(43)
Định nghĩa Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mạn tính và nặng nề, nó ảnh hưởng tới cách suy nghĩ, cảm giác và hành vi của người bệnh. ... [xem thêm]

Bệnh Huntington

(31)
Định nghĩa Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây nên bởi sự thoái hóa tiến triển của các tế bào thần kinh trong não bộ. Bệnh có tác động to lớn đến ... [xem thêm]

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

(74)
Định nghĩa Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN