Cây giao chữa viêm xoang, bạn đã thử?

(3.71) - 34 đánh giá

Chữa viêm xoang bằng cây giao được cho là một cách điều trị có hiệu quả, với điều kiện là phải dùng loại thảo dược này một cách cẩn trọng, đúng liều lượng. Điều quan trọng nhất mà người dùng cần lưu tâm, đó là tác dụng điều trị viêm xoang của cây giao cho đến nay vẫn chưa được chứng minh khoa học, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian.

Thông tin về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc sưng mô lót xoang. Bình thường thì các xoang rỗng và có độ ẩm nhất định. Khi các mô lót xoang bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn ở các xoang, các loại vi trùng, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi gây nhiễm trùng và tạo dịch mủ.

Dịch mủ nhầy và đặc, không thể thoát ra ngoài nên tạo áp lực lên các xoang, khiến người bệnh bị đau nhức ở các xoang và những khu vực lân cận như mắt, đầu, hàm.

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang

  • Viêm mũi dị ứng khiến niêm mạc mũi bị sưng
  • Polyp mũi. Bản thân polyp mũi là một loại khối u lành tính, hầu như không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, chúng gây tắc nghẽn đường thở, khiến các bệnh như viêm mũi, viêm xoang trầm trọng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng)
  • Lệch vách ngăn mũi

Phân loại viêm xoang

Nếu dựa trên vị trí viêm xoang, ta có:

  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang bướm

Nếu dựa trên thời gian bệnh, ta có:

  • Viêm xoang cấp tính: Viêm xoang cấp tính có các triệu chứng giống với cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng đầu và mặt. Viêm xoang cấp tính bắt đầu đột ngột và kéo dài 2–4 tuần
  • Viêm xoang bán cấp tính: Triệu chứng bệnh kéo dài 4 đến 12 tuần
  • Viêm xoang mạn tính: Triệu chứng kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn
  • Viêm xoang tái phát (hồi viêm từng đợt): Viêm xoang hết rồi tái phát nhiều hơn 4 lần/năm

Triệu chứng viêm xoang

Triệu chứng viêm xoang cấp tính bao gồm:

  • Cảm giác đau căng trên mặt, nhất là ở các vị trí xoang
  • Nghẹt mũi, người bệnh cảm thấy được niêm mạc bên trong mũi bị sưng, phù nề
  • Sổ mũi
  • Điếc mũi
  • Ho
  • Sốt
  • Hơi thở co mùi
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức răng, hàm

Triệu chứng viêm xoang mạn tính (kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn):

  • Cảm giác trên mặt (nhất là ở các vị trí xoang) căng tức, đau
  • Nghẹt mũi
  • Khoang mũi có mủ
  • Sốt
  • Chảy nước mũi
  • Đau đầu, đau răng, hơi thở có mùi
  • Cảm giác mệt mỏi

Vì nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự nên tốt nhất là bạn hãy đi gặp bác sĩ để được chẩn bệnh chính xác.

Biến chứng viêm xoang

Một số biến chứng của viêm xoang có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời điều trị:

  • Nhiễm trùng mắt và các mô xung quanh
  • Huyết khối (cục máu đông) trong xoang
  • Viêm màng não
  • Áp xe não
  • Nhiễm trùng xương

Bạn có thể tham khảo thêm: Biến chứng viêm xoang có nguy hiểm không?

Có những người bị viêm xoang mạn tính đã điều trị nội khoa theo các phương pháp Tây y nhưng vô hiệu, và họ lại không (hay không thể) tiến hành phẫu thuật do e ngại nguy cơ tái phát cao. Bệnh viêm xoang tái phát sau mổ thường nghiêm trọng và khó chữa hơn. Vậy nên, nhiều người đã tìm đến các dược liệu của y học dân tộc. Cây giao chính là một trong những loài cây được đề cập đến nhiều nhất để điều trị viêm xoang.

Vì sao cây giao trị được viêm xoang?

Thông tin tổng quan về cây giao

Cây giao còn có tên gọi khác là cây xương cá, cây san hô xanh, cây nọc rắn, cây xương khô. Trong cây giao có chứa những chất bao gồm:

  • Isophorone trong nhựa tươi, euphoreon trong nhựa khô
  • Cycloeucalenol, taraxasteryl acetat, euphorginol ở vỏ thân cây
  • Ngoài ra, cây giao còn chứa diterpen este là dẫn chất của: phorbol, resiniferonol, triterpen cycloeuphordenol và alcol ingenol

Cây giao có nhiều nhựa trắng. Chất nhựa này tuy có độc tính nhưng cũng giúp chữa được viêm xoang và một số bệnh khác. Người xưa thường dùng cây giao để chữa cá đâm, rắn cắn, trật tay chân, thấp khớp. Tuy nhiên, những tác dụng của cây giao nêu trên vẫn chỉ là loạt kinh nghiệm được đúc kết, truyền miệng trong dân gian chứ chưa phải là thuốc đặc trị được khoa học chứng minh.

Tác dụng của cây giao

  • Thúc đẩy tuyến sữa
  • Sát trùng
  • Khử phong
  • Tiêu viêm, giải độc

Cây giao thường được dùng để:

  • Trị viêm xoang
  • Thúc sữa (hỗ trợ sản phụ thiếu sữa sau sinh)
  • Điều trị mụn cóc
  • Điều trị ghẻ lở, hắc lào

Hướng dẫn dùng cây giao chữa viêm xoang

Để chữa viêm xoang bằng cây giao, người ta thường dùng phương pháp xông.

Nguyên liệu, dụng cụ

15-20 đốt cây giao

Ấm đun nước nhỏ có vòi dành riêng cho việc nấu nước cây giao. Không dùng ấm nấu cây giao này để nấu nước uống vì có thể bị nhiễm độc dù có rửa ấm đi chăng nữa.

Giấy cỡ A4 dùng cuộn thành ống để hít khí xông. Nếu ống quá dài thì xông không đạt hiệu quả, còn ống quá ngắn sẽ dễ hít phải hơi nước nóng gây bỏng. Quấn ống thành một đầu to để chụp vào vòi ấm, một đầu nhỏ để điều hướng và điều lượng khí xông dễ dàng hơn. Dùng ống tre cũng được nhưng không nên dùng ống nhựa vì nhựa gặp nhiệt dễ chảy.

Thực hiện

Đổ vào ấm một lượng nước sạch vừa đủ.

Cắt các nhánh cây giao thành khúc nhỏ cỡ phân nửa lóng tay vào ấm để chiết được càng nhiều nhựa càng tốt, cẩn thận không để nhựa bắn vào mắt. Nếu cần, bạn hãy mang găng tay khi cắt các cành giao.

Đặt ấm lên bếp, vặn lửa lớn để nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy nước sôi, hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì vặn lửa xuống mức nhỏ nhất, chỉ đủ để duy trì hơi nước thoát ra vòi ấm.

Chụp ống đã chuẩn bị sẵn lên vòi ấm, hít hơi nước ở đầu còn lại, xông từ 20-50 phút. Những ngày đầu chưa quen thì xông khoảng 20 phút, sau tăng dần thời lượng đến 30 phút là vừa vì xông lâu quá cũng không tốt. Đều đặn thực hiện sẽ thấy kết quả tốt.

Lưu ý là hơi nước nóng sẽ gây bỏng nên người bệnh cần cẩn thận khi xông. Nếu thấy nóng quá thì nên quay mặt ra thở bên ngoài rồi quay trở lại xông tiếp.

Lưu ý khi dùng cây giao chữa viêm xoang

  • Không dùng cây giao để xông viêm xoang cho phụ nữ đang mang thai.
  • Thời gian xông ở trẻ em phải ngắn hơn so với người lớn, và phụ huynh cần cẩn trọng theo sát kế bên.
  • Nhựa cây giao có độc nên không dùng để uống mà chỉ dùng ngoài da. Khi dùng ngoài da cũng không được bôi vào vết thương hở vì sẽ gây lở loét. Không để nhựa cây giao bắn vào mắt vì sẽ làm hư mắt. Nếu nhỡ nhựa cây giao dính vào vết thương hở hay niêm mạc, bạn cần nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.
  • Khi xông nên nghiêng mặt, tránh hướng mặt trực diện ngay nồi xông để đỡ nóng. Nên bắt đầu xông ngay khi hơi nước vừa bốc lên để tận dụng lúc chất nhựa trong cây còn mới sẽ đạt hiệu quả nhanh.
  • Xông trong khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần. Nếu bệnh nặng thì xông chừng 1 tuần. Nếu thấy không có hiệu quả, tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn bệnh chính xác. Vì cây giao có độc tính nên tốt hơn là không sử dụng dài ngày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 tháng

(94)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nhiều em bé đi những bước đi đầu tiên vào khoảng giữa tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 và đi vững hơn khi ... [xem thêm]

Đau đầu gối: 4 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ!

(80)
Bạn có thể đã từng nghe về liệu pháp vật lý sử dụng laser cường độ thấp để chữa trị đau đầu gối. Vậy liệu pháp sử dụng laser cấp IV có tác ... [xem thêm]

Bà bầu ăn nấm có ảnh hưởng gì đến mẹ lẫn con không?

(43)
Nếu biết chọn lựa cũng như chế biến cẩn thận thì bà bầu ăn nấm trong thời gian mang thai là điều khá an toàn. Ngoài ra, món ăn này còn giúp cung cấp nhiều ... [xem thêm]

Những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

(27)
“Bệnh trĩ nên ăn gì?” là một câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm vì chế độ ăn chính là một trong những cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn ... [xem thêm]

Tầm ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh đến con

(84)
Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ ngày nay, tầm ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến con rất nghiêm trọng. Tình trạng này ... [xem thêm]

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân và triệu chứng

(57)
Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến, thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột, hình thành những mảng da đầu bị trống. Đây cũng ... [xem thêm]

Giảm khô âm đạo ở tuổi mãn kinh hiệu quả

(60)
Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn, từ từ sẽ ngưng hẳn quá trình này. Sau đó phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều ... [xem thêm]

Cách để bạn giữ vững tinh thần khi biết tin vợ mắc ung thư vú

(34)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN