Chế độ ăn cho người bệnh gout đóng góp rất nhiều đến hiệu quả của việc điều trị và kiểm soát, giúp bệnh trạng không trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh gout là gì?
Gout là một loại viêm khớp liên quan đến đau đột ngột, sưng và viêm khớp.
Các triệu chứng bệnh gout hoặc các cơn gout đột ngột tấn công người bệnh khi trong máu có quá nhiều axit uric. Axit uric là một chất thải do cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm.
Khi nồng độ axit uric cao, tinh thể của nó tích tụ trong khớp, kích hoạt sưng, viêm và gây đau đớn dữ dội.
Hầu hết những người mắc bệnh này đều gặp phải các triệu chứng nêu trên vì cơ thể họ không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Điều này cho phép axit uric tích tụ và kết tinh trong các khớp.
Một số người bị bệnh gout vì cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric do di truyền hoặc chế độ ăn uống.
Bạn có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa
Triệu chứng bệnh gout
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gout hầu như xảy đến đột ngột và thường tấn công bệnh nhân vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Đau khớp dữ dội: Người bệnh thường cảm thấy bị đau khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh gout có thể gây ảnh hưởng bất kỳ khớp nào. Các khớp bị ảnh hưởng nhất thường ở vị trí mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay. Những khớp ở trung tâm cơ thể như cột sống, vai ít bị ảnh hưởng hơn. Cơn đau khớp có xu hướng đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 12 giờ đêm sau khi cơn gout bắt đầu.
- Khó chịu kéo dài: Kể cả sau khi cơn đau đã đạt đến đỉnh điểm, người bệnh vẫn trải qua cảm giác khó chịu trong vài ngày, thậm chí vài tuần liền. Các cơn gout về sau có khả năng kéo dài hơn, gây ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
- Viêm khớp, khớp tấy đỏ: Khớp bị ảnh hưởng, sưng lên, trở nên mềm, nóng đỏ.
- Cử động khớp bị hạn chế: Bệnh gout tiến triển khiến các khớp cứng đờ và gây cảm giác đau đớn tột cùng cho người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong việc cử động các khớp. Nhiều trường hợp người bệnh không đi lại bình thường được.
Điều trị bệnh gout
Bệnh nhân gout thường bị viêm cấp tính quanh khớp. Phần lớn các trường hợp bệnh gout được điều trị bằng thuốc, giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh trong tương lai và giảm nguy cơ biến chứng bệnh gout (như sỏi thận, sự phát triển của các tophi…).
Các loại thuốc được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid NSAIDs, colchicine hoặc corticosteroid. Các thuốc này chống viêm và đau ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh gout, thường là thuốc dùng qua đường uống.
Bạn có thể tham khảo thêm: Nhóm thuốc NSAIDs: Sử dụng sao cho an toàn?
Ngoài ra, còn có các loại thuốc làm giảm việc sản xuất axit uric (chất ức chế xanthine oxyase như allopurinol) hoặc cải thiện khả năng của thận trong việc loại bỏ các axit uric khỏi cơ thể (probenecid).
Cơn gout cấp bùng phát và thường đạt đến mức tồi tệ nhất trong khoảng 12-24 giờ sau khi bắt đầu. Một số người bệnh có thể phục hồi trong vòng 1-2 tuần mà không cần điều trị, nhưng họ sẽ phải chống chọi với những cơn đau đáng kể trong khoảng thời gian đó.
Bạn có thể tham khảo thêm: Điều trị bệnh gout bằng những phương pháp nào?
Ngoài dùng thuốc để điều trị, bệnh nhân cũng nên chú trọng trong ăn uống, sinh hoạt và duy trì lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát và cải thiện bệnh trạng.
Bệnh gout nên ăn gì?
Một khi đã biết rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh gout, ắt hẳn nhiều người sẽ tự hỏi: vậy người bị bệnh gout nên ăn gì thì tốt. Câu trả lời là các thực phẩm chứa purine.
Thực phẩm được coi là ít purine khi chứa ít hơn 100mg trên tổng khối lượng 100g. Purine khi bị phân giải trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra axit uric, làm tăng nồng độ chất này trong máu. Vì axit uric tích tụ trong cơ thể dẫn đến bệnh gout, làm bùng phát các cơn gout nên thực phẩm ít purine được xem là an toàn cho người bệnh.
Một vài thực phẩm gợi ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout là:
- Rau: Tương tự như trái cây, hầu như tất cả các loại rau đều tốt cho người bị bệnh gout, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh đậm
- Các loại đậu và hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch
- Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các sản phẩm từ sữa đều an toàn, nhưng sữa ít béo đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout.
- Đồ uống như trà, trà xanh, cà phê
- Các loại gia vị và thảo mộc
- Dầu thực vật: dầu dừa, dầu oliu, dầu lanh, dầu canola
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Ăn thực phẩm có lợi để cải thiện bệnh trạng là điều tốt, nhưng mọi nỗ lực có khả năng sẽ bị vô hiệu nếu người bệnh không tránh những thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Đó là các thực phẩm:
- Có hàm lượng purine cao: hơn 200mg purine (trên tổng khối lượng 100g)
- Có hàm lượng purine vừa phải: từ 150-200mg purine (trên tổng khối lượng 100g)
- Có hàm lượng fructose cao
Dưới đây là danh sách thực phẩm cần tránh thuộc các nhóm nêu trên:
- Tất cả các loại thịt nội tạng: Gan, thận, óc
- Thịt đỏ: Các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi sang màu trắng khi nấu chín như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê
- Một số loại cá như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm
- Các loại hải sản khác: Sò điệp, cua, tôm, trứng
- Đồ uống có cho thêm đường: Nước trái cây, nước ngọt có đường
- Mật ong, sirô có hàm lượng fructose cao
- Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia, các chất bổ sung men khác
Ngoài ra, nên tránh các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không có nhiều purine hay fructose nhưng lại chứa ít chất dinh dưỡng và có khả năng làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Thực phẩm có thể ăn ở mức độ vừa phải
- Những loại thịt nằm ngoài danh sách người bệnh gout không nên ăn.
- Các loại cá nằm ngoài danh sách không nên ăn. Cá hồi tươi, cá hộp thường chứa hàm lượng purine thấp hơn các loại cá khác.
- Trái cây: nên ăn với lượng vừa phải vì một số loại có hàm lượng đường fructose cao hơn chúng ta tưởng. Fructose là một yếu tố làm tăng axit uric trong cơ thể, làm bệnh tình chuyển nặng hơn. Tuy nhiên, có một số loại trái cây, điển hình là trái sơ-ri lại rất tốt cho người bị bệnh gout.
Về cơ bản, người bệnh dùng được những thực phẩm này, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều.