Chăm sóc trẻ bị tiểu đường: Khi nào nên gặp bác sĩ?

(4.02) - 26 đánh giá

Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường bao gồm thực phẩm và hoạt động thể chất, bệnh tật, những loại thuốc không trị bệnh tiểu đường hoặc không dùng đủ thuốc hạ đường huyết.

Theo Mayoclinic, việc điều trị bệnh tăng đường huyết là rất quan trọng, bởi vì nếu không được điều trị, bệnh tăng đường huyết có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc khẩn cấp, chẳng hạn như tình trạng hôn mê đái tháo đường.

Về lâu dài, bệnh tăng đường huyết kéo dài, thậm chí ngay cả khi tình trạng không trở nên nghiêm trọng, bệnh vẫn có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim.

Dấu hiệu và triệu chứng khi đường huyết tăng cao

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm những điều sau đây:

  • Lượng đường trong máu cao
  • Lượng đường trong nước tiểu cao
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hay khát nước

Một lưu ý quan trọng trong việc theo dõi bệnh tiểu đường là hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ về khoảng thời gian cần kiểm tra định kỳ và mức độ lượng đường trong máu hợp lý.

Việc kiểm tra máu và điều trị chứng tăng đường huyết sớm sẽ góp phần giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan đến bệnh tăng đường huyết.

Bạn nên làm gì khi đường huyết tăng cao?

Nếu bạn bị tiểu đường và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sớm về lượng đường trong máu cao, hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về kết quả của một vài lần đo. Đồng thời bác sĩ có thể sẽ đưa ra những đề xuất thay đổi sau đây:

  • Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn.
  • Cảnh báo: Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 1 và có lượng đường trong máu cao, bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu của bạn. Khi bạn có vấn đề về xeton, bạn không được tập thể dục. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không có xeton trong nước tiểu và nên uống nước đầy đủ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ đồng ý cho bạn thực hiện các bài tập, miễn là chúng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể cần phải gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và các loại thực phẩm ăn uống.
  • Thay đổi toa thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250 mg/dL, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu.

Trong trường hợp khẩn cấp cho bệnh tăng đường huyết giai đoạn nặng, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan kêtôn và tăng nồng độ thẩm thấu khi mắc đái tháo đường, bạn có thể được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc nhập viện. Điều trị cấp cứu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn đến mức bình thường.

Bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 nếu:

  • Bạn đang bị bệnh và không thể nuốt bất kì thực phẩm hoặc uống bất kì thức uống gì.
  • Lượng đường trong máu của bạn liên tục trên 240 mg/ dl (13 mmol/ l) và có xeton trong nước tiểu.
  • Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu:
  • Bạn bị tiêu chảy liên tục hoặc nôn mửa, nhưng vẫn có thể ăn một số loại thức ăn hoặc thức uống
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Lượng đường huyết cao hơn 240 mg/ dl (13 mmol/ l) mặc dù bạn có uống thuốc kiểm soát đái tháo đường.
  • Bạn gặp khó khăn khi giữ lượng đường trong máu ở mức độ mong muốn

Cách tránh đường huyết tăng cao

Điều tốt nhất bạn nên làm đó là tập quản lý tốt bệnh tiểu đường và học cách phát hiện bệnh tăng đường huyết để có thể thực hiện biện pháp đối phó kịp thời trước khi bệnh kịp chuyển nặng hơn. Các gợi ý sau đây có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp:

  • Hãy tuân thủ bữa ăn dành cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn dùng chất insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường, điều quan trọng là bạn phải thống nhất về số lượng và thời gian của các bữa ăn, đồ ăn nhẹ của bạn. Các thực phẩm bạn ăn phải cân đối với lượng insulin được bổ sung vào cơ thể.
  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Tùy theo kế hoạch điều trị, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu một vài lần trong một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Kiểm tra thường xuyên là cách duy nhất để đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn ở mức phù hợp. Cần thận trọng ngay khi lượng đường trong máu tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức cho phép.
  • Dùng thuốc theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn.
  • Điều chỉnh thuốc uống nếu bạn có sự thay đổi về các hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, loại thuốc cũng như thời gian hoạt động.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những câu hỏi thường gặp về bệnh vẩy nến khi mang thai

(48)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Làm thế nào để ngăn ngừa thai ngoài ý muốn?

(30)
Tránh thai luôn là vấn đề nóng hổi được tất cả phụ nữ toàn cầu quan tâm. Vậy rủi ro khi sử dụng biện pháp ngừa thai là gì? Làm thế nào để ngăn ... [xem thêm]

Không thể bỏ qua 10 hoạt động ngoại khóa bổ ích cho trẻ

(54)
Sau một ngày học tập căng thẳng, bố mẹ hãy dành cho con yêu một ít thời gian để thư giãn thông qua các hoạt động ngoại khóa.Thời gian trôi rất nhanh, chẳng ... [xem thêm]

6 bí quyết giúp con phát triển thế mạnh của bản thân

(57)
Làm thế nào để con phát triển thế mạnh của bản thân là vấn đề khiến không ít các bậc cha mẹ đau đầu. Có không ít cha mẹ bày tỏ sự lo lắng hay thất ... [xem thêm]

Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho nam giới

(56)
Không chỉ phụ nữ, phái mạnh cũng cần những loại vitamin khác nhau để phù hợp với thể chất. Vậy bạn đã biết vitamin và khoáng chất cần thiết cho nam ... [xem thêm]

Bệnh gan do di truyền có mấy loại?

(15)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Bạn có biết người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

(79)
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì là nỗi trăn trở của rất nhiều người đang mong muốn sớm đẩy lùi bệnh để hồi phục sức khỏe. Có những thực phẩm có thể ... [xem thêm]

Hội chứng bụng quả mận

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng “bụng quả mận” là gì?Hội chứng “bụng quả mận” là một nhóm các dị tật bẩm sinh có liên quan đến 3 vấn đề chính:Các cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN