Không thể bỏ qua 6 lợi ích của thanh long với bà bầu

(3.6) - 19 đánh giá

Lợi ích của thanh long với bà bầu khi bạn ăn loại quả này trong thời gian mang thai gồm cung cấp thêm vitamin C, ngừa dị tật bẩm sinh và đẩy lùi chứng táo bón.

Chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Một loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của bà bầu là trái cây bởi chúng đều rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong đó, trái thanh long là một sự lựa chọn phụ nữ mang thai nên cân nhắc.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí các lợi ích khi bà bầu ăn thanh long cũng như lưu ý đi kèm.

1. Bà bầu ăn thanh long giúp bổ sung carbohydrate

Thanh long là một nguồn cung cấp carbohydrate đến từ tự nhiên, 100g thanh long chứa khoảng 9 – 14g carbohydrate. Carbohydrate có tác dụng cung cấp năng lượng chính cho việc phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 135g carbohydrate mỗi ngày. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua quả thanh long thơm ngon lại bổ dưỡng này.

2. Cung cấp chất béo tốt

Chất béo trong quả thanh long không chỉ cung cấp năng lượng mà còn thúc đẩy sự hình thành não của thai nhi. Chỉ cần một phần nhỏ cũng đem đến cho mẹ bầu khoảng 0,1 – 0,6g chất béo, nổi bật nhất có thể kể đến chất béo bão hòa đơn.

3. Bà bầu ăn thanh long ngừa viêm nhiễm

Các tính chất chống khuẩn và kháng nấm của quả thanh long giúp ngăn cản sự phát triển của bệnh nhiễm khuẩn nên hỗ trợ bạn chống lại các viêm nhiễm và nấm có hại trong thai kỳ. Ngoài ra, ăn thanh long khi mang thai còn thúc đẩy tái tạo tế bào và chữa lành vết thương một cách hiệu quả hơn.

4. Tăng cường phát triển xương

Hàm lượng canxi chứa trong trái thanh long giúp củng cố sức khỏe xương và răng trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, canxi cùng phốt pho trong trái cây này cũng đảm bảo sự phát triển xương của thai nhi nữa đấy.

5. Ngăn ngừa khuyết tật khi sinh

Folate là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu trong thời kỳ mang thai. Trái thanh long có chứa một lượng chất folate tốt, giúp bảo vệ thai nhi khỏi chứng dị tật ống thần kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn có nhiều vitamin có lợi như vitamin B1, B2, B3… thúc đẩy sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.

6. Lợi ích của thanh long là nhiều vitamin C

Trong thời kỳ mang thai, việc cung cấp đủ vitamin C từ chế độ ăn uống rất quan trọng để hỗ trợ nướu răng và quá trình phát triển xương của thai nhi. Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu nên bao gồm ít nhất 70mg vitamin C. Trong 100g thanh long có chứa từ 4 – 25mg vitamin C. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc thưởng thức món quả này vào các bữa phụ hoặc tráng miệng sau bữa chính để nhận được lợi ích của thanh long.

7. Bà bầu ăn thanh long ngừa táo bón

Táo bón khi mang thai là nỗi phiền muộn của không ít mẹ bầu. Bên cạnh uống nhiều nước, bạn có thể cân nhắc tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể để giải quyết vấn đề tiêu hóa này. Qủa thanh long chứa nhiều chất xơ, không những ngon miệng mà còn sẽ hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giúp bạn đi vệ sinh một cách dễ dàng hơn.

8. Ngăn ngừa tiền sản giật

Hiện tượng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai cũng khiến nguy cơ tiền sản giật có khả năng xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đí, một lợi ích của thanh long đối với bà bầu mà bạn không thể bỏ qua chính là giúp điều hòa huyết áp cũng như lượng đường trong máu ở mức ổn định, từ đó hạn chế tối đa các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

9. Bà bầu ăn thanh long tốt cho máu

Bà bầu dễ bị thiếu máu khi mang thai, nguyên nhân là do thiếu sắt. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Belitung Nursing, các chuyên gia đã chia sẻ rằng lợi ích của thanh long cũng bao gồm việc hỗ trợ làm tăng mức hồng cầu và huyết sắc tố ở mẹ bầu.

Vì thanh long rất giàu chất sắt, do đó loại quả thơm ngon này có thể giúp cũng như cải thiện cho chứng bệnh thiếu máu khi mang thai.

Bà bầu ăn thanh long bao nhiêu là đủ?

Một quả thanh long cỡ trung bình có thể nặng từ 350 đến 400 gram. Để nhận được lợi ích của thanh long, mẹ bầu có thể ăn từ 200-300 gram thanh long cho mỗi lần thưởng thức cũng như ăn từ 2-3 lần/tuần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Con Trai Theo Ý Muốn Hiệu Quả

(97)
Việc sinh con theo ý muốn là một nhu cầu xuất phát từ thực tế với nhiều lý do. Đó có thể là văn hóa, sở thích cá nhân chỉ muốn sinh con trai hoặc con gái, ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

9 công thức mặt nạ trị mụn đầu đen bạn không nên bỏ qua

(11)
Bên cạnh những phương pháp thay da hóa học, tẩy da chết bằng AHA – BHA, sử dụng các sản phẩm trị mụn… thì việc áp dụng các công thức mặt nạ trị mụn ... [xem thêm]

Vui chơi thoải mái không lo chứng ợ nóng

(49)
Nguyên nhân nào khiến bạn bị ợ nóng có thể là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn tìm ra câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, bạn có ... [xem thêm]

Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(13)
Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

Thủ tục bảo hiểm khi khám tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng

(58)
Bệnh viện Mắt Cao Thắng là bệnh viện đầu tiên của Việt Nam nhận được danh hiệu đạt chuẩn quốc tế do Tổ chức quốc tế Joint Commission International – ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua

(77)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

Hồ huyết bánh nhau có ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn?

(83)
Mang thai là một giai đoạn hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi phụ nữ. Trong quá trình này, mẹ bầu thường rất nhạy cảm và lo lắng khi được bác sĩ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN