Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(4.41) - 95 đánh giá

HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.

Nếu bạn đang sống chung với người thân trong gia đình hoặc bạn bè nhiễm HIV, bạn cần phải biết những cách phòng chống HIV để bảo vệ bản thân bạn cũng như những người xung quanh.

Hiểu rõ cách thức lây nhiễm HIV

Trước hết, bạn phải biết rõ cách virus HIV lây lan. Có rất nhiều thông tin sai lầm về con đường lây nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết rõ những thông tin nào là đúng hoặc sai để bảo vệ chính mình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1,5 triệu người chết do các biến chứng liên quan đến HIV trong năm 2013.

Mức độ lây lan và mắc phải virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Căn bệnh này vẫn còn là một vấn đề y tế nổi bật trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong và lây nhiễm cao cho thấy việc nâng cao nhận thức về bệnh cho mọi người để ngăn chặn sự lây lan của virus là vô cùng cần thiết và quan trọng.

HIV chỉ lây truyền qua dịch cơ thể, chẳng hạn như: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ.

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như trên bề mặt), và nó không thể sinh sôi nảy nở bên ngoài cơ chúng ta. Ngoài ra, HIV không lây qua các đường như:

  • Muỗi, bọ ve hay côn trùng khác cắn
  • Nước bọt, nước mắt, mồ hôi mà không lẫn với máu của người nhiễm HIV dương tính
  • Ôm, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, ăn chung các món ăn, hoặc hôn xã giao
  • Các hoạt động tình dục không liên quan đến việc trao đổi chất dịch cơ thể (ví dụ: sờ, chạm)

Khi tải lượng virus của một người nhiễm HIV dương tính giảm đi thì khả năng lây bệnh cũng sẽ giảm xuống. Những người có HIV nhưng họ đang sử dụng liệu pháp kháng virus, ví dụ: thuốc kháng HIV, và có tải lượng virus rất thấp hoặc không thể phát hiện, ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn những người có HIV và có tải lượng virus cao.

Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV có thể vẫn có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình ngay cả khi họ có tải lượng virus không thể phát hiện, bởi vì:

  • HIV vẫn có thể được tìm thấy trong dịch sinh dục (tinh dịch, dịch âm đạo). Các xét nghiệm tải lượng virus chỉ đo virus trong máu.
  • Tải lượng virus của một người có thể tăng lên giữa các lần xét nghiệm. Khi điều này xảy ra, họ có thể có nhiều khả năng lây truyền HIV cho bạn tình.
  • Các xét nghiệm HIV. Nếu có phản ứng dương tính với HIV, các túi máu này sẽ bị loại bỏ. Mặc dù có rất nhiều biện pháp an toàn nhưng cũng có nguy cơ nhỏ máu nhiễm HIV vẫn có thể được sử dụng trong truyền máu.

    Dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, khả năng lây bệnh thấp hơn so với truyền máu. CDC ước tính rằng có 63 ca mắc bệnh trong số tất cả 10.000 ca phơi nhiễm với HIV do dùng chung kim tiêm.

    Bạn có thể bị lây nhiễm HIV qua vết cắn, khạc nhổ hoặc dính chất dịch cơ thể (bao gồm cả tinh dịch hoặc nước bọt), nhưng chúng có nguy cơ “không đáng kể”.

    Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục

    Bạn có thể có nguy cơ cao lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.

    Hoạt động tình dục qua đường hậu môn và đường âm đạo đều có thể lây truyền HIV, đặc biệt là khi quan hệ không sử dụng bao cao su.

    Tất cả các hình thức quan hệ bằng miệng được coi là có “nguy cơ thấp”. Tuy nhiên, HIV vẫn có thể truyền qua quan hệ bằng miệng, đặc biệt là khi có xuất tinh trong miệng.

    Truyền từ mẹ sang con

    Ngoài máu và dịch tiết từ đường sinh dục, HIV còn nguy cơ lây nhiễm HIV 100% được vì bao có thể bị thủng hoặc bạn sử dụng sai cách.

    Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai bạn ngăn ngừa các rủi ro nhiễm HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV, nhưng đắt tiền và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.

    Cách phòng tránh HIV: Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm

    Bơm kim tiêm có thể dễ dàng mang HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc tiêm mà không do các cơ sở y tế cung cấp với dụng cụ đã được tiệt trùng đầy đủ.

    Phòng chống HIV: Tránh chạm vào máu của người khác và chất dịch cơ thể khác

    Bạn không bao giờ biết chắc được một ai đó có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Những chất dịch cơ thể đó bao gồm:

    • Tinh dịch;
    • Dịch âm đạo;
    • Niêm mạc trực tràng;
    • Sữa mẹ;
    • Dịch ối, dịch não tủy và chất hoạt dịch trong khớp gối.

    Điều trị HIV khi bạn mang thai

    Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có HIV không. Xét nghiệm này là một phần bắt buộc trong giai đoạn sàng lọc trước khi sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị trong thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho em bé.

    Chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống khỏe, sống có ích. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ nang ở trẻ nhỏ: Căn bệnh di truyền nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

(98)
Xơ nang ở trẻ nhỏ là một bệnh di truyền có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

10 hậu quả đáng sợ khi bạn ăn quá nhiều đường

(45)
Bạn yêu thích cảm giác ngọt ngào của vị đường hòa quyện trong những món bánh hay đồ uống hấp dẫn? Nếu là một người ăn quá nhiều đường thì bạn sẽ ... [xem thêm]

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

(84)
Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn ... [xem thêm]

Hormone DHT: Nguyên nhân hói đầu ở nam giới

(60)
Hormone DHT thuộc nhóm androgen, một hormone sinh dục ở nam giới. Nghiên cứu cho thấy nồng độ DHT cao có liên quan đến chứng rụng tóc gây hói đầu ở nam ... [xem thêm]

Thoái hóa xương khớp và quá trình lão hóa ở phụ nữ: Muốn đẹp phải khỏe từ bên trong

(36)
Thoái hóa xương khớp là một trong những bệnh lý hàng đầu ở phụ nữ. Khi tuổi tác càng cao, tình trạng thoái hóa càng diễn tiến nhanh hơn và từng ngày lấy ... [xem thêm]

Lợi ích của quan hệ tình dục cho các cặp đôi?

(69)
Lợi ích của quan hệ tình dục có thể mang đến cho bạn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nên được xem là một liều thuốc quý giúp bạn cải thiện sức ... [xem thêm]

6 lợi ích của việc tập thở khi mang thai ít ai biết

(99)
Tập thở khi mang thai là một thói quen tốt, giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu trong lúc bầu bí và cả giai đoạn chuyển dạ. Chúng ta luôn thở nhưng hiếm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN