Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em

(4.45) - 88 đánh giá

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp(ARI) là gì?

ARI là thuật ngữ để chỉ tình trạng nhiễm trùng chung của toàn bộ đường hô hấp từ mũi xuống đến phổi gây ra bởi vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng…), bao gồm cả tai và các xoang.

Cấp: để chỉ đợt bệnh dưới 14 ngày kể từ ngày khởi phát, mốc này liên quan tới tiến triển của bệnh từ khi khởi phát đến khi thoái lui tự nhiên. Tuy nhiên 1 số trẻ triệu chứng có thể dài hơn tùy cơ địa và môi trường

Nhiễm khuẩn hô hấp có hay gặp không?

Theo thống kê tại Mỹ 1 năm trẻ em có thể bị từ 6-8 lần, trẻ em Việt Nam con số lớn hơn có thể 10- 12 lần /năm, nghĩa là trung bình mỗi tháng bị một lần, nhưng không phải rải đều quanh năm mà sẽ tập trung vào 1 số tháng nhất định, do đó có những tháng chẳng hạn như tháng 7,8,9 trẻ có thể bị nhiều đợt bệnh chồng lên nhau. Điều này khiến phụ huynh rất hoang mang vì các triệu chứng cứ kéo dài khiến họ nghĩ tới con bị bệnh quá lâu, nặng.

Những trẻ hít phải khói thuốc lá, sống trong môi trường đông đúc chật chội, vệ sinh kém… thì tần suất mắc nhiều hơn và mỗi đợt có thể kéo dài hơn trẻ khác.

Trẻ em đi nhà trẻ thì bị nhiều hơn trẻ được nuôi dưỡng tại nhà, tuy nhiên số trẻ này lại ít bệnh hơn khi đi tiểu học so với trẻ ở nhà.

Thế nào là viêm hô hấp trên, viêm hô hấp dưới?

Viêm hô hấp trên là chẩn đoán thường gặp nhất, Trên ở đây được định nghĩa về mặt giải phẫu là từ cửa mũi đến dây thanh trong thanh quản bao gồm cả các xoang và tai giữa. Các bệnh hay gặp ở vùng này là: viêm mũi họng cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm V.A, viêm amidan, viêm tai giữa cấp….

Nhiễm trùng hô hấp dưới: là những nhiễm trùng từ phía dưới dây thanh âm bao gồm: khí quản, phế quản, phổi. Các bệnh hay gặp ở trẻ em như: viêm thanh khí phế quản cấp (croup), viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hô hấp cấp là gì?

Virus: là căn nguyên chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, bao gồm cái virus: hợp bao hô hấp (RSV), Rhinovirus. Adenovirus, cúm, á cúm…

Vi khuẩn: thường là các vi khuẩn sau: phế cầu, HiB, liên cầu, B.Catarrhalis. Vi khuẩn không điển hình (Mycoplasma Pneumonie, Chlamydia Pneumonie) thường gặp ở trẻ lớn trên 5 tuổi, tuy nhiên xu hướng của nhóm vi khuẩn này ngày càng trẻ hóa và có độc tính cao, kháng thuốc dữ dằn hơn.

Các loại kí sinh trùng và vi sinh vật khác cũng có thể gây nhiễm trùng hô hấp cấp: nấm, sán, giun… tuy nhiên không nhiều.

Đường hô hấp của trẻ em khác người lớn như thế nào?

Kích thước đường thở nhỏ hẹp nên trẻ em dễ bị tắc nghẽn đường hô hấp, các rối loạn dạng khò khè ngày càng phổ biến (1/3 trẻ), phế nang dễ bị xẹp, các tế bào phổi loại I chưa trưởng thành, vòi nhĩ ngắn và rộng, nằm ngang nên dễ viêm tai giữa.

Hệ miễn dịch hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng còn kém.

Chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp cấp như thế nào?

Rất dễ chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp cấp bởi các triệu chứng thông thường: ho, sổ mũi,hắt hơi, nghẹt mũi, sốt, khò khè, thở nhanh, rút lõm ngực…

Chẩn đoán Vị trí nhiễm trùng hô hấp cấp mới là quan trọng!

Đây mới là vấn đề quan trọng, việc làm này là của bác sĩ nhi. Tuy nhiên cha mẹ có thể phần nào nhận diện vị trí viêm của con.

Trong mấy ngày đầu, bé chỉ sốt nhẹ, ho (đàm hoặc khan), sổ mũi, nghẹt mũi, trẻ vẫn chơi, sinh hoạt bình thường thì hầu hết là viêm nhiễm xảy ra ở hô hấp trên. Tình huống này cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà: tăng cường uống nước/ sữa, vệ sinh mũi, hạ sốt nếu trẻ mệt, các bài thuốc dân gian: mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi) các siro ho thảo dược an toàn (ví dụ Ho astex..) có thể dùng, mát xa mũi cho trẻ bớt nghẹt, tạo ẩm không khí, mát xa huyệt dũng tuyền để giảm ho…

Khi bé có biểu hiện quấy khóc nhiều, lấy tay sờ tai, trẻ lớn nói đau tai, có thể có mủ chảy ra.. lúc đó trẻ đã bị viêm tai giữa cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi

Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu thở nhanh thì chắc chắn trẻ đã viêm xuống hô hấp dưới, cần gặp bác sĩ nhi ngay.

Để biết trẻ thở nhanh cần đếm nhịp thở khi trẻ ngủ say hoặc nằm yên, không sốt hoặc sốt dưới 38 độ C, bộc lộ ngực bụng và đếm số lần bụng nhô lên hụp xuống trong vòng 1 phút. Gọi là thở nhanh nếu:

  • Trẻ dưới 2 tháng trẻ trên 60 lần/ phút
  • Trẻ 2-12 tháng thở từ trên 50 lần/ phút
  • Trẻ 1-5 tuổi thở trên 40 lần/ phút

Dấu hiệu rút lõm ngực cũng là dấu hiệu báo cho bạn biết một viêm nhiễm hô hấp dưới (viêm phổi, cơn suyễn…) cần tới gặp bác sĩ ngay. Quan sát trẻ thở 2 bên mạng sườn trẻ lõm sâu vào trong, lộ các xương sườn ra mỗi khi trẻ thở đó là dấu hiệu rút lõm ngực. Bạn tưởng tượng đặt 1 con ếch nằm ngửa và coi cái bụng nó phập phồng, hình ảnh cũng gần giống như vậy.

Để tập nhận dạng dấu hiệu này bạn có thể lên youtube gõ từ khóa: “retraction in children” và xem các video về rút lõm ngực, bạn cũng có thể gõ ‘’đếm nhịp thở IMCI’’ để học các đếm nhịp thở trong 1 video dài tầm 12 phút.

Về dấu hiệu sốt, một nhiễm trùng hô hấp trên do virus thông thường trẻ không sốt quá 4 ngày, nếu trẻ sốt quá 4 ngày cần đi khám. Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên thì đi khám nếu sốt quá 3 ngày. Trường hợp trẻ khởi đầu nhiễm trùng hô hấp với chứng ho, sổ mũi mà không có sốt, sau vài ngày trẻ đột ngột xuất hiện sốt, kèm mệt mỏi, hay các triệu chứng ho, sổ mũi tệ đi thì bạn cần cho đi khám ngay vì có khả năng bị bội nhiễm. Trường hợp trẻ khởi đầu nhiễm trùng hô hấp có sốt 2,3,4 ngày sau đó trẻ hết sốt, chơi bình thường, nhưng vài ngày sau xuất hiện sốt lại bạn cũng cần cho trẻ tái khám.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Các thuốc kháng Histamin (chlopheniaramine, theralen, toplexil, loratadine, cetirizine….) không nên dùng với mục đích giảm ho và sổ mũi vì tác hại đem lại nhiều hơn lợi ích. Trừ khi trẻ có các chứng bệnh dị ứng kèm theo ví dụ: viêm mũi dị ứng, mề đay…. Với trẻ nhở Desloratadine (aerius) là an toàn hơn cả có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Xem thêm bài Thuốc chữa ho, sổ mũi

Các thuốc ho Thảo dược và thuốc ho khác

Xem thêm bài Hướng dẫn dùng thuốc giảm ho trẻ em

Với trẻ trên 6 tuổi nếu ban ngày trẻ ho nhiều, bạn có thể cho trẻ ngậm viên kẹo ho để tránh ồn ào, mất trật tự trong lớp và giảm sự đau rát cổ họng do ho khan: strepsil, bảo thanh…

Mật ong là bài thuốc quý tuy nhiên chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Liều 2.5- 5ml / lần sáng và tối.

Không nên sử dụng các loại thuốc phối hợp ví dụ: tiffy, hoặc các siro có sự phối hợp nhiều thành phần (paracetamol, chlopheniramine, thuốc chống xung huyết mũi) vì nguy cơ quá liều và lẫn lộn liều thuốc.

Thuốc co mạch mũi (otrivin, coldi-B) chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng (tắc mũi hoàn toàn không thở được bằng mũi, không ngủ được..) không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và không dùng quá 3-5 ngày vì nếu dùng kéo dài sẽ gây rebound tức là phản ứng dội, tắc mũi sẽ nặng hơn khi ngưng thuốc.

Đối với trẻ trên 12 tuổi có thể dùng thuốc co mạch mũi dạng uống hoặc nhỏ/ xịt tại chỗ như pseudoephedrine / phenylephrine

Thuốc Ipratropium dạng xịt mũi có thể dùng cho trẻ trên 6 tuổi để làm giảm sổ mũi trong bệnh cảm. Tuy nhiên ở VN chưa thấy có chế phẩm này.

Chỉ Khí dung ventolint (salbutamol) khi em bé bị khò khè ở đường hô hấp dưới và phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý dùng trừ trường hợp đã được bác sĩ huấn luyện cách xử trí cơn hen cấp tại nhà.

Khí dung nước muối sinh lý không được khuyến cáo mặc dù nhiều bác sĩ cho rằng phun nước muối sinh lý có thể làm loãng nhầy mũi và dễ chảy ra, thay vào đó bạn có thể dùng máy phun tạo ẩm trong phòng.

Kháng sinh: chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, V.a, amidan do vi khuẩn) việc xác định tác nhân siêu vi hay vi khuẩn và công việc của bác sĩ nhi.

Thuốc chống viêm: prednisolon, medrol, solumedrol…. Chỉ chỉ định cho những trường hợp suyễn trung bình trở lên hoặc cơn nhẹ đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản, hoặc các chứng khò khè khó kiểm soát mà chưa loại trừ cơn suyễn.

Các thuốc kháng viêm khác: alphachymotripsin, lysozym… không dùng trong cho viêm hô hấp trẻ em.

Làm sao để con ít bị nhiễm trùng hô hấp?

  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Chích ngừa đầy đủ: 5 in 1, phế cầu, cúm.
  • Rửa tay trẻ và người chăm sóc trẻ thường xuyên bằng xà bong
  • Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh hô hấp
  • Bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu
  • Vệ sinh sát trùng sàn nhà, đồ chơi thường xuyên

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/862363650627823

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ?

(96)
Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ? Trẻ có thể tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay dịch vụ có thể đổi qua đổi lại, miễn sao tiện là ... [xem thêm]

Chuẩn bị gì khi cho trẻ đi du lịch hè

(47)
Hè đến, các bé được nghỉ hè. Nhà nhà lên kế hoặch đi biển, nghỉ dưỡng….. tiền bạc, book phòng, mua tour, kem chống nắng… đầy đủ. Nhưng ít người ... [xem thêm]

Sự thiếu hụt Kẽm (ZD)

(88)
Sự thiếu hụt kẽm (ZD) là 1 vấn đề quan trọng đối với trẻ em và thiếu niên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỉ lệ ZD nhẹ thực sự không ... [xem thêm]

Corticoid trong các bệnh thường gặp ở trẻ

(89)
Corticoid là một nhóm thuốc rất ‘’lợi hại“ – nhiều khi có ý nghĩa quyết định cứu sống bệnh nhân. Từng được lang băm hoặc nhiều người bán thuốc ... [xem thêm]

Loét áp – tơ (aphthous) miệng

(96)
Loét áp-tơ là những vết loét ở miệng đau, khu trú, nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám. Loét áp-tơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong ... [xem thêm]

Vitamin, kẽm có thực sự cần thiết khi bị cảm?

(32)
Như 1 thói quen, hễ trẻ con bị sốt, ho, sổ mũi… từ phụ huynh, tới dược sĩ, bác sĩ đều vung tay mua/bán/kê vitamin C và kẽm cho trẻ. Thực sự có cần thiết? ... [xem thêm]

Giúp con vượt qua đợt cảm bằng các mẹo mà không dùng thuốc

(61)
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì khuyến cáo không dùng bất kì các thuốc (OTC) giảm ho, sổ mũi nào cho trẻ bị cảm lạnh nhất là trẻ dưới 6 tuổi vì lợi ích thu ... [xem thêm]

Những lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

(22)
Cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết nếu Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít. Sốt 39 – 40 oC Không ho, sổ mũi (đa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN