Cấu trúc da thay đổi thế nào khi lão hóa?

(3.94) - 93 đánh giá

Lão hoá da là một phần của cuộc sống con người xảy ra ở nhiều cơ quan, các mô và tế bào theo thời gian. Các dấu hiệu lão hóa trong cấu tạo da thường không được nhận thấy và xảy ra một cách thầm lặng. Việc tìm hiểu thêm về việc cấu trúc da thay đổi khi lão hóa có thể giúp bạn biết cách làm thế nào để trì hoãn và giảm thiểu quá trình lão hóa da tự nhiên.

Tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng lão hóa là một tiến trình tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên, phụ nữ chịu thiệt thòi hơn cả vì không Eva nào muốn “thần lão hóa” ghé thăm nhan sắc của mình. Cũng như các cơ quan khác của cơ thể, các cấu trúc bên trong da liên tục suy giảm theo tuổi tác. Da khô, nếp nhăn, đường chân chim, lỗ chân lông mở rộng và các đốm đồi mồi thường là những dấu hiệu hiện rõ nét trên làn da lão hóa.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những sự khác biệt trong cấu tạo cũng như cấu trúc da thay đổi khi lão hóa như thế nào qua bài viết sau nhé!

1. Sự suy giảm của collagen

Theo thời gian, da dần dần mất tính dẻo dai cấu trúc và sức mạnh. Các protein cấu trúc được gọi là collagen, được tìm thấy ở lớp giữa của da (lớp bì), cung cấp một khung nâng đỡ và tăng sức mạnh cho da. Khi chúng ta già, cơ thể sẽ giảm sản xuất collagen và sự suy yếu của các sợi collagen diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với khi bạn còn trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng giảm tổng thể lượng collagen ở lớp bì. Những khu vực được nâng đỡ kém bắt đầu bị méo mó và nếp nhăn bắt đầu hình thành.

2. Nếp nhăn dẫn đến cấu trúc da thay đổi khi lão hóa

Những dấu hiệu quan trọng nhất trong thay đổi cấu trúc da khi lão hóa là các nếp nhăn. Chúng thường xuất hiện khi bạn già đi, nhưng bạn cũng có thể nhận thấy sự xuất hiện của chúng sau khi vừa ngâm một bộ phận cơ thể nào đó dưới nước trong một thời gian dài.

  • Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếp nhăn trên trán, góc ngoài của mắt và những đường thẳng đứng ở hai bên của miệng của người cao tuổi. Chúng được gọi là những nếp nhăn thô.
  • Một loại nếp nhăn khác là nếp nhăn xuất hiện chủ yếu ở các khu vực chuyển động của khuôn mặt (như mắt, miệng, môi trên). Ánh nắng mặt trời, hút thuốc lá, mất nước, một số loại thuốc, môi trường và các yếu tố di truyền sẽ ảnh hưởng đến thời điểm cũng như vị trí phát triển của các nếp nhăn.

3. Những thay đổi trên da

Làn da sần sùi, thô ráp là dấu hiệu của tình trạng lão hóa da. Làn da bạn khỏe mạnh, trẻ trung, giữ được sự mịn màng và rạng rỡ nhờ các tế bào non được đẩy lên bề mặt da trong khi những tế bào già hơn sẽ liên tục bong tróc. Khi chúng ta già đi, lượng tế bào tái tạo da giảm đi rất nhiều, làm cho những tế bào trở nên dính hơn và không bong tróc một cách dễ dàng. Như một hệ quả của việc giảm tái tạo tế bào, làn da bạn trở nên mỏng đi và dễ bị tổn thương bởi môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng của các tia cực tím từ nắng mặt trời. Cuối cùng, bề ngoài da trở nên sần sùi và kết cấu da dần trở nên thô ráp.

4. Sự mất nước

Không chỉ do bị lão hóa, da bạn yếu đi còn do tình trạng mất nước. Khi còn trẻ, da bạn vẫn có thể bị khô do mất nước. Đây có thể là ảnh hưởng do cách bảo vệ da không hợp lý, sinh hoạt ăn uống không điều độ, gây ra sự lão hóa da như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài, hút thuốc lá hoặc chế độ ăn uống “thả cửa”.

Tuy nhiên, sự thay đổi về thể chất liên quan đến tiến trình lão hóa là nguyên nhân chính khiến người cao tuổi gặp nguy cơ mất nước cao hơn. Khi già đi, cơ thể bị mất nước do sự mất đi khối lượng cơ bắp và sự tăng tương ứng của những tế bào mỡ. May mắn thay, bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước và thường xuyên sử dụng những chất tẩy da chết có chứa axit lactic, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này.

Mặc dù chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để chống lại quá trình lão hóa, nhưng nghiên cứu(*) đã liên tục tìm những giải pháp cho các vấn đề về nếp nhăn, sự thay đổi màu da, giảm collagen, mất nước và các phản ứng sinh hóa khác kích hoạt đã làm cho cấu trúc da thay đổi khi lão hóa. Chế độ ăn uống cân bằng, thói quen chăm sóc da tốt và thực hiện những bài tập thường xuyên vẫn là chìa khóa đơn giản và cần thiết để giúp bạn duy trì vẻ trẻ trung thời thanh xuân.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Vì sao một số thuốc chỉ tác dụng phụ lên bệnh nhân nữ?

(35)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

Bạn đã biết đến tuyệt chiêu trị sẹo mụn bằng nha đam?

(63)
Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) là một loại cây đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế qua hàng ngàn năm, cụ thể là để làm dịu kích ứng da và ... [xem thêm]

Đâu là cách bảo quản rau trong tủ lạnh hiệu quả nhất?

(25)
Bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh chưa? Sự thật là không phải loại rau củ quả nào cũng có cách bảo quản giống nhau và rất có thể bạn đã ... [xem thêm]

5 vai trò bạn chưa hề biết về testosterone của nam giới

(27)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

Chu kỳ của tâm trạng và đột quỵ

(95)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chị em mê làm móng đừng lơ là thao tác này

(100)
Mặc dù bạn chỉ thường để ý đến lớp biểu bì quanh móng khi bạn làm móng tay, nhưng bạn có biết liệu cắt chúng đi có tốt không? Lớp biểu bì quanh móng ... [xem thêm]

Khi nào bạn có thể bắt đầu đánh răng cho con?

(59)
Ngay từ khi thiên thần nhỏ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn nên tập dần thói quen đánh răng cho con để chăm sóc khoang miệng của bé thật tốt.Chăm sóc răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN