Khái niệm tự kỷ và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

(4.14) - 54 đánh giá

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh.

Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các trường hợp mắc tự kỷ hay do sự gia tăng thực sự số trường hợp mắc rối loạn này hoặc do kết hợp cả hai nguyên nhân.

Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tự kỷ, nhưng điều trị sớm và tích cực có thể tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của nhiều trẻ mắc rối loạn này.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ?

Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ em thuộc mọi chủng tộc và quốc gia, nhưng có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ, bao gồm:

  • Giới tính: Trẻ nam có nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ cao gấp 4-5 lần so với trẻ nữ.
  • Tiền sử gia đình: Những gia đình có một trẻ mắc tự kỷ sẽ tăng nguy cơ có một đứa con khác cũng mắc rối loạn này. Và cũng khá thường gặp tình huống cha mẹ hoặc người thân của trẻ mắc tự kỷ cũng có những vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp, hoặc có đôi chút hành vi thuộc tự kỷ.
  • Các rối loạn khác: Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ cao hơn bình thường. Những tình trạng này gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy; những rối loạn di truyền ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ; bệnh xơ cứng củ với biểu hiện gồm các khối u lành tính phát triển trong não; hội chứng Tourette; động kinh.
  • Tuổi bố mẹ: Dường như cũng có mối liên kết giữa rối loạn tự kỷ và tuổi của bố mẹ khi sinh con, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định mối liên kết này.
Xem thêm bài viết Tự kỷ - Những điều cần biết

Tài liệu tham khảo

  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/definition/con-20021148
  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/risk-factors/con-20021148
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Thanh Nhã Uyên - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Động kinh

    (21)
    Động kinh là gì? Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật ... [xem thêm]

    Bệnh nhược cơ

    (25)
    Giới thiệu về bệnh nhược cơ Bệnh nhược cơ tiếng Anh là Myasthenia Gravis, phát âm là My-as-theen-ee-a Grav-us, xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latin, có nghĩa là ... [xem thêm]

    Rối loạn vận động

    (56)
    Mất điều hòa vận động Thất Điều (ataxia-mất điều hoà vận động): Là triệu chứng do tổn thương não, thân não hoặc tuỷ sống. Triệu chứng bao gồm: ... [xem thêm]

    Sa sút trí tuệ (Dementia)

    (78)
    Sa sút trí tuệ là gì? Sa sút trí tuệ không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

    Đột quỵ do xuất huyết

    (19)
    Ở Hoa Kỳ, khoảng 13% trường hợp đột quỵ xảy ra do xuất huyết, tức là do đứt mạch máu bên trong hoặc gần não. Khi xuất huyết xảy ra, máu tích tụ trong ... [xem thêm]

    Những thay đổi gây ra do đột quỵ

    (37)
    Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng ... [xem thêm]

    Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

    (96)
    Hình: Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp Hội chứng cơ hình lê là gì? Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối ... [xem thêm]

    Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là gì?

    (56)
    Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN